Rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 17 có sao không? Cách khắc phục và phòng ngừa
Tuổi 17 là giai đoạn chuyển giao giữa tuổi dậy thì và trưởng thành, do đó một vẻ ngoài hoàn hảo – nhất là mái tóc đẹp, khỏe giúp các bạn nữ thêm tự tin trước người đối diện. Vậy nếu mới 17 tuổi đã bị rụng tóc nhiều, phải làm thế nào để cải thiện hiệu quả, lấy lại suối tóc chắc khỏe, mượt mà vốn có?
1. Rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 17 có sao không?
Rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 17 có thể thường gặp và mang đến nhiều nỗi lo lắng cho “khổ chủ”. Khi bước vào độ tuổi dậy thì (11-17 tuổi), cả cơ thể của trẻ đều có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt là rối loạn nội tiết tố, ăn uống không khoa học, mắc bệnh lý… khiến tóc của phái nữ tuổi 17 rụng nhiều hơn bình thường.
Tóc rụng nhiều hơn khi ở tuổi 17 có thể không đáng lo ngại nếu số lượng tóc rụng đi từ 50-70 sợi mỗi ngày và diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài và tóc rụng không có dấu hiệu dừng lại, cần kiểm tra sức khỏe cơ thể và các vấn đề khác. [1]
2. Nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 17
Có thể điểm qua một số nguyên nhân gây ra rụng tóc ở các bạn gái tuổi teen:
2.1 Yếu tố di truyền
Rụng tóc do yếu tố di truyền thường chỉ xuất hiện ở nam ở lứa tuổi dậy thì. Nhưng, nữ giới cũng có thể gặp rụng tóc do di truyền từ rất sớm, đôi khi là ở giai đoạn dậy thì hoặc trễ hơn là giai đoạn mãn kinh.
2.2 Nội tiết thay đổi trong độ tuổi dậy thì
Nội tiết tố không ổn định là một lý do quan trọng khác khiến tóc chậm phát triểnhoặc khiến tóc rụng đáng kể. Các cô gái tuổi teen sẽ có rất nhiều thay đổi trong giai đoạn này, điều này sẽ gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố.
Khi rơi vào tình cảnh tóc rụng nhiều hơn mọc không rõ lý do, rất có thể sẽ có liên quan đến nội tiết tố. Vì vậy, nội tiết tố mất cân bằng sẽ khiến chu trình mọc tóc bị rút ngắn, kéo theo lượng tóc rụng nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, khi các hormone được cân bằng lại, tình trạng này có thể khắc phục.
2.3 Áp lực, căng thẳng
Căng thẳng không phải là tình trạng hiếm gặp trong cuộc sống của nữ giới, nhất là khi trẻ đang trong giai đoạn định hình tính cách, học tập thi cử cuối cấp. Căng thẳng thần kinh có thể gây ra sự dao động nội tiết tố, dẫn đến rụng tóc nhiều hơn.
Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể được kích hoạt bởi các yếu tố như áp lực từ bạn bè, thứ hạng học tập, xung đột gia đình, các yếu tố gây căng thẳng bên trong, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của bé gái…
2.4 Chế độ ăn uống kém khoa học, thiếu dinh dưỡng
Nhiều bạn gái tuổi teen gặp phải tình trạng dinh dưỡng mất cân đối do có chế độ ăn uống không đủ chất. Đây là lý do khiến nhiều bạn gái rụng nhiều tóc hơn bình thường.
Đặc biệt, nếu các bạn gái tuổi teen nghiện thức ăn nhanh và đồ ăn nhiều đường, có thể không nhận được dinh dưỡng thích hợp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của tóc khỏe mạnh. Bởi những thực phẩm trên vừa không tốt cho sức khỏe, vừa gây nghiện và khi ăn chúng sẽ khiến cơ thể không còn muốn ăn thêm những thực phẩm lành mạnh, cần thiết khác để cung cấp đủ dinh dưỡng.
Mặc dù tóc mọc ra khỏi da đầu là phần tóc “không còn sống” nhưng da đầu vẫn cần một lượng dinh dưỡng để sản sinh dầu nhờn, nuôi tóc cũ và thúc đẩy tóc mới mọc chắc khỏe mỗi ngày. Những chất dinh dưỡng như vitamin B1, B2, C và sắt… sẽ cung cấp nhiên liệu cho các tế bào mầm tóc giúp mọc tóc đúng chu kỳ.
Cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp ích cho việc ngăn ngừa rụng tóc tuổi dậy thì của nữ giới.
2.5 Ảnh hưởng bởi lực kéo khi cột tóc
Rụng tóc do lực kéo có thể xảy ra do tạo kiểu tóc theo kiểu tóc cột chặt. Buộc tóc đuôi ngựa, búi tóc hoặc bím tóc chặt sẽ kéo tóc ngược ra sau làm hỏng các nang tóc. Do đó, các bé gái nên cố gắng chọn kiểu tóc tóc lỏng hơn và tránh buộc chặt khi đi ngủ.
2.6 Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc trị mụn và thậm chí cả thuốc tránh thai, có thể gây rụng tóc ở nữ tuổi teen. Progestin là thành phần chính trong nhiều loại thuốc tránh thai và có liên quan đến chứng rụng tóc ở nữ giới tuổi 17.
2.7 Biến chứng của bệnh tâm lý
Trichotillomania là một tình trạng tâm lý trong đó người bệnh tự nhổ các sợi tóc, lông mi hoặc lông mày của chính mình. Bệnh nhân có nhiều những đốm hói đáng kể trên da đầu và lông mày hoặc phần tóc mọc rộng ra. Những người mắc phải tình trạng này thường cho biết có cảm giác nhẹ nhõm khi nhổ tóc.
Việc việc nhổ tóc khiến rụng tóc nhiều tuổi 17 có nguy hiểm không? Dù là cố ý hoặc hành động không chủ đích như khi con đang bận xem TV hoặc đọc sách thì tình trạng này cũng sẽ nguy hại mái tóc và sức khỏe da đầu. Những cô gái ở tuổi 17 có thể giấu cha mẹ tình trạng này vì sợ gặp rắc rối hoặc vì cảm thấy xấu hổ.
3. Những tác động tiêu cực của việc rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 17
Đối với nhiều trẻ dậy thì, đặc biệt là các cô gái tuổi 17, kiểu tóc như thế nào trông rất quan trọng vì ảnh hưởng đến ngoại hình. Không chỉ vậy, tóc rụng miên man còn gây ra:
-
Ảnh hưởng đến tâm lý: stress, thiếu tự tin, ngại giao tiếp với bạn bè…
-
Một số biểu hiện là bệnh lý nguy hiểm
-
Tóc rụng rất nhanh và nhiều hơn bình thường
-
Tóc rụng tạo thành những mảng hói trên da đầu
-
Tóc rụng nhưng không thấy tóc con mọc lại
-
Rụng tóc kèm theo nổi mẩn đỏ, đau rát vùng da bị rụng.
-
► Mời bạn tìm hiểu thêm về: Rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 20: Nguyên nhân và cách điều trị.
4. Cách khắc phục tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 17
Những năm tuổi thiếu niên nên là khoảng thời gian thú vị đối với nữ giới. Để trẻ phát triển lành mạnh, ngoại hình vượt bậc là một phần quan trọng của quá trình trưởng thành. Nếu con bạn nhận thấy tóc rụng quá nhiều, bạn có thể giúp con thực hiện một số cách cải thiện như sau:
4.1 Cải thiện rụng tóc bằng dầu dừa
Dầu dừa có axit lauric giúp liên kết protein trong tóc, bảo vệ chân tóc và ngăn ngừa gãy rụng. Đối với những người có mái tóc mỏng, dễ rụng, dầu dừa có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc bằng cách thấm sâu vào sợi tóc của bạn để ngăn ngừa mất protein, từ đó ngăn ngừa gãy rụng. Khi thoa lên da đầu, bạn nên thoa ở chân tóc, để thấm khoảng 20 phút. Cuối cùng hãy gội lại với dầu gội và nước mát. Dùng dầu dừa theo cách này còn giúp dưỡng ẩm và loại bỏ sự tích tụ xung quanh nang tóc của bạn để kích thích mọc tóc.
Làm mượt và hỗ trợ mọc tóc nhanh từ dầu dừa nguyên chất
4.2 Mẹo trị rụng tóc bằng vỏ bưởi
Xoa bóp tóc bằng tinh dầu bưởi là một phương pháp dễ dàng để thúc đẩy mái tóc khỏe mạnh và giúp tóc mọc trở lại. Tinh dầu bưởi chứa lượng vitamin B1 và flavonoid phong phú, giúp cải thiện lưu thông máu. Áp dụng cách thoa tinh dầu bưởi trên da đầu sẽ giúp kích thích lưu lượng máu đến khu vực này. Các nang tóc hấp thụ các chất dinh dưỡng và oxy đến từ máu, do đó, nơi nào có đủ lưu lượng máu, thì sẽ có nhiều tóc mọc hơn ở khu vực đó.
Cách thực hiện: Lấy dầu gội trộn với tinh dầu bưởi và thoa lên tóc. Dùng hỗn hợp này để gội đầu sẽ giúp ngăn tóc rụng tai nhà.
4.3 Chữa rụng tóc nữ tuổi 17 bằng lá trà xanh
Từ lâu, trà xanh đã trở thành phương thức giúp giảm cân. Gần đây, người ta còn phát hiện trà xanh có khả năng cải thiện rụng tóc. EGCG có trong trà xanh khi bôi lên da đầu có thể làm tăng sự phát triển của tóc. Những người bị rụng tóc liên quan đến nội tiết tố bằng cách kích thích nang tóc của họ và tránh làm tổn thương tế bào tóc và da.
Các cách sử dụng trà xanh để thúc đẩy sự phát triển của tóc:
-
Thoa dầu gội có chứa chiết xuất trà xanh hàng ngày lên da đầu và chân tóc rồi chà nhẹ nhàng.
-
Thoa mặt nạ hoặc dầu xả trà xanh lên ngọn tóc, chân tóc và thân tóc, để yên trong 3–10 phút hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
-
Tự làm nước xả tóc bằng cách cho 1-2 túi trà xanh vào nước sôi và ngâm trong 5 phút. Sau khi chất lỏng này nguội, hãy thoa lên tóc sau khi tắm.
-
Uống 1–2 tách trà xanh mỗi ngày.
4.4 Khắc phục bằng bồ kết
Trái bồ kết có công dụng cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn, hỗ trợ giảm lượng tóc gãy rụng, kích thích mọc tóc và kháng khuẩn da đầu – nguyên nhân gây gàu. Thành phần chính trong bồ kết là saponin – là một hỗn hợp chứa chất màu vàng tạo bọt. Chất này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và làm sạch da đầu đặc biệt là nấm da đầu. Ngoài ra, bồ kết còn chứa hợp chất flavonozit, trong đó có chất saponaretin là một trong những nguyên liệu ngăn rụng tóc, gàu hiệu quả.
Hướng dẫn các bước gội đầu bằng trái bồ kết:
-
Bước 1: Lấy 3-5 trái bồ kết đem sao vàng (rang khô). Sau đó, nấu với nước cho ra tinh chất. Nước bồ kết sau khi đun sôi, pha với nước lạnh vừa đủ để gội đầu.
-
Bước 2: Bóp túi chứa bồ kết hoặc giã nát bồ kết để saponin hòa tan trong nước. Sau đó, dùng một cái rây sạch để loại bỏ bã để tránh dính vào tóc khi gội.
-
Bước 3: Lấy nước bồ kết đổ lên chân tóc từ từ đến ngọn tóc, đồng thời massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất và saponin thấm sâu vào da đầu, giúp thư giãn da đầu.
-
Bước 4: Xả tóc với nước ấm sạch (không dùng nước quá nóng để xả). Lưu ý, chỉ nên dùng dầu gội bồ kết trong ngày, không nên để dành mà dùng sang ngày hôm sau.
4.5 Làm tóc mọc trở lại bằng gừng
Là một nguyên liệu chính trong tất cả các căn bếp trong nhiều thế kỷ qua, gừng cũng là một phương thuốc tự nhiên để chữa các bệnh và sử dụng trong thói quen chăm sóc tóc. Đặc biệt, gừng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da đầu và giúp mọc tóc khỏe mạnh.
Cách làm nước gừng để kích thích mọc tóc:
Nghiền một ít gừng tươi và lọc qua rây để lấy nước cốt. Thoa hỗn hợp này lên khắp da đầu của bạn và để yên trong 15-20 phút. Gội sạch đầu bằng một loại dầu gội dịu nhẹ và dưỡng tóc như bình thường.
Bạn có thể gội đầu với nước ép gừng 2 lần một tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể xay nhuyễn gừng và lọc lấy nước gừng để ủ tóc.
4.6 Trị rụng tóc nhiều bằng nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội rất giàu vitamin, khoáng chất và axit béo… tất cả những dưỡng chất này đều có thể giúp cải thiện sức khỏe của tóc. Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, nha đam cũng có thể làm dịu da đầu, từ đó hỗ trợ mọc tóc.
Bôi trực tiếp nha đam lên tóc và da đầu là cách để sử dụng mang lại lợi ích cho tóc:
-
Cắt một nhánh nha đam tươi, gọt bỏ gai 2 bên và rửa sạch.
-
Chẻ đôi miếng nha đam rồi nạo phần bên trong của lá vào một cái chén.
-
Sử dụng gel vừa nạo để gội đầu như bình thường.
-
Cuối cùng là xả sạch tóc bằng nước mát.
Bạn cũng có thể chà trực tiếp nha đam lên tóc và da đầu để kích thích tóc mọc mới
4.7 Sử dụng tinh dầu hương thảo
Một trong những loại dầu tốt nhất để chăm sóc và nuôi dưỡng tóc là dầu hương thảo. Dầu hương thảo có thể hỗ trợ củng cố các nang tóc, từ đó gián tiếp nuôi dưỡng sợi tóc. Một trong những cách tốt nhất để sử dụng dầu hương thảo cho tóc là bôi trực tiếp lên tóc và da đầu.
Cách sử dụng như sau:
Bạn có thể xoa bóp tóc và da đầu bằng lượng dầu hương thảo thích hợp và để yên trong 10 phút. Sau đó, bạn gội đầu lại bình thường. Dầu hương thảo sẽ giúp dưỡng ẩm cho da đầu và tóc của bạn, giúp bớt ngứa da đầu và giảm rụng tóc.
4.8 Ủ tóc bằng trứng gà trị rụng tóc
Dùng trứng gà ủ tóc có thể giúp các bạn gái giảm nỗi lo rụng tóc nhiều ở nữ giới tuổi 17. Trứng gà chứa nhiều protein, khoáng chất và vitamin B, đặc biệt là biotin có thể giúp hạn chế rụng tóc bằng cách củng cố chân tóc. Các chất dinh dưỡng hỗ trợ kích thích mọc tóc mới và làm dày tóc cho các cô gái mới lớn thêm tự tin.
Cách ủ tóc với trứng gà:
-
Nguyên liệu cần có là 1 quả trứng (2 quả nếu bạn có mái tóc dài) và 1 muỗng canh dầu ô liu.
-
Đánh đều trứng và dầu ô liu trong bát cho đến khi hòa quyện vào nhau.
-
Thoa hỗn hợp trứng đã đánh lên tóc, sao cho tóc của bạn được bao phủ hoàn toàn trong hỗn hợp.
-
Để im hỗn hợp trong khoảng 20 phút. Gội đầu với nước mát (nước nóng sẽ làm chín trứng khiến mùi hôi lưu lại trên tóc lâu hơn.)
Protein giúp tóc chắc khỏe trong khi chất béo giúp dưỡng tóc, cải thiện kết cấu tóc
4.9 Sử dụng hành tây
Hành tây giàu chất chống oxy hóa và flavonoid, giúp mang lại lợi ích kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Nước ép hành tây có thể giúp thúc đẩy quá trình mọc lại tóc ở những người mắc chứng rụng tóc như trẻ tuổi teen. Loại nước ép này cải thiện sự phát triển của tóc bằng cách tăng mức độ của enzyme catalase chống oxy hóa, nuôi dưỡng các nang tóc với hàm lượng lưu huỳnh phong phú, đồng thời giúp giảm thiểu tình trạng tóc mỏng và gãy rụng.
Bạn có thể dễ dàng làm mặt nạ tóc bằng nước ép hành tây và mật ong theo cách sau: Trộn hai thìa cà phê nước ép hành tây với một thìa mật ong. Thoa đều lên tóc và để yên trong 20 phút, sau đó gội sạch.
4.10 Điều trị bằng thuốc bôi ngoài
Ở tuổi dậy thì, các bạn gái bị rụng tóc có thể dùng thuốc bôi minoxidil để giúp làm chậm quá trình rụng tóc nếu được kê đơn. Các nhóm thuốc bôi khác có thể chưa có liều chỉ định cho trẻ dưới 18 tuổi, vì vậy trước khi sử dụng cần có ý kiến của bác sĩ.
4.11 Điều trị bằng các liệu pháp thẩm mỹ
-
Liệu pháp laser ở mức độ thấp: FDA chấp thuận phương pháp này cho nam và nữ giới bị rụng tóc di truyền. Tia laser mức độ thấp có thể cải thiện mật độ tóc, tuy nhiên không có tác động lâu dài.
-
PRP (Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu): là một phương pháp điều trị rụng tóc không xâm lấn. Đây được coi là một trong những phương pháp điều trị thẩm mỹ an toàn và hiệu quả cho nữ giới bị rụng tóc. Tuy nhiên, độ tuổi tối thiểu cần thiết cho phương pháp điều trị này là 18 tuổi, trẻ 17 tuổi cần thông qua ý kiến bác sĩ.
► Xem thêm bài viết: 25 cách trị rụng tóc tự nhiên hiệu quả nhanh tại nhà
Mỗi ngày có khoảng 50-100 sợi tóc rụng đi, con số này sẽ tăng cao hơn khi cơ thể gặp các vấn đề như rối loạn nội tiết tố, bị stress, thiếu dinh dưỡng… Nếu các bạn gái tuổi 17 đang bị rụng tóc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, có thể áp dụng các biện pháp cải thiện bên trên thường xuyên. Tuy nhiên, những người từ 18 tuổi trở lên bị rụng tóc dai dẳng nên chủ động bổ sung 2 viên uống Qik Hair mỗi ngày – phương pháp an toàn để tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ giảm rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh, bảo vệ tóc chắc khỏe từ trong ra ngoài. |
5. Làm sao phòng ngừa rụng tóc ở nữ 17 tuổi?
Dẫu biết rằng khi có sự xáo trộn của nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, nhưng có thể giúp trẻ 17 tuổi phòng ngừa rụng tóc bằng những cách sau:
-
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh là rất quan trọng vì dinh dưỡng đủ giúp sợi tóc chắc khỏe và “sống lâu” hơn. Khoảng 70% thành phần sợi tóc là protein keratin, vì vậy bổ sung nguyên liệu là các axit amin (CYNATINE) để tổng hợp keratin là rất cần thiết để giúp tóc chắc khỏe, giảm rụng và tăng mọc.
-
Hạn chế tạo kiểu tóc khi tóc ướt có thể khiến tóc bị giãn và dễ gãy. Vì vậy, hãy tạo kiểu tóc khi tóc khô hoặc ẩm.
-
Tránh chải nhiều hoặc chải ngược tóc vì có thể gây hư tổn.
-
Hãy cẩn thận khi sử dụng hóa chất làm tóc như thuốc ép tóc, nhuộm tóc… Nên thực hiện một phương pháp tạo kiểu cho một lần làm tóc để tránh tăng áp lực cho sợi tóc.
-
Sử dụng dầu gội dịu nhẹ, ít chất tẩy rửa, gội đầu không quá 4 lần/ tuần.
-
Bạn cũng không nên dùng khăn chà xát tóc quá mạnh sau khi gội, nên thấm cho bớt nước rồi quạt khô.
-
Tránh sấy tóc và thay vào đó quạt khô tóc bằng quạt gió. Nếu cần làm khô tóc gấp, nên chỉnh máy sấy ở chế độ nhiệt độ thấp.
► Xem thêm: Rụng tóc ở nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa.
Như vậy câu hỏi: Rụng tóc nhiều ở nữ giới tuổi 17 có sao không đã được giải đáp. Các bạn gái tuổi dậy thì hay tuổi 17 nên sớm nhận biết các dấu hiệu của rụng tóc, từ đó có biện pháp phòng ngừa phù hợp và hiệu quả.