Rụng tóc nhiều ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa
Rụng tóc nhiều ở nữ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động xấu đến tâm lý, khiến chị em thiếu tự tin, lo lắng sức khỏe có vấn đề. Vậy rụng tóc nhiều ở nữ nguyên nhân do đâu? Khắc phục và phòng ngừa như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Rụng tóc nhiều ở nữ là gì?
Rụng tóc nhiều ở nữ là một vấn đề liên quan đến sự mất cân bằng, rối loạn trong chu kỳ phát triển, rụng – mọc bình thường của tóc. Cụ thể, mỗi ngày tóc có thể rụng từ 20 – 40 sợi và sẽ có từng đó sợi tóc mọc lên thay thế. Đây được gọi là rụng tóc sinh lý. Tuy nhiên, khi tóc rụng nhiều hơn 100 sợi/ngày, kèm theo một số dấu hiệu như: số lượng tóc mới mọc lên không đủ thay thế số tóc đã rụng, tóc mọc chậm hoặc không mọc, tóc mới mọc lên yếu/mảnh,… dẫn đến thưa tóc thì được xem là rụng tóc bệnh lý, cần có biện pháp cải thiện sớm. [1]
Chu kỳ phát triển của tóc
Hiểu rõ chu kỳ sinh trưởng, phát triển của tóc giúp bạn tránh được các tổn thương cho tóc, có biện pháp chăm sóc tóc phù hợp và ngăn ngừa rụng tóc nhiều ở nữ hiệu quả hơn. Một chu kỳ sinh trưởng bình thường của tóc sẽ trải qua ba giai đoạn chính sau:
- Giai đoạn Anagen (mọc): Là giai đoạn các tế bào mầm tóc di chuyển xuống nhú bì, biệt hóa thành sợi tóc và mọc dần ra ngoài da đầu. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 6 năm. Khoảng 85% – 90% sợi tóc trên đầu ở giai đoạn này.
- Giai đoạn Catagen (ngưng mọc): Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 tuần, sợi tóc ngưng phát triển, thay vào đó là quá trình teo nhỏ và tách khỏi nhú bì. Khoảng 1% – 2% sợi tóc trên đầu ở giai đoạn này.
- Giai đoạn Telogen (nghỉ, chờ rụng và rụng): Đến giai đoạn này, sợi tóc sẽ tách khỏi nhú bì và bị đẩy khỏi da đầu. Chu kỳ mọc tóc mới cũng được khởi động. Giai đoạn Telogen thường kéo dài khoảng 3 tháng và có 5 – 10% số sợi tóc trên đầu ở giai đoạn này.

Chu kỳ phát triển của tóc trải qua ba giai đoạn chính: Anagen – Catagen – Telogen
Tóc rụng nhiều ở nữ có mấy loại?
Dựa vào chu kỳ phát triển của tóc và nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ, các chuyên gia phân rụng tóc ở nữ giới thành những loại sau:
- Anagen effluvium: Là tình trạng mất tóc diễn ra trong giai đoạn anagen, do hóa trị/xạ trị điều trị ung thư, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm… làm tổn thương các nang tóc ở da đầu, khiến tóc rụng trước thời hạn.
- Telogen effluvium: Rụng tóc Telogen xảy ra khi có số lượng lớn các nang tóc chuyển từ giai đoạn anagen sang giai đoạn telogen sớm hơn dự kiến. Đây là một dạng rụng tóc tạm thời, thường liên quan đến các yếu tố như căng thẳng/stress quá mức, sốt, mất máu, phẫu thuật, sinh con, bệnh tự miễn, thiếu hụt dinh dưỡng, thay đổi nội tiết…
- Hói đầu kiểu nữ (FPHL): Là hiện tượng tóc rụng ở vùng đỉnh đầu, sau đó lan rộng sang 2 bên làm mất đường ngôi giữa. Hói đầu kiểu nữ thường xảy ra do di truyền, rối loạn thần kinh nội tiết và các vấn đề tâm lý.
- Rụng tóc từng mảng ở nữ: Là tình trạng tóc rụng nhiều ở một số chỗ trên da đầu, khiến da đầu xuất hiện nhiều vùng trống lớn nhỏ khác nhau. Rụng tóc từng mảng là một rối loạn tự miễn dịch cơ thể. Các tế bào bạch cầu “nhầm lẫn” nang tóc là “kẻ xâm lược” nên tấn công, làm tổn thương nang tóc, gây rụng tóc và cản trở tóc mọc lại.
- Rụng tóc do sẹo ở nữ giới: Là kết quả của việc chấn thương, viêm nhiễm, bỏng hoặc các bệnh lý khác ở da đầu. Khi da đầu bị tổn thương, hình thành sẹo, các nang tóc không thể phát triển do mô sẹo chặn lại, khiến tóc không thể mọc trở lại.
- Tóc rụng do chấn thương nang tóc: Là loại rụng tóc do các tác động cơ học lên da đầu và tóc như kéo căng, nhuộm, duỗi, uốn, buộc tóc quá chặt hoặc do sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp.… làm tổn thương nang tóc, dẫn đến rụng tóc.

Rụng tóc do sẹo ở nữ giới
Bên trên là một số loại rụng tóc thường gặp ở nữ, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ rụng ở mỗi người sẽ có biện pháp điều trị khác nhau.
Nguyên nhân rụng tóc ở nữ
Rụng tóc nhiều ở nữ có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như:
1. Do gen di truyền
Đây là nguyên nhân chính gây ra hói đầu kiểu nữ (FPHL). Gen di truyền có thể được thừa kế từ bố hoặc mẹ. Nghiên cứu phân tích ADN của 210 phụ nữ bị hói đầu kiểu nữ (FPHL) và 219 phụ nữ không bị FPHL đăng trên tạp chí Journal of the American Academy of Dermatology cho thấy, 28% phụ nữ bị FPHL có một trong hai biến thể gen liên quan đến rụng tóc ở vị trí Xq 12-q21.1 (vị trí trên nhiễm sắc thể X, nơi có một số gen liên quan đến rụng tóc) và 18% phụ nữ có biến thể gen liên quan đến rụng tóc ở vị trí 3q262 (một vị trí trên nhiễm sắc thể 3). Điều này cho thấy, di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc gây hói đầu kiểu nữ FPHL [2].
2. Tác động của sự lão hóa
Phụ nữ 45 – 55 tuổi sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh, khi đó cơ thể sẽ có những biến đổi về hormon, đặc biệt hàm lượng estrogen giảm mạnh. Estrogen có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và duy trì độ dày của tóc. Do đó, khi lượng estrogen trong cơ thể giảm tóc thường rụng nhiều.
Ngoài ra, càng lớn tuổi tốc độ mọc tóc càng chậm, sợi tóc cũng trở nên nhỏ hơn và có ít sắc tố hơn. Vì vậy, mái tóc đen dày mượt của một cô gái trẻ cũng trở nên mỏng yếu khi về già.
⇒ Có thể bạn sẽ cần đến bài viết: Rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên: Cần làm gì để cải thiện.
3. Rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố thay đổi khi chị em mang thai, sau sinh, sử dụng thuốc tránh thai, bị buồng trứng đa nang, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh… làm kìm hãm sự phát triển và khả năng biệt hóa của tế bào mầm tóc, gây gián đoạn quá trình rụng – mọc tóc, là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ.
Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố có thể khiến cơ thể tăng sản xuất hormone Dihydrotestosterone, làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, teo nhỏ các nang tóc, rút ngắn chu kỳ mọc tóc gây rụng tóc ở chị em.
![]() |
Sau khi sinh, nội tiết tố nữ trở nên mất cân bằng (giảm estrogen). Vì thần kinh nội tiết chi phối cả quá trình hoạt động của tế bào mầm tóc, vậy nên khi nội tiết tăng hoặc giảm bất thường đều làm cho hoạt động của tế bào mầm tóc bị rối loạn, dẫn đến tóc rụng từng mảng, từng nắm trên tay. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất mà mẹ sau sinh cần làm để bảo vệ tế bào mầm tóc là cân bằng thần kinh nội tiết nữ. Khi thần kinh nội tiết ổn định, quá trình mọc tóc sẽ diễn ra đúng chu trình, tóc sẽ bớt rụng, sớm mọc tóc khỏe, dày đẹp trở lại.
Theo Tiến sĩ Lê Thúy Tươi
|
⇒ Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết: Rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố.
4. Căng thẳng quá mức về thể chất
Căng thẳng quá mức về thể chất như: giảm cân đột ngột, phẫu thuật, thiếu máu, bệnh nặng, sinh con… có thể gây rụng tóc telogen effluvium.
5. Căng thẳng/stress
Áp lực trong công việc, học tập, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái,… dễ khiến chị em rơi vào trạng thái căng thẳng/stress. Căng thẳng kéo dài có thể khiến tuyến thượng thận tăng sản xuất cortisol (hormone stress) hay adrenaline. Tăng cortisol có thể làm giảm lưu lượng máu đến da đầu, làm suy yếu các nang tóc và gây rụng tóc.
Ngoài ra, stress liên tục trong thời gian dài sẽ khiến thần kinh nội tiết phải phản ứng lại bằng cách sinh ra chất P (pain – chất trung gian ở thần kinh) nhằm bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chính chất P lại là tác nhân tấn công làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến tế bào mầm tóc suy yếu và gây rụng tóc, tóc bạc sớm.
⇒ Xem thêm bài viết: Rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20: Nguyên nhân và cách điều trị.

Căng thẳng kéo dài có thể gây rụng tóc nhiều ở nữ
6. Tác dụng phụ của một số loại thuốc đang sử dụng
Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây rụng tóc ở nữ giới như thuốc chống ung thư, thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tim, thuốc trị cao huyết áp, thuốc trị bệnh tuyến giáp… Các loại thuốc này có thể gây rụng tóc anagen effluvium hoặc telogen effluvium, tùy vào liều lượng và thời gian sử dụng.
7. Do tác động của một số bệnh
Bệnh tuyến giáp, tiểu đường, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, nấm da đầu… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của các nang tóc, khiến cho tóc rụng nhiều hơn.
8. Điều trị bằng hóa trị, xạ trị
Hóa trị và xạ trị không chỉ diệt các tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến các tế bào khác trong cơ thể, trong đó có tế bào mầm tóc, làm tóc rụng nhiều. Rụng tóc do hóa trị và xạ trị thường xảy ra sau 2-4 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị và có thể kéo dài từ 3-12 tháng sau khi kết thúc điều trị.
9. Thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết
Tóc cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, cần được nuôi dưỡng bởi các dưỡng chất chuyên biệt, giúp kích thích tế bào mầm tóc phát triển và biệt hóa thành sợi tóc hoàn chỉnh. Ngày nay, dáng người thon gọn đã mặc nhiên trở thành thước đo sắc đẹp, nên nhiều chị em ăn kiêng giữ dáng.
Tuy nhiên, ăn kiêng không đúng khoa học, vô tình làm chị em mất cả chiếc vương miện “mái tóc” trên đầu do thiếu dinh dưỡng cung cấp cho tế bào mầm tóc, đặc biệt thiếu protein (giúp cơ thể sản xuất keratin – thành phần cơ bản tạo nên cấu trúc của tóc) khiến cho tóc rơi rụng như “lá mùa thu”.
Đặc biệt, phụ nữ ngoài 30 tuổi bị rụng tóc do mất cân bằng nội tiết cộng thêm thiếu hụt dinh dưỡng do giảm cân không đúng cách khiến tế bào mầm tóc “còi cọc”, tóc mới không mọc, tóc cũ luôn “chực chờ đoạn tuyệt” với da đầu.
10. Thường xuyên thay đổi kiểu tóc bằng hóa chất
Làm đẹp tóc là một trong các nhu cầu thiết yếu của chị em, thế nhưng để đáp ứng nhu cầu đó, mái tóc phải “gồng mình” để chịu đựng sự tác động từ nhiều loại hóa chất cực kỳ độc hại, chẳng hạn như thuốc làm xoăn, thuốc duỗi, thuốc nhuộm… Ngoài ra, thường xuyên thay đổi kiểu tóc của bạn bằng các loại máy nhiệt độ cao có thể phá vỡ cấu trúc sợi tóc, khiến tóc chẻ ngọn, khô xơ và gãy rụng nhiều.
11. Chăm sóc tóc sai cách
Chăm sóc tóc không đúng cách như dùng nước nóng để gội đầu, cho dầu gội trực tiếp lên tóc, dùng dầu xả sát chân tóc, gội đầu quá thường xuyên, gãi đầu bằng móng tay, chải đầu trong lúc tóc còn ướt, sấy tóc nhiệt độ cao, thường xuyên cột tóc chặt, tạo kiểu tóc… có thể làm tóc suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm trùng da đầu và tác động tiêu cực đến tóc, khiến tóc gãy rụng nhiều hơn. [3]
⇒ Chú ý, Qik đã có 1 bài viết về tình trạng gội đầu nhiều gây rụng tóc. Các chị em cần chú ý thật kỹ nhé!
Triệu chứng rụng tóc nhiều ở nữ giới
Tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
- Tóc rụng trên 100 sợi/ngày, tóc rụng nhiều khi gội đầu, chải và vuốt tóc.
- Mái tóc ngày càng thưa, mỏng, đường chân tóc trên đỉnh đầu ngày càng rộng ra.
- Tóc mỏng đến mức thấy cả da đầu.
- Tóc gãy rụng trước thời hạn, khiến cho sợi tóc khó duy trì độ dài. Tóc cũng có thể bị khô, xơ, chẻ ngọn.
- Tóc rụng theo từng vùng nhỏ trên da đầu. Các vùng da đầu bị rụng tóc có thể có sẹo hoặc không có sẹo.
- Ngoài rụng tóc, một số chị em còn bị rụng lông.

Chị em không nên chủ quan khi thấy tóc rụng nhiều, kéo dài
Phụ nữ nào có nguy cơ bị rụng tóc nhiều
Rụng tóc nhiều ở nữ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng yếu có một số yếu tố dưới đây chị em sẽ có nguy cơ bị rụng tóc nhiều hơn:
- Trên 40 tuổi.
- Mang thai và sau khi sinh con.
- Thường xuyên thay đổi kiểu tóc bằng hóa chất và nhiệt độ cao.
- Đang hóa trị, xạ trị điều trị ung thư.
- Mắc bệnh lý: Thiếu máu, viêm da cơ địa, nấm, sừng vảy nến,…
- Có tiền sử gia đình có người thân bị rụng tóc, hói đầu.
- Nhịn ăn, ăn kiêng, giảm cân sai cách dẫn đến thiếu chất.
- Tình trạng sức khỏe kém, dùng nhiều loại thuốc điều trị bệnh cùng một lúc.
- Thường xuyên căng thẳng, trầm cảm.
- Có thói quen sống và sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá.
- Mắc hội chứng nghiện giật tóc.
Làm sao để khắc phục rụng tóc ở nữ giới
Rụng tóc nhiều ở nữ có thể khắc phục bằng một số phương pháp sau:
1. Điều trị bằng thuốc
- Minoxidil: Đây là thuốc được FDA phê duyệt dùng trong điều trị rụng tóc. Minoxidil hoạt động bằng cách mở rộng nang tóc, tăng lưu lượng máu đến da đầu, kích thích mọc tóc. Loại thuốc này thường được bào chế ở dạng lỏng, bọt hoặc xịt, dùng bôi ngoài da. Đây là thuốc kê đơn, cần sử dụng liên tục trong vòng 6 tháng mới thấy được hiệu quả.
- Thuốc kháng Androgen: Nữ giới bị rụng tóc nội tiết tố androgen, sử dụng thuốc kháng androgen như Spironolactone có thể hữu ích. Thuốc này giúp kiểm soát việc sản xuất và tác động của nội tiết tố androgen đến nang tóc, từ đó làm giảm nguy cơ rụng tóc.
- Finasteride và thuốc chẹn Alpha: Finasteride được sử dụng để điều trị chứng rụng tóc ở nam giới, có tác dụng ngăn chặn sự biến đổi của hormone testosterone thành dihydrotestosterone (DHT), một tác nhân gây rụng tóc. Ngoài ra, thuốc chẹn alpha cũng có thể được sử dụng để hạn chế sự tác động của DHT lên lỗ chân lông, giúp tóc không bị mất đi sự hỗ trợ cần thiết.
- Corticoid: Trường hợp nữ giới bị rụng tóc từng mảng, rụng tóc do viêm da đầu hoặc các vấn đề da liễu khác, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng corticoid tại chỗ để điều trị.
⇒ Xem thêm: Thuốc trị rụng tóc cho nữ có hiệu quả không? Chọn loại nào tốt?
2. Qik Hair For Women – Giải pháp giảm rụng, thúc đẩy mọc tóc an toàn, hiệu quả cho nữ
Để khắc phục tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ một cách an toàn, hiệu quả và tiện lợi, chị em có thể tham khảo sử dụng viên uống Qik Hair For Women. Sản phẩm sở hữu công thức CLI-β (Beta), kết hợp giữa tinh chất Cynatine® và các dưỡng chất quý dành riêng cho nữ giới như Millet Seed, Horsetail, Hibiscus Flower, Black cohosh, Aged Black Garlic… đã được chứng minh giúp ổn định thần kinh nội tiết, nuôi dưỡng và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, giúp tóc mọc đúng chu kỳ. Nhờ đó, kích thích tóc mới mọc lên chắc khỏe, dày mượt; nuôi dưỡng tóc cũ khỏe mạnh, hạn chế tình trạng gãy rụng; sớm khắc phục tình trạng tóc rụng nhiều ở nữ.
Sản phẩm này đã được kiểm nghiệm lâm sàng và cho kết quả ấn tượng: Tình rụng tóc giảm 4 lần sau 1 tháng sử dụng. 90% người dùng mọc tóc mới sau 3 tháng. Ngoài ra, Qik Hair For Women còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mái tóc, bảo vệ mái tóc trước các yếu tố gây hại như hóa chất, căng thẳng/stress,… Vì vậy, còn ngần ngại gì mà không lựa chọn sử dụng Qik Hair For Women để giảm rụng, kích thích tóc mọc chắc khỏe.

Qik Hair for Women với công thức đột phá CLI-β (Beta) giúp mái tóc phái đẹp dày mượt, chắc khỏe từ gốc
⇒ Xem thêm: Rụng tóc thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh: cách khắc phục và ngăn ngừa
3. Cấy tóc
Cấy tóc cũng là phương pháp điều trị rụng tóc, hói đầu phổ biến hiện nay. Phương pháp này thực hiện bằng cách lấy các sợi tóc từ những vùng da đầu khỏe mạnh (thường là sau gáy hoặc hai bên tai) và cấy vào những vùng da đầu bị hói. Cấy tóc có thể giúp “sắp xếp” lại tóc trên da đầu, cải thiện thẩm mỹ. Tuy nhiên, chi phí điều trị khá cao, đòi hỏi sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa và có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, sẹo, tóc mọc không đều…
4. Huyết tương giàu tiểu cầu
Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) điều trị rụng tóc ở nữ là phương pháp lấy máu tự thân, tách chiết huyết tương giàu tiểu cầu, sau đó tiêm vào vùng da đầu bị rụng tóc. PRP là một chất chứa nhiều yếu tố tăng trưởng và protein, có khả năng kích thích sự phục hồi và tái tạo của các mô, trong đó có nang tóc. Huyết tương giàu tiểu cầu có thể giúp giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc mới, làm dày và bóng mượt tóc. Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế như chi phí cao, hiệu quả không ổn định, cần lặp lại nhiều lần…
5. Laser
Đây là liệu pháp sử dụng ánh sáng có bước sóng thấp chiếu vào da đầu bị rụng tóc để kích thích tuần hoàn máu, cải thiện chức năng của các nang tóc. Từ đó, giúp giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc mới. Tuy nhiên, laser cũng có một số hạn chế như chi phí cao, hiệu quả không rõ ràng, cần lặp lại nhiều lần…

Sử dụng ánh sáng laser để điều trị rụng tóc
6. Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể và tóc
Như đã phân tích ở trên, thiếu hụt dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ. Theo đó, để khắc phục tình trạng này, chị em cần xây dựng một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng dưỡng chất, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu; thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, hoa quả, hạt, ngũ cốc… vào trong chế độ ăn uống hằng ngày. Kết hợp sử dụng viên uống Qik Hair For Women để cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho tóc.
⇒ Hãy xem thêm về 22 thực phẩm chống rụng tóc hiệu quả.
7. Dừng ngay các tác động xấu khiến tóc rụng nhiều
Đây là biện pháp khắc phục tình trạng rụng tóc ở nữ quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Bạn nên tránh các hành vi không tốt cho tóc như gãi đầu quá mạnh, kéo căng tóc, buộc tóc chặt, nhuộm, duỗi, uốn, sấy tóc ở nhiệt độ cao… Thay vào đó, bạn nên để tóc khô tự nhiên hoặc sử dụng máy sấy nhiệt độ vừa phải, chải đầu nhẹ nhàng, buộc tóc lỏng và không dùng lực kéo quá mạnh để tránh làm tổn thương tóc.
8. Sử dụng các phương pháp thiên nhiên tại nhà
Một cách điều trị rụng tóc nhiều ở nữ tương đối tiết kiệm mà bạn có thể tham khảo là sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại nhà như:
- Sử dụng dầu dừa: Axit béo (hay được gọi là axit lauric) trong dầu dừa được cho là có tác dụng củng cố chân tóc, ngăn ngừa tóc chẻ ngọn, khô xơ, kích thích mọc tóc và giúp mái tóc mềm mượt, bồng bềnh hơn. Cách dùng dầu dừa rất đơn giản, trước tiên hãy làm ẩm tóc, sau đó thoa trực tiếp dầu dừa lên đầu, massage nhẹ nhàng trong vòng 20 phút rồi gội sạch lại đầu với dầu gội.
- Ủ tóc bằng trứng gà: Trứng gà chứa một lượng lớn vitamin B7, kẽm và protein có thể giúp tóc bóng mượt, hỗ trợ điều trị rụng tóc. Cách ủ tóc bằng trứng gà tương đối đơn giản, đầu tiên, bạn tách lấy lòng trắng trứng, rồi cho thêm một thìa cà phê dầu ô liu và mật ong vào khuấy đều. Sau đó, thoa hỗn hợp lòng trắng trứng đã trộn lên toàn bộ tóc. Hãy để 20 phút rồi gội sạch lại đầu với dầu gội.
- Sử dụng trà xanh: Nhiều nghiên cứu cho thấy, bên trong trà xanh có chứa hợp chất EGCG có tác dụng củng cố chân tóc, kích thích mọc tóc. Ngoài ra, còn có các dẫn xuất polyphenol và vitamin B1, B2, B3,… có tác dụng làm sạch vi khuẩn dẫn đến bệnh lý da đầu. Bạn có thể ủ tóc với trà xanh bằng cách hòa tan 5ml nước cốt chanh vào 80ml nước trà xanh rồi thoa đều lên tóc, kết hợp massage thư giãn khoảng 20-30 phút để tóc hấp thụ các dưỡng chất thiết yếu, sau cùng gội sạch đầu với nước.
- Sử dụng lô hội: Lô hội hay nha đam từ lâu đã là nguyên liệu làm đẹp không thể thiếu của chị em, lượng vitamin dồi dào trong lô hội không chỉ có khả năng dưỡng da còn có tác dụng tích cực cho tóc. Các amino axit, axit salicylic và lignin là thành phần cung cấp độ ẩm tự nhiên cho các mô tế bào của da đầu, cải thiện tình trạng khô xơ. Không chỉ vậy, lượng enzyme tự nhiên có trong lô hội còn giúp ngăn chặn chứng rụng tóc, giảm gàu và làm thông thoáng các nang tóc bị tắc nghẽn do dầu thừa tiết ra.
Bạn có thể làm mặt nạ lô hội cho tóc tại nhà bằng cách: Lấy phần gel trong của lá nha đam tươi rửa sạch, xay nhuyễn. Sau đó thoa đều lên tóc và da đầu, massage nhẹ nhàng khoảng 20 phút. Dùng khăn quấn ủ tóc trong 15 phút rồi gội lại đầu với nước sạch.
- Dùng hỗn hợp tinh dầu thơm: Các loại tinh dầu tự nhiên như Hương thảo, Oải hương, Gỗ đàn hương, Cỏ xạ hương hay Phong lữ ngoài giúp thư giãn, còn hỗ trợ điều trị chứng rụng tóc do nội tiết tố. Hãy hòa 3-5 giọt tinh dầu thơm vào dầu dẫn (dầu dừa, jojoba, oliu,…) rồi thoa đều lên tóc, sau đó dùng khăn ấm để quấn ủ tóc giúp tóc hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu thơm vào dầu gội hoặc dầu xả thường ngày để sử dụng.

Sử dụng tinh dầu thơm để thư giãn và điều trị chứng rụng tóc do nội tiết tố
Cách phòng ngừa rụng tóc nhiều ở nữ
Để phòng ngừa rụng tóc nhiều ở nữ, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
1. Kiểm soát căng thẳng/stress
Căn thẳng/stress không chỉ gây rụng tóc mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, cách phòng ngừa rụng tóc tốt nhất là kiểm soát tốt căng thẳng/stress, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Thư giãn bằng cách nghe nhạc, thiền, yoga, đọc sách, xem phim, tham gia workshop… làm nhiều việc theo sở thích cá nhân.
- Tập thể dục đều đặn để giải tỏa căng thẳng và tăng cường tuần hoàn máu.
- Ngủ đủ giấc để cơ thể phục hồi và tái tạo.
- Khi cảm thấy áp lực quá lớn hoặc gặp phải những khó khăn về tâm lý, bạn nên tìm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý.
2. Ăn uống dinh dưỡng, tránh giảm cân không khoa học
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp cho mái tóc. Bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với những loại thực phẩm giàu protein, sắt, kẽm, biotin và vitamin B12 như: thịt, cá, trứng, sữa, đậu, hạt, rau xanh, quả mọng…
Đồng thời, uống đủ nước để giúp tóc luôn ẩm và bóng mượt. Tránh ăn quá nhiều chất béo hoặc đường vì chúng có thể gây viêm da đầu và rụng tóc. Ngoài ra, tránh giảm cân bằng cách nhịn ăn hay ăn kiêng quá khắt khe, vì điều này có thể khiến bạn thiếu dinh dưỡng và gây rụng tóc.
⇒ Hãy tham khảo 26 thực phẩm tốt cho tóc bạn nhé.
3. Hạn chế tạo kiểu tóc bằng hóa chất và nhiệt độ
Tạo kiểu tóc bằng hóa chất và nhiệt độ cao là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc nhiều ở nữ. Do đó, bạn nên hạn chế thay đổi kiểu tóc bằng các loại hóa chất công nghiệp, nên sử dụng chúng một cách tiết chế và cẩn thận. Tốt hơn hết, hãy chọn các loại hóa chất có nguồn gốc tự nhiên, không gây kích ứng cho da đầu và tóc. Nên sử dụng các dụng cụ làm đẹp ở nhiệt độ thấp và không quá thường xuyên. Kết hợp sử dụng các sản phẩm bảo vệ tóc trước khi tạo kiểu để giảm thiểu tổn thương cho tóc.
4. Chăm sóc tóc và da đầu đúng cách
Việc chăm sóc tóc và da đầu đúng cách cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa rụng tóc nhiều ở nữ. Bạn có thể thực hiện những cách sau đây:
- Chọn các sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp với loại tóc và da đầu. Ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không có các chất hóa học nguy hại như paraben, sulfate, silicone hay alcohol.
- Gội đầu thường xuyên để giữ cho da đầu sạch sẽ và khỏe mạnh. Nên gội đầu 2-3 lần một tuần, không nên gội quá nhiều hoặc quá ít. Khi gội đầu, nên massage da đầu nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu và nuôi dưỡng nang tóc.
- Sử dụng dầu gội hoặc dầu xả chứa các thành phần có lợi cho tóc như dầu dừa, dầu oliu, dầu jojoba, dầu argan, dầu bưởi, tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm, tinh dầu oải hương hay tinh dầu hoa cúc. Những thành phần này có thể giúp làm ẩm, bổ sung dưỡng chất và ngăn ngừa rụng tóc.
- Không chải tóc khi tóc còn ướt vì lúc này tóc rất yếu và dễ gãy rụng. Nên để tóc khô tự nhiên hoặc sử dụng máy sấy ở nhiệt độ thấp. Khi chải tóc, nên sử dụng lược bằng gỗ, tránh các loại lược làm bằng kim loại hoặc nhựa vì chúng có thể làm tổn thương da đầu và tóc.
- Tránh buộc tóc quá chặt hay kéo căng tóc vì điều này có thể làm gãy rụng tóc. Nên để tóc xõa tự nhiên hoặc cột tóc lỏng bằng các loại dây buộc chất liệu vải hoặc thun mềm..

Chăm sóc tóc đúng cách có thể giúp phòng ngừa tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ
Ý kiến của chuyên gia về rụng tóc nhiều ở nữ giới
Tóc rụng nhiều ở nữ ảnh hưởng đến vẻ đẹp và sự tự tin của chị em. Do đó, cần được khắc phục sớm, bạn nên lắng nghe và áp dụng những lời khuyên sau đây của các chuyên gia:
- Thăm khám khi thấy tóc rụng nhiều, kéo dài để xác định nguyên nhân và loại rụng tóc. Từ đó, có hướng điều trị thích hợp.
- Tuân theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị rụng tóc. Không tự ý ngừng, thay đổi thuốc hoặc phương pháp chữa trị mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Quan tâm nhiều hơn đến mái tóc của mình bằng việc chăm sóc một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng; gội đầu đúng cách; sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; chỉ nên thay đổi kiểu tóc 6 tháng 1 lần; tránh các yếu tố gây hại cho tóc và massage da đầu đúng cách.

Khám và kiểm tra khi nghi ngờ mắc các bệnh lý về rụng tóc
Tóm lại, rụng tóc nhiều ở nữ là một vấn đề thường gặp và có thể khắc phục được, vì vậy bạn không cần quá lo lắng. Để có được mái tóc khỏe đẹp, bạn cần xác định nguyên nhân gây rụng tóc, kiên nhẫn áp dụng các biện pháp điều trị, thay đổi thói quen chăm sóc tóc và đừng quên bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho tóc.