Rụng tóc thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh: Cách khắc phục và ngăn ngừa
1. Rụng tóc giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh và mãn kinh là một quá trình sinh học tự nhiên mà người phụ nữ nào cũng phải trải qua khi đến một độ tuổi nhất định. Thời kỳ mãn kinh thường rơi vào độ tuổi 45 – 55 và mãn kinh chính thức xảy ra khi bạn ngừng có kinh nguyệt. [1]
Rụng tóc giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố, cụ thể là sự suy giảm nồng độ estrogen và progesterone. Bình thường, 2 hormone này giúp tóc mọc nhanh và “bám trụ” lâu trên da đầu. Khi chúng giảm xuống, tóc sẽ phát triển chậm, rụng nhiều, khiến mái tóc ngày càng thưa mỏng. Ngoài ra, thiếu hụt estrogen và progesterone có thể kích thích cơ thể gia tăng sản xuất androgen (hormone nội tiết tố nam). Androgen làm co nang tóc, khiến tóc dễ rụng và khó mọc lại. [2]
Một nghiên cứu tiến hành ở 178 phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh (từ 50 – 65 tuổi) đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NCBI) cho thấy, có 73,2% phụ nữ bị rụng tóc nhẹ, 22,6% bị rụng vừa và 4,3% bị rụng nặng.
► Xem thêm bài viết: Rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên: Cần làm gì để cải thiện?
2. Nguyên nhân rụng tóc tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh
Rụng tóc ở nữ giới trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh có thể do một số nguyên nhân sau:
Lão hóa: Không chỉ làn da mà mái tóc cũng bị lão hóa dần theo thời gian. Càng lớn tuổi, nang tóc càng bị teo nhỏ, khi các nang tóc ngừng phát triển, tóc trở nên yếu và gãy rụng dần. Đây cũng là lý do tuổi càng cao thì tóc càng mỏng.
Rối loạn thần kinh nội tiết: Hầu hết các trường hợp rụng tóc nhiều ở nữ giới trong thời kỳ mãn kinh có liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết. Nguyên nhân được xác định là do quá trình mọc tóc diễn ra khi hệ thần kinh nội tiết của cơ thể truyền tín hiệu, huy động các tế bào mầm tóc di chuyển xuống nhú bì, hấp thụ các chất dinh dưỡng và một số yếu tố khác để tăng sinh và biệt hóa thành một sợi tóc hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, quá trình hoạt động của buồng trứng dần giảm xuống, dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố nữ, làm suy yếu tế bào mầm tóc, đảo lộn chu trình mọc tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc thời kỳ mãn kinh trở nên rõ rệt.
Căng thẳng kéo dài: Sau rối loạn nội tiết, stress kéo dài là nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Chất P do thần kinh nội tiết sản sinh ra để bảo vệ cơ thể khi chị em căng thẳng có thể tấn công làm tổn thương tế bào mầm tóc, gây rụng tóc. Ngoài ra, stress kéo dài có thể làm mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến rụng tóc.
Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh
Mất ngủ: Thiếu ngủ, mất ngủ làm tăng cortisol (hormone gây căng thẳng) trong cơ thể, làm suy yếu nang tóc và dẫn đến rụng tóc. Bên cạnh đó, thức khuya sẽ tăng sản sinh gốc tự do gây hại cho tế bào mầm tóc và sự phát triển của tóc.
Thiếu hụt dinh dưỡng: Chế độ ăn uống mất cân bằng khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là chất đạm, các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi và vitamin như B, D, A… là một trong những yếu tố gây rụng tóc thời kỳ mãn kinh.
► Bạn nên xem thêm bài viết 26 thực phẩm tốt cho tóc nên ăn để tóc mọc nhanh dài và dày.
Ảnh hưởng bởi bệnh lý: Rụng tóc tuổi tiền mãn kinh có thể là hậu quả của nấm da đầu, vảy nến da đầu hoặc bệnh lý tuyến giáp. Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc chống trầm cảm, điều trị bệnh tim mạch cũng có thể gây rụng tóc.
3. Rụng tóc thời kỳ mãn kinh có khắc phục được không?
Rụng tóc thời kỳ mãn kinh là vấn đề không người phụ nữ nào mong muốn đối mặt. Rất may mắn là tình trạng này có thể khắc phục được nên chị em không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả cao hay thấp, nhanh hay chậm phụ thuộc vào tình trạng tóc hiện tại, phương pháp điều trị và cách chăm sóc tóc của chị em.
4. Cách khắc phục rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Để khắc phục tình trạng rụng tóc ở tuổi mãn kinh, giúp tóc mọc lên dày mượt chắc khỏe, chị em cần kết hợp các biện pháp chăm sóc tóc sau:
4.1 Ổn định thần kinh nội tiết, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc từ bên trong
Như đã phân tích ở trên, rối loạn thần kinh nội tiết làm suy yếu tế bào mầm tóc, đảo lộn chu trình rụng – mọc tóc là nguyên nhân căn cơ gây rụng tóc trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Lúc này, để cải thiện rụng tóc, kích thích tóc mọc chắc khỏe, dày mượt trở lại chị em nên chủ động bổ sung dưỡng chất có khả năng cân bằng thần kinh nội tiết, nuôi dưỡng và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh từ bên trong.
Hiện nay, Qik Hair For Women là một trong số ít sản phẩm đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên. Nhờ sở hữu công thức CLI-β, với sự kết hợp giữa tinh chất Cynatine® và các dưỡng chất quý dành riêng cho nữ giới như Black cohosh, Aged Black Garlic, Millet Seed Horsetail, Hibiscus Flower… Qik Hair For Women đã được chứng minh hiệu quả trong việc cân bằng thần kinh nội tiết nữ, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc, kéo dài tối đa giai đoạn mọc tóc theo đúng chu trình, bảo vệ mái tóc trước các yếu tố gây hại. Từ đó, kích thích tóc mới mọc lên chắc khỏe, sợi tóc dày bóng, mềm mượt, nuôi dưỡng tóc cũ khỏe mạnh, hạn chế gãy rụng, sớm khắc phục tình trạng rụng tóc, thưa tóc ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại trường Đại học Pavia cho thấy, Cynatine® (tinh chất độc quyền trong Qik Hair) giúp giảm rụng tóc 4 lần sau 1 tháng, tóc có dấu hiệu mọc lại sau 2 tháng, tăng độ chắc và bóng mượt của tóc sau 3 tháng. Do đó, còn ngại gì mà không sử dụng Qik Hair For Women để tóc vẫn khỏe đẹp dẫu bước sang tuổi mãn kinh.
Qik Hair For Women với công thức đột phá CLI-β giúp mái tóc chị em luôn khỏe đẹp như thuở thanh xuân
4.2 Kiểm soát căng thẳng
Kiểm soát tốt căng thẳng, lo âu vừa giúp bảo vệ tế bào mầm tóc, giảm rụng tóc vừa bảo vệ cơ thể, phòng tránh trầm cảm. Những liệu pháp thư giãn như yoga, thiền, đọc sách hay các hoạt động ngoài trời như leo núi, cắm trại, đạp xe… sẽ rất hữu ích trong việc cân bằng cảm xúc, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực.
4.3 Luyện tập thể dục thể thao
Luyện tập thể dục thể thao điều độ ngoài giúp cải thiện lưu thông thông máu, nâng cao sức đề kháng còn giúp duy trì sự cân bằng hormone, giúp tóc tăng trưởng khỏe mạnh, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do tiền mãn kinh, mãn kinh gây ra như thay đổi tâm trạng, bốc hỏa, mất ngủ,…
4.4 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng
Như đã chia sẻ, mất cân bằng dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, chị em cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể là bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, chị em nên tăng cường bổ sung những dưỡng chất tốt cho sức khỏe mái tóc như sắt, kẽm, omega-3, protein, vitamin B, A, C, D… có trong cá hồi, cá thu, trái cây, các loại rau có màu xanh đậm, hải sản, các loại hạt… vào trong thực đơn ăn uống hằng ngày.
4.5 Chú trọng đến giấc ngủ
Để hỗ trợ cải thiện rụng tóc, giúp tóc mọc chắc khỏe, chị em cần duy trì thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi ngày.
4.6 Uống đủ nước
Uống đủ nước ngoài giúp thanh lọc cơ thể còn giúp duy trì độ ẩm cho da đầu, giúp mái tóc tràn đầy sức sống. Theo khuyến cáo, một người trưởng thành, hoạt động thể lực ở mức trung bình, mỗi ngày cần lượng nước là 40ml/kg cân nặng (nếu bạn 50kg cần uống đủ 2 lít nước một ngày).
4.7 Hạn chế sử dụng hóa chất lên tóc
Khi bạn thay đổi kiểu tóc uốn/duỗi/nhuộm, tóc sẽ chịu tác động từ các loại hóa chất và tác động nhiệt từ các làm tóc. Chính những điều này khiến tóc suy yếu, gãy rụng nhiều hơn. Do đó, bạn nên hạn chế thay đổi kiểu tóc (chỉ nên thực hiện 6 tháng 1 lần), nhất là trong thời điểm tóc đang rụng nhiều.
Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất làm tóc để ngăn ngừa tóc yếu và rụng nhiều hơn
4.8 Thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa
Trường hợp bị rụng tóc thời kỳ mãn kinh kéo dài, dù đã áp dụng nhiều cách chăm sóc nhưng không thấy có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí tóc rụng nhiều đến mức lộ cả da đầu, kèm theo ngứa ngáy, bong tróc da đầu thì chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
► Bạn hãy xem thêm bài viết 25 cách trị rụng tóc tự nhiên hiệu quả nhanh tại nhà cực bất ngờ.z
5. Một số câu hỏi thường gặp?
5.1 Tóc rụng thời kỳ mãn kinh có khả năng mọc lại không?
Rụng tóc thời kỳ mãn kinh nếu có giải pháp can thiệp hiệu quả và được chăm sóc đúng cách thì tóc có thể mọc trở lại. Do đó, thay vì lo lắng hãy bổ sung dưỡng chất giúp cân bằng thần kinh nội tiết, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc từ bên trong, thay đổi chế độ sinh hoạt, luyện tập thể thao, ăn uống khoa học, giải tỏa căng thẳng, ngủ đủ giấc,… để kích thích tóc mọc lên khỏe đẹp trở lại.
5.2 Tình trạng rụng tóc nhiều ở phụ nữ mãn kinh khi nào dừng lại?
Rụng tóc ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh có thể ngừng lại khi nội tiết ổn định, các nguyên nhân gây rụng tóc như mất cân bằng dinh dưỡng, mất ngủ, stress, bệnh lý được cải thiện.
Tóm lại, để khắc phục và ngăn ngừa rụng tóc thời kỳ mãn kinh, kích thích tóc mọc chắc khỏe, dày mượt trở lại, chị em cần kết hợp chăm sóc từ bên trong lẫn bên ngoài như thay đổi thói quen gây hại cho tóc, bổ sung 2 viên uống Qik Hair For Women mỗi ngày.