icon_order_left_03

Tóc rụng không thấy chân tóc là bị gì? Cách để khắc phục

Tóc rụng không thấy chân tóc khiến mái tóc trở nên thưa mỏng, ảnh hưởng đến ngoại hình và sự tự tin của nhiều người. Tóc rụng mất đường chân tóc có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện tình trạng này vừa an toàn vừa hiệu quả cao?

tóc rụng không thấy chân tóc

Chân tóc là phần nằm bên dưới da đầu, chân của nhiều sợi tóc sẽ tạo thành đường chân tóc – thường ở trên trán. 

Mỗi người đều có một đường chân tóc riêng và được xác định bởi các đặc điểm như hình dạng, chiều cao, mật độ của tóc,… Đường chân tóc đóng một vai trò quan trọng trong diện mạo tổng thể của một người. Dẫu vậy, không phải ai cũng giữ một kiểu chân tóc trong suốt cuộc đời. Theo thời gian và quá trình lão hóa, có thể tóc rụng không thấy chân tóc, tình trạng này xảy ra ở cả nam và nữ.

Có nhiều loại đường chân tóc như chân tóc thấp, chân tóc cao, đường chân tóc giữa, chân tóc hình tam giác, chân tóc ngoằn ngoèo, chân tóc hình chuông, chân tóc chữ M, chân tóc chữ U… 

cấu trúc của tóc

Nang tóc (chân tóc) là nơi chứa các yếu tố quan trọng để hình thành sợi tóc

Rụng tóc không còn chân tóc hoặc làm mất đường chân tóc phổ biến ở nhiều người. Tóc rụng không có chân tóc có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp “trục trặc” từ bên trong như bị mất cân bằng nội tiết, thiếu dinh dưỡng, stress hoặc cách chăm sóc tóc sai cách. 

Nếu bạn bị rụng tóc nhiều đến mức không thấy chân tóc, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến cho tình trạng này:

3.1. Nội tiết tố mất cân bằng

Rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố là một thuật ngữ chung cho chứng hói đầu ở nam hoặc nữ. Đó là một nguyên nhân rất phổ biến của rụng tóc mất chân tóc.

Chứng hói đầu ở cả nam và nữ thường có tính di truyền. Nam giới có xu hướng rụng tóc vùng xung quanh thái dương và đỉnh đầu. Ở phụ nữ, tóc mỏng dần trên toàn bộ da đầu, làm mất chân tóc.

Đối với chứng hói đầu ở nữ giới, nội tiết tố androgen có thể gây yếu các nang tóc, dẫn đến rụng nhiều. Sự nhạy cảm với nội tiết tố nam có thể trầm trọng hơn trong các trường hợp liên quan đến nồng độ estrogen, chẳng hạn như sử dụng biện pháp tránh thai hoặc mãn kinh.

Mặt khác, chứng hói đầu ở nam giới có liên quan đến sự gia tăng nội tiết tố nam gọi là dihydrotestosterone (DHT). DHT được sinh ra khi Testosterone bị thiếu, chúng không chỉ liên kết với các nang tóc và làm ngừng sự phát triển của tóc mà còn có thể làm giảm tuổi thọ của tóc nói chung.

3.2.  Căng thẳng quá mức trong thời gian dài

Rụng tóc Telogen hay còn gọi là telogen effluvium – TE là dạng rụng tóc phổ biến thứ hai, đứng sau rụng tóc do mất cân bằng thần kinh nội tiết. Chứng rụng tóc này có thể xuất hiện ở hầu hết những người thường xuyên căng thẳng, stress. 

căng thẳng gây rụng tóc

Rụng tóc sau một sự kiện căng thẳng, stress thường xảy ra trong vòng 3 đến 6 tháng. 

Nhiều người gặp phải tình trạng telogen effluvium cấp tính, trong đó có tới 70% nang tóc chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, hơn 50% so với khi cơ thể khỏe mạnh. Đây chính là lý do khiến tóc rụng mất kiểm soát, tóc rụng không thấy chân tóc. Thông thường, loại rụng tóc này là tạm thời và một khi căng thẳng được kiểm soát, tóc sẽ mọc bình thường trở lại.

3.3. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo

Các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, sắt, kẽm, vitamin B7, B12… mà bạn nhận được từ chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng và cân bằng sẽ đảm bảo sức khỏe tốt cho toàn bộ cơ thể, đảm bảo tất cả các cơ quan và mái tóc phát triển bình thường.

Tuy nhiên, không phải ai cũng xây dựng chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh, ngược lại thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc chế độ ăn kiêng khắc nghiệt có thể dẫn đến thiếu hụt các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của tóc, từ đó dẫn đến rụng tóc, từ tóc mỏng đến hói từng mảng, thậm chí là mất đường chân tóc.

thiếu dinh dưỡng gây rụng tóc

Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến rụng tóc và làm giảm sự phát triển của tóc.

3.4. Thiếu ngủ hoặc mất ngủ

Ngủ đủ giấc và sâu giấc là yếu tố cơ bản để có sức khỏe tốt, bao gồm cả sức khỏe của tóc.

Khi bị thiếu ngủ, giấc ngủ không sâu, cơ thể không có đủ thời gian để phục hồi và tái tạo các tế bào, trong đó có tế bào mầm tóc. Điều này có thể gây rụng tóc nhiều hơn, vì các quá trình tăng trưởng và duy trì tóc đều bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể gây căng thẳng, tạo môi trường không thuận lợi cho sức khỏe tóc. Căng thẳng có thể góp phần vào tình trạng rụng tóc và thậm chí gây ra các vấn đề tóc khác như tóc mỏng và yếu.

3.5. Tóc thường xuyên bị tác động mạnh

Nếu có thói quen nhuộm, uốn hoặc duỗi tóc, tóc bạn có nguy cơ bị hỏng bởi nhiệt độ và các hóa chất tạo kiểu. Theo thời gian, thiệt hại này có thể dẫn đến rụng tóc, tổn thương nang tóc và khiến tóc khó mọc trở lại. Đặc biệt, khi nhiều nang tóc bị tổn thương không thể phục hồi sẽ tạo ra những điểm hói vĩnh viễn.

Mặc khác, nếu bạn thường xuyên buộc tóc ra sau, việc kéo tóc liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn. Các chuyên gia thường gọi đây là chứng rụng tóc do lực kéo.

3.6. Chân tóc yếu dễ rụng

Chân tóc yếu là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến là:

  • Tuổi tác: Quá trình sản xuất các chất dưỡng tóc như keratin giảm dần khi bạn lớn tuổi, dẫn đến tóc yếu và dễ rụng.

  • Bệnh lý về tóc và da đầu: Một số bệnh lý tóc như bệnh tóc xoăn (trichorrhexis nodosa), bệnh vảy nến, viêm nhiễm da đầu… có thể làm cho tóc yếu và dễ rụng.

  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không đúng: Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có chứa các chất hóa học như sulfate và paraben, hoặc thường xuyên sử dụng công cụ tạo kiểu tóc bằng nhiệt độ cao có thể gây tổn thương cho tóc, làm cho tóc yếu và dễ rụng.

  • Các tình trạng căng thẳng có thể gây suy giảm cung cấp máu và dưỡng chất cho da đầu, ảnh hưởng đến sức khỏe tóc.

  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, sắt, kẽm, vitamin và khoáng chất có thể làm cho tóc yếu và dễ rụng.

Nếu bạn gặp tình trạng chân tóc yếu dễ rụng kéo dài, có nguy cơ tóc rụng nhiều và làm mất đường chân tóc.

3.7. Tác dụng phụ của thuốc

Theo Hiệp hội Rụng tóc Hoa Kỳ, rụng tóc là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh lý nào đó. Đây còn gọi là rụng tóc do thuốc. 

Thuốc làm loãng máu, thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm, thuốc chống viêm, thuốc chẹn kênh beta và canxi… đều có thể dẫn đến tóc mỏng hoặc hói đầu nếu sử dụng thời gian dài. Một số loại thuốc hóa trị trong điều trị ung thư có thể gây rụng tóc và mất tóc hoàn toàn khi chúng hoạt động để tiêu diệt tế bào ung thư.

3.8. Sống trong môi trường bị ô nhiễm

Ổ nhiễm môi trường có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, bao gồm cả tình trạng rụng tóc. Môi trường ô nhiễm thường chứa các chất độc hại, các hạt bụi, khói và các chất gây ô nhiễm khác. Tiếp xúc liên tục với các tác nhân này có thể làm suy yếu da đầu, nang tóc dễ viêm nhiễm và có thể gây rụng tóc không thấy chân tóc và các vấn đề da đầu.

Tăng cường dinh dưỡng, hạn chế tác nhân gây hại và bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt là những cách giúp phục hồi và phòng ngừa tóc rụng không thấy chân tóc.

4.1. Bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho tóc từ bên trong

Nang tóc (chân tóc) chứa tế bào mầm tóc – yếu tố quyết định sự sống còn của sợi tóc, nên khi chân tóc “chết” hay tổn thương cũng sẽ ảnh hưởng đến mái tóc. Ngoại trừ tình trạng chân tóc đã chết (hình thành sẹo) thì không thể phục hồi lại được, tóc cũng không thể mọc lên từ nang tóc này. Trong khi đó, các nang tóc bị suy yếu, tóc rụng nhiều nhưng vẫn có cơ hội “cứu vãn” bằng các biện pháp chăm sóc “trúng đích”. 

Từ đó cho thấy, hiện tượng tóc rụng nhiều không thấy chân tóc là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng mất nang tóc, hói đầu đang đến gần. Nếu mỗi ngày, số tóc rụng vượt quá 100 sợi bạn cần sớm thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời.

Thấu hiểu mong muốn khôi phục mái tóc dày mượt, đặc biệt là giúp nang tóc khỏe để nuôi dưỡng sợi tóc chắc, dài hơn, các nhà khoa học Mỹ đã ngày đêm nghiên cứu và phát hiện một trong những nguyên nhân khiến chân tóc yếu, tóc rụng không kiểm soát là do hệ thần kinh nội tiết bị xáo trộn. Đây là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến sự sống và phát triển của tế bào mầm tóc.

Lúc này, các phương pháp cải thiện từ bên ngoài sẽ không đủ để giúp chân tóc phục hồi. Chính vì vậy, giải pháp được các chuyên gia khuyến cáo là cần tác động trực tiếp đến chân tóc, thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, ổn định thần kinh nội tiết chuyên biệt cho từng giới, đồng thời nuôi dưỡng da đầu từ bên trong.

Ứng dụng thành tựu vượt trội của công nghệ chiết xuất hiện đại hàng đầu thế giới, Qik Hair là sản phẩm tiên phong sở hữu 2 công thức độc quyền dành riêng cho tóc nam và tóc nữ:

  • Công thức CLI-β (có trong Qik Hair For Women) chứa Cynatine® cùng các tinh chất thiên nhiên quý giá như: Black Cohosh, Pumpkin Seed, Aged Black Garlic… giúp hỗ trợ ổn định thần kinh nội tiết nữ, thúc đẩy sự phát triển của tế bào mầm tóc, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, ổn định độ ẩm cho da đầu, giúp chân tóc khỏe, tóc mới của phái nữ mọc lên nhanh chóng, chắc khỏe, dày mượt.

  • Công thức CLI-α (có trong Qik Hair For Men) chứa tinh chất Cynatine® và các thảo dược quý chuyên biệt cho nam giới như: Saw Palmetto, American Ginseng, Eurycoma Longifolia,… giúp hỗ trợ cân bằng thần kinh nội tiết nam, hỗ trợ khôi phục các chân tóc yếu, thúc đẩy và bảo vệ tế bào mầm tóc phát triển, giúp mái tóc nam giới mọc lên nhanh chóng, phòng ngừa hói đầu.

Không những thế, Qik Hair còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho quá trình nuôi dưỡng da đầu từ bên trong như Biotin, Vitamin B5, Vitamin D3, Zinc, Iron, Potassium, L-Cystine, Omega-3… 

qik hair

Cynatine® là tinh chất độc quyền chỉ có trong Qik Hai giúp phục hồi tế bào mầm tóc nằm trong nang tóc, giúp sợi tóc khỏe mạnh từ gốc.

4.2. Thay đổi thói quen chăm sóc tóc

  • Không gội đầu với tần suất quá thường xuyên. Nếu có da đầu dầu, bạn nên gội cách ngày, Ngược lại, da đầu khô thì nên cách 2 – 3 ngày gội đầu một lần.

  • Nên sử dụng dầu xả sau mỗi lần gội.

  • Không chải tóc khi còn ướt.

  • Hạn chế sử dụng hóa chất hay nhiệt độ để tạo kiểu tóc.

  • Không nên cột tóc quá chặt hay kéo căng tóc bằng cách loại máy tạo kiểu. 

  • Bảo vệ tóc trước ánh nắng mặt trời bằng cách đội mũ rộng vành, che dù hoặc xịt chống nắng mỗi khi ra ngoài trời.

► Hãy cùng xem thêm: 24 mẹo chăm sóc tóc hằng ngày.

4.3. Ăn uống khoa học để cải thiện dinh dưỡng

Bổ sung chế độ ăn cân đối với đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như:

  • Protein: thịt bò, thịt heo, cá, trứng, các loại hạt…

  • Sắt: Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt heo… ), sữa và các chế phẩm từ sữa… 

  • Kẽm: Hạt bí, hạt hướng dương, hạt lanh, tôm, cua, ốc…

  • Vitamin B7 (biotin): Trứng, nấm, gan, rau xanh… 

  • Vitamin D: cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng, trái bơ…

  • Omega-3: Chất chống oxy hóa vốn nổi tiếng có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu và các thực phẩm khác như hạt chia, hạt lanh, hạt óc chó… 

► Xem ngay 26 loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của tóc.

4.4. Chăm sóc tóc bằng các nguyên liệu thiên nhiên

Chăm sóc tóc bằng các nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp phòng ngừa và cải thiện tóc rụng không thấy chân tóc một cách tiết kiệm. Dưới đây là một số nguyên liệu thiên nhiên phổ biến và cách sử dụng chúng để chăm sóc tóc:

  • Dầu dừa: Dầu dừa có khả năng làm mềm tóc, bổ sung dưỡng chất và cung cấp độ ẩm. Bạn có thể thoa dầu dừa lên tóc và massage nhẹ nhàng từ gốc đến ngọn. Để dầu dừa tác động sâu hơn, bạn có thể đợi khoảng 30 phút đến 1 giờ trước khi rửa sạch.

  • Bưởi: Tinh dầu bưởi chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho tóc. Bạn có thể lấy tinh dầu bưởi và thoa lên tóc sau khi đã gội đầu và massage nhẹ nhàng. Sau đó, xả sạch với nước ấm.

  • Trà xanh: Trà xanh chứa chất chống oxy hóa và có tác dụng tăng cường sức khỏe tóc. Bạn có thể pha một tách trà xanh, để nguội và sau đó dùng gội đầu. Massage da đầu nhẹ nhàng trong vài phút và rửa sạch bằng nước ấm.

Hãy nhớ là mỗi người có tình trạng rụng tóc và loại da đầu khác nhau, mức độ hiệu quả khi thực hiện các phương pháp này cũng không giống nhau. Ngoài ra, nếu bạn gặp vấn đề da đầu như viêm da cơ địa, da đầu nhờn, gàu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi áp dụng các nguyên liệu bên trên.

► Có thể bạn sẽ cần đến 12 cách hấp tóc tại nhà hiệu quả.

4.5. Sống lành mạnh để giảm căng thẳng

Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như tập thể dục, yoga để thư giãn, tăng cường sức khỏe tổng thể. Các hoạt động này cũng hỗ trợ cải thiện sự lưu thông máu đến da đầu và tóc, từ đó giúp chân tóc khỏe, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc tốt hơn.

4.6. Ngủ đủ giấc và nên ngủ bằng gối satin

Nếu bạn muốn có giấc ngủ sâu và đủ, hãy đầu tư chiếc gối ngủ bằng chất liệu satin. Vỏ gối satin có kết cấu bóng, mịn cho phép đầu và tóc di chuyển nhẹ nhàng, giảm ma sát, ngăn xơ rối và gãy rụng cho tóc. 

4.7. Hỏi bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng

Nếu tình trạng rụng tóc không thấy chân tóc kéo dài và nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ da liễu.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng tóc rụng không thấy chân tóc đang phổ biên hiện nay và các cách khắc phục mà bạn có thể áp dụng. Nếu bạn gặp vấn đề rụng tóc nghiêm trọng hoặc kéo dài, hãy chủ động đến các phòng khám chuyên khoa để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

13:02 07/09/2023
Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết liên quan

Tóc rụng có hạt trắng ở chân tóc là bệnh gì? Cách khắc phục

Tóc rụng có hạt trắng ở chân tóc là tình trạng dễ gây nhầm lẫn với gàu thông thường. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu da đầu bị nấm hay mắc một bệnh lý nào đó. Vậy tóc rụng có hạt trắng ở chân tóc do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
Chi tiết

Rụng tóc toàn thể: Nguyên nhân và cách khắc phục

Rụng tóc toàn thể dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây trở ngại về mặt tâm lý, khiến người bệnh lo lắng, bất an khi thấy tóc rụng nhanh bất thường. Vậy rụng tóc toàn thể do đâu, điều trị như thế nào? Đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh rụng tóc toàn thể nhé!
Chi tiết

13 sản phẩm trị rụng tóc hiệu quả được tin dùng hiện nay

Rụng tóc nhiều ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ và sự tự tin ở cả nữ và nam giới. Hiện nay, có không ít loại sản phẩm trị rụng tóc như dầu gội, serum, viên uống, mũ laser,... giúp kích thích mọc tóc và giảm gãy rụng hiệu quả. Để chọn được sản phẩm phù hợp cần dựa trên tình trạng tóc của bạn và tham khảo thêm ý kiến từ chuyên gia.
Chi tiết

Rụng tóc đồng xu là do đâu? Cách khắc phục như thế nào?

Rụng tóc đồng xu dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng lại gây trở ngại về mặt tâm lý, khiến người bệnh mất tự tin và lo lắng khi giao tiếp với người khác. Vậy rụng tóc hình đồng xu là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Chữa trị như thế nào? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Chi tiết

Rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 17 có sao không? Cách khắc phục và phòng ngừa

Tuổi 17 là giai đoạn chuyển giao giữa tuổi dậy thì và trưởng thành, do đó một vẻ ngoài hoàn hảo - nhất là mái tóc đẹp, khỏe giúp các bạn nữ thêm tự tin trước người đối diện. Vậy nếu mới 17 tuổi đã bị rụng tóc nhiều, phải làm thế nào để cải thiện hiệu quả, lấy lại suối tóc chắc khỏe, mượt mà vốn có?
Chi tiết

Rụng tóc ở nam giới tuổi 30 có sao không? Làm sao để trị?

Rụng tóc ở nam giới tuổi 30 nếu không được cải thiện hợp lý sẽ ngày càng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến hói đầu. Vậy nguyên nhân do đâu mà nam giới mới 30 tuổi đã rụng tóc, điều trị như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Chi tiết