Hormone DHT gây rụng tóc như thế nào? Cách giảm tác hại của nó
Hormone dihydrotestosterone (DHT) có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau và có thể có hiệu quả trong việc cải thiện một số bệnh. Tuy nhiên, DHT cũng liên quan đến những thay đổi ở tuổi dậy thì và chứng hói đầu ở nam giới. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những tác hại và cách ức chế hoạt động của nó.
1.Hormone DHT là gì?
Hormone DHT là viết tắt của Dihydrotestosterone – có nguồn gốc từ Testosterone và một androgen – hormone giới tính mạnh mẽ. Hormone DHT được cho là yếu tố quan trọng chi phối quá trình rụng tóc ở nam giới. [1]
2. Những tác động của DHT với cơ thể người
Dihydrotestosterone (DHT) kích thích sự phát triển của các đặc tính nam. DHT được tạo ra thông qua việc chuyển đổi androgen là testosterone. Mỗi ngày, một người trưởng thành có khoảng 10% testosterone được chuyển đổi thành dihydrotestosterone. [2]
2.1 Những tác động tích cực
Hormone DHT thúc đẩy cơ thể trưởng thành trong giai đoạn dậy thì và hình thành nhiều đặc điểm cơ thể liên quan đến nam giới như giọng trầm, tăng khối lượng cơ và lông trên cơ thể, phát triển dương vật, bìu và tinh hoàn khi bắt đầu sản xuất tinh trùng…
Khi cơ thể dần lão hóa, DHT có nhiều lợi ích khác như duy trì khối lượng cơ bắp tổng thể, thúc đẩy sức khỏe tình dục và khả năng sinh sản.
► Tham khảo thêm Rụng tóc ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
2.2 Tác động tiêu cực
Quá nhiều DHT
- Phụ nữ có quá nhiều DHT có thể tăng phát triển lông trên mặt và cơ thể, ngừng kinh nguyệt (vô kinh) và tăng mụn trứng cá. Những thay đổi bất thường đối với cơ quan sinh dục cũng có thể xảy ra ở phụ nữ có quá nhiều dihydrotestosterone.
- Ở nam giới, khi DHT tăng cao và hòa lẫn vào máu có thể liên kết với các thụ thể trên các nang tóc, khiến nang tóc co lại và giảm khả năng nuôi dưỡng, hỗ trợ sợi tóc khỏe mạnh. Chưa dừng lại ở đó, khả năng gây hại của DHT còn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe như: da chậm lành sau chấn thương, nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tim mạch vành…
Nồng độ DHT cao hơn được tìm thấy trong các mẫu máu thu được từ những người đàn ông bị hói đầu sớm
Quá ít DHT
Nồng độ DHT quá cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ mắc bệnh, nhưng nếu có quá ít DHT cũng có thể gây ra các vấn đề liên quan tình dục, đặc biệt là khi bạn bước qua tuổi dậy thì. Mức độ DHT thấp có thể làm chậm trễ quá trình bắt đầu dậy thì ở cả hai giới. Đặc biệt, nam giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi nồng độ DHT thấp có thể gây ra:
- Phát triển muộn hoặc không đầy đủ cơ quan sinh dục.
- Rối loạn chuyển hóa chất béo trong cơ thể, gây ra các tình trạng như nữ hóa tuyến vú
- Tăng nguy cơ hình thành các khối u tuyến tiền liệt
3. Cách hormone DHT gây ra rụng tóc và hói đầu
Mỗi người trưởng thành có khoảng 100.000 nang tóc trên da đầu, mỗi nang tóc được xem như “nhà máy” sản xuất tóc từ các tế bào mầm tóc và cung cấp dinh dưỡng nuôi dưỡng chúng.
Mỗi sợi tóc được bắt đầu từ nang tóc và mọc lên khỏi da đầu, có chu kỳ mọc – rụng kéo dài từ 2-6 năm. Tóc trong nang thường trải qua một chu kỳ phát triển có 3 giai đoạn: anagen (mọc tóc), catagen (ngừng mọc) và telogen (nghỉ ngơi và chờ rụng).
Khi sợi tóc cũ rụng đi sẽ có sợi tóc mới mọc lên từ nang tóc. Dù bạn có cắt ngắn hay cạo trọc, khi nang tóc còn hoạt động, sợi tóc mới ắt sẽ mọc lên khỏi da đầu sau đó.
Tuy nhiên, khi có bất kỳ tác nhân bất lợi nào tác động đến tế bào mầm tóc hoặc nang tóc, tóc dễ rụng và khó mọc, mọc chậm hơn bình thường. Ví dụ, người có mức độ hormone DHT cao, có thể làm teo nhỏ các nang tóc cũng như rút ngắn chu kỳ mọc tóc, khiến tóc mọc ra trông mỏng và dễ gãy hơn, cũng như rụng nhanh hơn. DHT tăng cao cũng có thể khiến các nang tóc của bạn mất nhiều thời gian hơn để đưa tóc mới ra khỏi da đầu.
Một số người nhạy cảm với DHT, tóc trên da đầu có liên quan với các biến thể trong gen thụ thể androgen (AR) có thể làm tăng khả năng tiếp nhận androgen trong các nang da đầu của bạn, khiến bạn dễ bị rụng tóc hơn, thậm chí là gây ra hói đầu.
Giải thích về điều này, các chuyên gia cho rằng, các thụ thể androgen là các protein cho phép các hormone như testosterone và hormone DHT liên kết với chúng. Trong đó, hoạt động liên kết này thường dẫn đến quá trình rụng tóc nhiều ở nam giới. [3]
⇒ Bạn có thể tham khảo thêm 24 cách khắc phục rụng tóc ở nam giới hiệu quả cao.
|
||
|
|
|
Vòng đời của sợi tóc có thể bị gián đoạn bởi tác động của DHT
4. Nguyên nhân làm tăng DHT trong cơ thể
DHT có thể tăng vì một số lý do:
-
Cơ thể có sự gia tăng hoạt động của enzyme 5-alpha reductase (5-AR). 5-AR hoạt động tích cực hơn có nghĩa là nhiều testosterone được chuyển hóa thành hormone DHT. DHT cũng có thể được tạo ra từ DHEA, một loại hormone phổ biến hơn ở phụ nữ. DHT được tìm thấy dưới da, trong nang tóc và tuyến tiền liệt.
-
Nam giới bị rối loạn sinh lý, tăng hoặc giảm quá mức testosterone. Trường hợp hàm lượng Testosterone cao, cơ thể sẽ sản sinh nhiều enzym 5-AR để chuyển hóa lượng Testosterone dư thừa thành DHT. Trường hợp suy giảm testosterone, cơ thể sẽ tăng sản sinh DHT để bù cho lượng testosterone bị thiếu hụt.
-
Căng thẳng, stress kéo dài có liên quan đến sự gia tăng nội tiết tố androgen và tăng tiết DHT (Dihydrotestosterone) gây rụng tóc.
-
Hút thuốc lá: Mặc dù đây không phải là chuyện xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng các hóa chất trong thuốc lá có thể góp phần làm rụng tóc là do làm tăng sinh DHT.
-
Lão hóa: sự tích tụ của DHT ở tuyến tiền liệt của DHT có liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa, dẫn đến tuổi tác ngày càng tăng kéo theo sự gia tăng đáng kể của tỷ lệ androgen.
Cách thức hoạt động của DHT và sự nhạy cảm của các nang tóc với DHT là nguyên nhân gây ra rụng tóc.
5. Cách giảm thiểu hormone DHT trong cơ thể
Có nhiều biện pháp làm giảm tác động của hormone DHT, dưới đây là một số loại thuốc được cho là có hiệu quả:
5.1 Finasteride
Finasteride (Proscar, Propecia) là thuốc uống, chỉ được bác sĩ kê đơn. Loại thuốc này được ghi nhận có hiệu quả cải thiện rụng tóc do DHT, tuy nhiên nó có thể gây các tác dụng phụ như: rối loạn cương, tăng nguy cơ dị dạng thai, K vú, bệnh gan,… và tóc rụng lại khi ngưng thuốc.
Finasteride hoạt động bằng cách tăng liên kết với các protein 5-AR để ngăn chặn DHT liên kết với chúng. Điều này ngăn không cho DHT không liên kết với các thụ thể trên nang tóc của bạn và giúp chúng không bị co lại.
5.2 Minoxidil
Minoxidil (Rogaine) được biết đến là một loại thuốc giãn mạch ngoại vi. Điều này có nghĩa, Minoxidil giúp mở rộng và khơi thông các mạch máu để máu có thể dễ dàng đi đến nơi cần. Minoxidil có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc khi được bôi trên da đầu của bạn.
5.3 Biotin
Biotin hay còn gọi là vitamin B giúp biến một số thức ăn và chất lỏng bạn tiêu thụ thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Biotin cũng giúp tăng cường và duy trì mức độ keratin ở tóc. Không ít nghiên cứu cho thấy biotin có thể giúp tóc mọc lại và giữ cho tóc cũ lâu bị rụng. Biotin có thể bổ sung dưới dạng uống, nhưng nó cũng có trong lòng đỏ trứng, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
5.4 Vỏ cây Pygeum
Pygeum là một loại thảo dược được chiết xuất từ vỏ của cây anh đào Châu Phi, thường được dùng bằng đường uống.
Nó được biết đến như một cách điều trị cho tuyến tiền liệt phì đại và viêm tuyến tiền liệt do khả năng ngăn chặn DHT của nó. Do đó, nó cũng được cho là một phương pháp điều trị có triển vọng đối với chứng rụng tóc liên quan đến DHT. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về việc sử dụng vỏ cây pygeum như một chất chẹn DHT thành công.
5.5 Dầu bí ngô
Dầu hạt bí ngô là một chất có khả năng ngăn chặn DHT tác động tiêu cực lên tóc. Nghiên cứu vào năm 2014 trên nhóm 76 nam giới bị hói đầu cho thấy, số lượng tóc trên da đầu trung bình tăng 40% sau khi dùng 400mg dầu hạt bí ngô mỗi ngày trong 24 tuần.
5.6 Caffeine
Có rất ít nghiên cứu về việc caffeine có thể thúc đẩy sự phát triển của tóc hay không. Trong số đó, có nghiên cứu năm 2014 cho thấy, caffeine có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc bằng cách:
-
Hỗ trợ tóc nhanh dài
-
Giúp kéo dài giai đoạn phát triển của tóc
-
Thúc đẩy sản xuất keratin cho tóc chắc khỏe hơn
5.7 Vitamin B-12 và B-6
Sự thiếu hụt vitamin B, đặc biệt là vitamin B6 và vitamin B12 có thể khiến hormone DHT hoạt động mạnh mẽ hơn và gây ra tình trạng rụng tóc và khiến tóc trở nên thưa mỏng.
Vitamin nhóm B là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tổng thể.
Mặc dù việc bổ sung B12 hoặc B6 có thể không giúp phục hồi tóc đã mất nhưng chúng có thể giúp tóc mới mọc lên khỏe hơn, dày hơn nhờ cải thiện lưu lượng máu đến các nang da đầu.
► Xem thêm 25 cách trị rụng tóc tự nhiên tại nhà
6. Những tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc giảm DHT
Một số tác dụng phụ được ghi nhận khi dùng thuốc chẹn hormone DHT bao gồm:
-
Rối loạn cương dương
-
Xuất tinh sớm hoặc khó xuất tinh
-
Phát triển mỡ thừa và đau quanh vùng vú
-
Phát ban
-
Cảm thấy mệt mỏi
-
Nôn mửa
-
Làm rậm lông mặt và lông khắp cơ thể
-
Suy tim, sung huyết do giữ muối hoặc nước, đặc biệt có thể xảy ra khi dùng minoxidil quá lâu.
Giảm ham muốn tình dục là hậu quả thường gặp của nam giới khi dùng thuốc chặn DHT
7. Phương pháp khoa học giúp giảm DHT chưa ghi nhận tác dụng phụ
Ở những người có yếu tố di truyền hói đầu, đặc biệt là nam giới sẽ khiến cơ thể tăng sản xuất hormone DHT và độ nhạy cảm của nang tóc với hormone này cũng tăng lên. Trong khi, DHT là hormone có hại cho tế bào mầm tóc, khiến tế bào mầm tóc suy yếu dẫn đến tóc rụng nhiều, tóc mới không mọc lên được nữa.
Do đó, để giảm rụng tóc, hói đầu ở nam giới bắt buộc phải có cơ chế ngăn chặn sản sinh DHT và giảm tác động của chúng lên tế bào mầm tóc. Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện công thức CLI-α (Alpha) có trong sản phẩm QIk Hair For Men dành cho nam giới, có khả năng hỗ trợ:
-
Cân bằng thần kinh nội tiết cho nam giới
-
Giảm sản xuất Dihydrotestosterone (DHT) nhờ khả năng giảm hoạt động của men 5-alpha-reductase (5AR)
-
Thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển đúng chu kỳ
Từ đó, tóc mọc lại chắc khỏe, sợi tóc dày hơn, giảm nguy cơ bị rụng, hói đầu do di truyền.
Tóc mọc lại dày hơn, mượt mà hơn giúp nam giới tràn đầy tự tin và quyến rũ
Mức độ phục hồi tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của tình trạng rụng tóc do DHT gây ra, thời bị rụng tóc và khả năng hấp thu của nang tóc với các thành phần có trong Qik Hair For Men.
8. Một số nguyên nhân khác gây rụng tóc, hói đầu
Hormone DHT không phải là lý do duy nhất khiến tóc mỏng dần, thậm chí là hói đầu. Dưới đây là một số lý do khác khiến bạn có thể bị rụng tóc.
-
Rụng tóc mảng do rối loạn miễn dịch
Rụng tóc từng mảng bắt nguồn từ tình trạng tự miễn dịch của cơ thể, khiến các tế bào miễn dịch tự tấn công các nang tóc trên da đầu. Mặc dù ban đầu bạn có thể nhận thấy tóc rụng ít, nhưng dần dần tình trạng mất tóc ngày càng nặng, tóc rụng thành mảng lởm chởm trên da đầu. Cuối cùng có thể gây hói đầu.
-
Lichen planus
Lichen planus là một tình trạng tự miễn dịch khác khiến cơ thể tấn công các tế bào da, bao gồm cả tế bào mầm tóc nằm trên da dầu. Điều này có thể dẫn đến tổn thương nang lông khiến tóc bạn bị rụng.
Lichen planus ảnh hưởng nghiêm trọng đến da đầu và số lượng tóc trên da đầu
-
Bệnh tuyến giáp
Các tình trạng bất thường của tuyến giáp đều có thể khiến cơ thể mất kiểm soát các hormon tuyến giáp. Điều này có thể dẫn đến rụng tóc trên toàn bộ da đầu.
-
Bệnh Celiac
Bệnh Celiac cũng là một tình trạng tự miễn dịch của cơ thể gây ra rối loạn chức năng tiêu hóa khi ăn gluten – một loại protein thường có trong thực phẩm như bánh mì, yến mạch và các loại ngũ cốc khác. Rụng tóc là biểu hiện điển hình của tình trạng này.
-
Nhiễm trùng da đầu
Các tình trạng nhiễm trùng da đầu, đặc biệt là nấm da đầu có thể làm cho da đầu của bạn có vảy và ngứa. Tác động gãi ngứa có thể khiến tóc rụng ra khỏi các nang bị nhiễm trùng.
-
Tóc rễ tre
Tóc rễ tre là tình trạng bề ngoài sợi tóc xù xì, dễ rối, không cảm nhận được sự mượt mà khi chạm tay vào. Đó là một triệu chứng phổ biến của hội chứng Netherton, một rối loạn di truyền dẫn đến tóc mọc không đều và rụng tóc nhiều.
Tóc rễ tre rất khó chải và làm mượt chúng
-
Lão hóa
Một vài giả thuyết khác được đưa ra để giải thích chứng rụng tóc ở nam giới là do tuổi tác. Sự gia tăng áp lực cho các nang tóc ngày càng tăng từ da đầu, khiến tóc càng dễ rụng hơn.
Ở những người trẻ hơn, các nang tóc được đệm bởi các mô mỡ xung quanh dưới da. Làn da đàn hồi và đủ nước đồng nghĩa với có khả năng giữ nang tóc và chân tóc tốt hơn. Khi da bị mất nước, da đầu sẽ chèn ép các nang tóc, khiến chúng dần teo nhỏ.
9. Các câu hỏi thường gặp
9.1 DHT cao ở nữ gây ra vấn đề gì?
Sự gia tăng DHT cũng gây ra rụng tóc ở phụ nữ. Nếu bạn là phụ nữ dư thừa DHT, các triệu chứng DHT cao khác có thể ghi nhận được bao gồm tăng mọc lông mặt, tăng mọc lông mu, ngừng kinh nguyệt và tăng mụn trứng cá…
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng dư thừa DHT, hãy cân nhắc sử dụng thuốc chặn DHT, từ đó giúp giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe do DHT dư thừa.
9.2 Vai trò của DHT với chức năng tình dục nam giới?
Vai trò của DHT đối với chức năng tình dục của nam giới vẫn còn gây tranh cãi. Phần lớn các nghiên cứu về chất ức chế 5-alpha reductase thay vì nghiên cứu trực tiếp mức DHT. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới gia tăng khi dùng chất ức chế 5-alpha reductase để giảm mức DHT của họ. Những loại thuốc này cũng đã được chứng minh là làm giảm ham muốn và ham muốn tình dục nam giới.
Nếu bạn đã bị rụng tóc do hormone DHT, bạn cần thực hiện các biện pháp chữa trị từ sớm, nếu không có thể làm mất nang tóc và gây ra hói đầu vĩnh viễn.