Rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên: Cần làm gì để cải thiện?
Bước vào độ tuổi trung niên, không ít chị em đối mặt với tình trạng mái tóc “xuống sức” với các biểu hiện chậm mọc, sợi tóc yếu mảnh, khô xơ, rụng nhiều. Vậy rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên nguyên nhân do đâu? Có cải thiện được không? Câu trả lời nằm ngay phía dưới!
1. Rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên, nỗi lo của nhiều người
Theo một số nghiên cứu, hơn 40% nữ giới bị rụng tóc rõ rệt khi bước vào độ tuổi 50. Một Nghiên cứu tiến hành ở 178 phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh (từ 50 – 60 tuổi), đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NCBI) cho thấy, có 73,2% phụ nữ bị rụng tóc nhẹ, 22,6% bị rụng vừa và 4,3% bị rụng nặng. (1)
Tình trạng rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại là một nỗi lo sợ và ám ảnh đối với chị em. Vì khi tóc rụng nhiều, mái tóc sẽ dần thưa mỏng, gặp khó khăn khi tạo kiểu, ảnh hưởng đến diện mạo, khiến chị em mất tự tin.
Rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên thường là chứng rụng tóc kiểu nữ (Female Pattern hair Loss – FPHL). Đây là một dạng rụng tóc lan tỏa, tóc thường rụng và mỏng dần khi chị em bước sang độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên). Nếu để ý chị em sẽ thấy tóc có xu hướng rụng nhiều ở đỉnh đầu, tóc vùng rụng trở nên lưa thưa, yếu mảnh.
► Xem thêm bài viết: Rụng tóc thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh: cách khắc phục và ngăn ngừa
2. Nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên
Rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể:
Độ tuổi trung niên cũng là giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh ở người phụ nữ. Lúc này, không chỉ sức khỏe suy giảm, làn da xuất hiện nhiều nếp nhăn mà mái tóc cũng trở nên mỏng yếu, xuất hiện tóc bạc và dễ gãy rụng hơn so với trước đây.
Rối loạn thần kinh nội tiết:
Theo các nghiên cứu, phần lớn các trường hợp rụng tóc nhiều ở nữ giới là do rối loạn nội tiết tố nữ. Phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, quá trình hoạt động của buồng trứng dần giảm xuống, dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố nữ. Mất cân bằng thần kinh nội tiết sẽ làm suy yếu tế bào mầm tóc, đảo lộn chu trình mọc tóc, dẫn đến tình trạng rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên trở nên rất rõ rệt.
Quá trình mọc tóc ở nữ giới diễn ra khi thần kinh nội tiết của cơ thể truyền tín hiệu, huy động các tế bào mầm di chuyển xuống nhú bì, tại đây các tế bào mầm tóc sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng và một số yếu tố khác để tăng sinh và biệt hóa thành một sợi tóc hoàn chỉnh.
Tế bào mầm tóc suy yếu là một trong những nguyên nhân chính gây rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên
Thường xuyên căng thẳng:
Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên. Ở độ tuổi sau 40, người phụ nữ phải đối mặt với nhiều vấn đề khiến bản thân lo lắng như ngoại hình xuống dốc, áp lực kinh tế, công việc, chăm sóc con cái,… Khi chị em thường xuyên căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều chất P để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên chất này lại làm tổn thương tế bào mầm tóc khiến tóc dễ rụng, chậm mọc, lâu dần dẫn đến tình trạng thưa tóc.
Thiếu hụt dinh dưỡng:
Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, selen, Silic dioxit (Silica) và vitamin như B, D là một trong những nguyên nhân khiến tóc chị em trở nên mỏng và thưa dần.
Bệnh lý:
Một số bệnh lý liên quan đến da đầu như nhiễm trùng da đầu, nấm tóc, vảy nến da đầu… có thể gây rụng tóc. Ngoài ra, mắc bệnh lý tuyến giáp (suy giáp hoặc cường giáp) có thể làm rối loạn nội tiết gây rụng tóc ở nữ giới.
3. Giải pháp khắc phục tình trạng rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên
Để khắc phục tình trạng rụng tóc, giúp mái tóc khỏe mạnh và suôn mượt dù ở độ tuổi trung niên, chị em phải kết hợp chăm sóc tóc cả trong lẫn ngoài như:
3.1 Bổ sung dưỡng chất giúp cân bằng thần kinh nội tiết, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc từ bên trong
Như đã chia sẻ ở trên, nguyên nhân chính khiến tóc dễ gãy rụng ở độ tuổi trung niên là do thần kinh nội tiết bị mất cân bằng, làm suy yếu tế bào mầm tóc, gây rối loạn chu trình rụng – mọc tóc. Theo đó, để khắc phục tình trạng rụng tóc, giúp tóc mọc chắc khỏe, dày mượt trở lại cần có một giải pháp khoa học có khả năng điều hòa thần kinh nội tiết, bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh và ổn định.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra các tinh chất thiên nhiên quý như Cynatine®, Pumpkin Seed, Black Cohosh, Hibiscus Flower, Horsetail… có thể đảm nhận được tất cả nhiệm vụ này và đưa vào sản phẩm Qik Hair For Women. Chị em có thể thêm sản phẩm vào kế hoạch khắc phục rụng tóc từ bên trong ngay hôm nay.
Qik Hair For Women – Giải pháp khoa học giúp hỗ trợ giảm rụng, kích thích tóc mọc chắc khỏe từ gốc
3.2 Kiểm soát stress/căng thẳng
Căng thẳng/stress trong một thời gian dài không chỉ gây rụng tóc mà còn là mầm mống của nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, chị em nên giải tỏa căng thẳng, giúp tinh tốt lên bằng một số mẹo nhỏ như: Sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày; luyện tập thể dục thường xuyên với các bài tập như yoga, aerobic, bơi lội…; tham gia các hoạt động ngoài trời; trò chuyện với bạn bè, người thân trong gia đình…
3.3 Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học
Để ngăn ngừa và hỗ trợ khắc phục tình trạng rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên, mọi người cần xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học cân bằng, đủ chất. Đặc biệt, nên tăng cường bổ sung các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển của tóc như protein, sắt, selen, kẽm, biotin, vitamin B, D, A … có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, gan, nấm, khoai lang, các loại ngũ cốc, bông cải xanh, trái cây tươi,…
3.4 Chăm sóc tóc đúng cách
Quan tâm, chăm sóc tóc đúng cách sẽ góp phần ngăn tóc yếu và rụng thêm, cụ thể như:
-
Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất làm tóc như nhuộm, duỗi, uốn,…
-
Tránh sử dụng các dụng cụ làm tóc có nhiệt độ cao như máy sấy, kẹp uốn tóc, máy ép trên tóc.
-
Lựa chọn dầu gội đầu và dầu xả phù hợp với tính chất tóc và da đầu.
-
Hạn chế chải tóc khi tóc ướt, buộc tóc quá chặt, nên thả tóc khi ngủ.
-
Đội mũ rộng vành, trùm kỹ tóc khi ra nắng để hạn chế việc tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
3.5 Dưỡng tóc bằng các nguyên liệu tự nhiên
Nếu là một tín đồ của những biện pháp chăm sóc tóc từ thiên nhiên, chị em có thể tham khảo các công thức giảm rụng và kích thích mọc tóc từ thiên nhiên như: gội đầu bằng vỏ bưởi, bồ kết, ủ tóc với dầu dừa, dầu oliu, bơ, mật ong,… Kết hợp “trong uống ngoài thoa” sẽ tăng cường hiệu quả kích thích mọc tóc và giảm rụng tóc tốt hơn. Ngoài ra, các nguyên liệu tự nhiên cũng dễ tìm, dễ thực hiện và ít tốn chi phí nhưng mang đến nhiều tác dụng có lợi cho mái tóc.
► Bạn nên xem thêm bài viết 25 cách trị rụng tóc tự nhiên để có cho mình thêm nhiều phương pháp điều trị rụng tóc từ thiên nhiên.
Ủ tóc bằng dầu dừa là một trong những cách giúp hỗ trợ kích thích mọc tóc
3.6 Điều trị rụng tóc bằng các phương pháp khoa học
Dùng thuốc điều trị: Hiện nay, rụng tóc ở phụ nữ trung niên có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị như: thuốc bôi lên vùng tóc rụng Minoxidil, Anthralin; thuốc tác động toàn thân finasteride, dutasteride; thuốc ức chế miễn dịch methotrexate, cyclosporin…. Chị em cần lưu ý, các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ.
Điều trị bằng laser: Phương pháp điều trị rụng tóc bằng laser được các nhà sản xuất giới thiệu rộng rãi là có tác dụng kích thích lưu lượng máu lưu thông đến da đầu, nuôi dưỡng nang tóc để nhanh chóng phục hồi chu kỳ phát triển tự nhiên của tóc. Tuy nhiên, chi phí thực hiện phương pháp này khá cao, hiệu quả lại tương đối hạn chế, nhất là những trường hợp tóc rụng nhiều do rối loạn thần kinh nội tiết, căng thẳng,…
Phương pháp PRP – huyết tương giàu tiểu cầu: Đây phương pháp sử dụng máu tự thân giàu tiểu cầu giúp tóc mọc tự nhiên, bằng cách cung cấp máu cho nang lông, kích thích các tế bào gốc nang tóc phát triển. Tuy nhiên, phương pháp điều trị rụng tóc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm trùng, vôi hóa tại các điểm được tiêm, gây sẹo,… nếu thực hiện không đúng kỹ thuật. Do đó, chị em nên cân nhắc, tốt nhất nên tìm đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu uy tín để tư vấn, thăm khám kỹ càng trước khi thực hiện.
4. Câu hỏi thường gặp
Ngoài nguyên nhân và cách khắc phục, liên quan đến rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên, chị em còn có những băn khoăn sau:
4.1 Rụng tóc ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh tóc có mọc lại không?
Rụng tóc ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh nếu có giải pháp can thiệp hiệu quả thì tóc có thể mọc trở lại. Do đó, thay vì lo lắng hãy quan tâm chăm sóc tóc đúng cách, bổ sung dưỡng chất giúp cân bằng thần kinh nội tiết, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc từ bên trong để kích thích tóc mọc lên khỏe đẹp trở lại.
4.2 Khi nào rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên là tình trạng nguy hiểm?
Nếu chị em quan sát và thấy tóc rụng 50 – 100 sợi mỗi ngày thì không cần phải lo lắng, vì đây là rụng tóc sinh lý bình thường. Nhưng nếu số lượng tóc rụng hơn 100 sợi mỗi ngày; hoặc tóc rụng nhiều kèm theo hiện tượng ngứa da đầu; da đầu xuất hiện vảy, ửng đỏ; chu kỳ kinh nguyệt bất thường, nổi mụn, lông mặt phát triển thì tuyệt đối không được chủ quan. Vì đây là tình trạng rụng tóc bệnh lý, tốt nhất nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác, từ đó có hướng can thiệp phù hợp.
Qua toàn bộ những thông tin chia sẻ về nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng rụng tóc ở phụ nữ tuổi trung niên phía trên, hi vọng mái tóc của bạn sẽ sớm “hồi xuân”.