icon_order_left_03

Rụng tóc ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Rụng tóc ở tuổi dậy thì thường không phổ biến và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, nhiễm trùng, ảnh hưởng tâm lý hoặc do dùng một số loại thuốc… Tin tốt là rụng tóc ở tuổi vị thành niên là tạm thời, có thể điều trị và tóc có thể mọc lên khỏe mạnh.

rụng tóc ở tuổi dậy thì

Ở giai đoạn dậy thì (trẻ em trong độ tuổi 10-17 tuổi), cơ thể trẻ trải qua nhiều thay đổi cả bên trong và bên ngoài. Bên cạnh hưởng lợi ích từ phát triển chiều cao, hình thành đặc điểm giới tính, tâm sinh lý… thì các hormone trong cơ thể trẻ còn ảnh hưởng đến tình trạng rụng tóc. [1] [2]

Tuổi dậy thì được kích hoạt bởi các hormone giới tính androgen (hormone nội tiết tố nam). Khi androgen tăng cao sẽ giúp cơ quan sinh sản, xương, da dẻ và một số vùng khác phát triển. Tuy nhiên, androgen cũng chính là nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc Androgen ở cả hai giới.

Dưới đây là các kiểu rụng tóc ở tuổi dậy thì phổ biến:

  • Rụng tóc từng mảng.

  • Rụng tóc từng vùng (Alopecia Universalis).

  • Rụng tóc toàn thể.

Phần lớn nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ đang dậy thì là tạm thời. Tuy nhiên, việc nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể giúp khắc phục số lượng tóc rụng, lấy lại ngoại hình và sự tự tin của các em.

2.1 Yếu tố di truyền

Giai đoạn dậy thì có thể bị rụng tóc do gen di truyền, thường gặp ở các bé trai có bố hoặc ông ngoại bị hói đầu hoặc rụng tóc nhiều. Điều này khiến cho trẻ dậy thì e ngại việc gội đầu thường xuyên và vì vậy làm trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc.

Ngoài ra, rụng tóc nội tiết tố nam cũng bắt đầu ở giai đoạn dậy thì, xảy ra ở nam và nữ giới. Đây cũng được xem là một yếu tố được di truyền từ gia đình. Ở nam giới, rụng tóc biểu hiện bằng sự thụt lùi của chân tóc theo hình chữ M hoặc U và dần dần bị hói ở đỉnh tóc. Nữ giới thường nhận thấy tóc mỏng dần dọc theo đường chân tóc.

2.2 Hormone thay đổi gây rụng tóc tuổi dậy thì

Nhiều thay đổi xảy ra trong tuổi dậy thì có liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone. Một số hormone liên quan đến tuổi dậy thì bao gồm:

  • Testosterone: Đây là hormone sinh dục đặc trưng ở nam giới. Bước vào giai đoạn dậy thì, hormone này sẽ giúp phát triển các đặc điểm của nam giới như giọng nói trầm hơn, mọc râu trên mặt, mọc lông mu và phát triển cơ bắp… Testosterone cũng đóng một vai trò trong sự phát triển của nữ giới, nhưng ở mức độ thấp hơn so với nam giới.

  • Dihydrotestosterone: Viết tắt là DHT, hormone này xuất hiện khi nồng độ testosterone sụt giảm và xuất hiện với số lượng cao hơn nhiều ở tuổi dậy thì. 

  • Estrogen: Đây là một loại hormone sinh dục giới tính đặc trưng của nữ giới. 

  • Hormone tăng trưởng: Nồng độ của hormone tăng trưởng tăng lên trong tuổi dậy thì, có lợi cho sự phát triển của xương và cơ, giúp trẻ cao hơn. 

  • Estradiol: Là hormone sinh dục chính của nữ giới. Khi bị mất cân bằng nội tiết tố này có thể làm thay đổi chu kỳ tăng trưởng của tóc và gây ra rụng tóc ở tuổi dậy thì.

2.3 Chu kỳ ngủ lộn xộn

Trẻ em gái và trẻ em trai sẽ trải qua những thay đổi đáng kể trong nhịp sinh học, phần lớn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thông thường, trẻ em có xu hướng đi ngủ khá sớm, khoảng từ 20 đến 21h tối, đến giai đoạn dậy thì, thanh thiếu niên sẽ trải qua thời gian đi ngủ muộn hơn vài giờ. 

Để phản ứng với những thay đổi mới này, cơ thể của trẻ sẽ bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Ngủ không đủ giấc có thể là một trong những lý do khiến các em bị rụng tóc.

► Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Thức khuya có rụng tóc không? Nguyên nhân và cách điều trị.

thức khuya sử dụng điện thoại gây rụng tóc tuổi dậy thì

Nghịch điện thoại buổi tối có thể khiến trẻ lỡ mất giờ đi ngủ

2.4 Thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết

Không ăn uống lành mạnh, ăn uống qua loa, chuộng thức ăn nhanh… vốn không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đang phát triển của trẻ. Hậu quả là thiếu hụt vitamin và dưỡng chất cho tế bào mầm tóc, góp phần gây rụng tóc tuổi dậy thì.

Không chỉ khiến tóc của trẻ vị thành niên bị·rụng mà người trưởng thành cũng bị mất tóc nếu thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng này, như: vitamin A, vitamin E, kẽm, vitamin C, niacin, vitamin D, vitamin E, biotin, axit folic, selen… 

2.5 Thiếu sắt gây rụng tóc tuổi dậy thì

Trẻ em bước vào độ tuổi dậy thì có nhiều biến đổi tâm sinh lý, ngày cả thói quen ăn uống cũng thay đổi, trẻ dễ đối mặt với tình trạng thiếu sắt, đặc biệt là những trẻ đang ăn chay.

Thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở các cô gái tuổi teen hơn là nam giới vì cơ thể của phái nữ bị mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt. Ở nam thiếu niên, sự phát triển nhanh chóng của lưu lượng máu và khối lượng cơ cũng dẫn đến thiếu sắt. 

2.6 Các vấn đề về tâm lý

Những thay đổi trong nội tiết tố ảnh hưởng không nhỏ đến cảm xúc và suy nghĩ của trẻ em ở độ tuổi “giao mùa”. Tuổi dậy thì thường có những thay đổi tâm lý bất thường như:

  • Thường xuyên thay đổi cảm xúc

  • Tò mò, suy nghĩ và ham muốn tình dục

  • Dễ căng thẳng hơn

  • Áp lực học hành

  • Lo lắng về sự phát triển bất thường của cơ thể

  • Cảm giác tiêu cực và suy sụp cảm xúc – điều này có hại đối với các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, đặc biệt là tế bào mầm tóc.

căng thẳng mệt mỏi gây rụng tóc tuổi dậy thì

Mệt mỏi căng thẳng vì việc học hành khiến trẻ dễ bị rụng tóc 

2.7 Thay đổi kiểu tóc và lạm dụng hóa chất, nhiệt độ liên tục

Đây là điều mà hầu như cô gái và chàng trai tuổi teen nào cũng muốn trải nghiệm. Tuy nhiên, việc thay đổi các kiểu tóc tết, búi tóc, tóc đuôi ngựa… càng liên tục càng gây áp lực rất nhiều lên tóc. Vì các chân tóc liên tục bị kéo căng khiến tóc rụng nhiều, tóc thưa.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng các phương pháp tạo mẫu tóc bằng nhiệt như uốn tóc, duỗi tóc, sấy tóc có thể khiến tóc bị hư tổn. Các sản phẩm chứa nhiều hóa chất như thuốc nhuộm tóc cũng gây rụng tóc ở trẻ đang dậy thì.

2.8 Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh

Nguyên nhân sâu xa của việc rụng tóc tuổi dậy thì có thể là do trẻ đang dùng một số loại thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ là rụng tóc. Thuốc tránh thai được phát hiện đang được nhiều cô gái ở độ tuổi này sử dụng và trong một số trường hợp, chúng có thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Do đó, xảy ra tình trạng rụng tóc vì thần kinh nội tiết thay đổi.

Tình trạng sức khỏe không ổn định cũng là một lý do có thể khác gây ra rụng tóc ở thanh thiếu niên. Nếu bị rụng nhiều tóc bất thường trong một thời gian dài, bạn có thể cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và kiểm tra để tìm ra giải pháp trị rụng tóc phù hợp với sức khỏe.

2.9 Do bệnh lý

Rụng tóc xảy ra ở tuổi dậy thì còn có thể bị ảnh hưởng từ một số bệnh lý như: 

  • Bệnh hắc lào da đầu: Là một bệnh nhiễm trùng do xuất hiện nấm trên da đầu, còn được gọi là bệnh nấm da đầu. Bệnh có thể gây rụng tóc loang lổ nếu không được điều trị kịp thời.

  • Rụng tóc từng mảng: Có khoảng 20% ​​người rụng tóc mảng được chẩn đoán là dưới 16 tuổi.

  • Rối loạn giật tóc (Trichotillomania): Là hội chứng dẫn đến hành vi ép buộc nhổ tóc của chính mình. Bất kỳ người nào gặp phải vấn đề này cần được bác sĩ trị liệu tư vấn ngay lập tức.

Hói đầu hoặc rụng tóc nhiều thường chỉ là mối quan tâm của những người trưởng thành, rất ít bị than vãn bởi trẻ em dậy thì. Nhưng thực tế, thanh thiếu niên cũng bị rụng tóc và đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề. 

Rụng tóc ở tuổi dậy thì thậm chí còn ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình, tâm lý và các mối quan hệ của trẻ nhiều hơn người lớn. Một vài ảnh hưởng tiêu cực mà các em tuổi teen thường trải qua khi bệnh rụng tóc có thể kể đến như:

  • Cảm giác tự ti, mặc cảm vì ngoại hình “lỗi”

  • Mất nhiều thời gian quan tâm mái tóc

  • Xao nhãng việc học tập

  • Làm tăng nguy cơ hói đầu sớm

Rụng tóc tuổi dậy thì chỉ xuất hiện ở một thời điểm, áp dụng các biện pháp khắc phục càng sớm thì khả năng phục hồi của tóc cành nhanh chóng. Trên thực tế, bằng cách tuân theo một số biện pháp thay đổi lối sống, rụng tóc ở thanh thiếu niên có thể được kiểm soát.

4.1 Chú trọng đặc biệt đến dinh dưỡng cần thiết

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp giữ cho chân tóc khỏe mạnh. Thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất có thể giúp tóc chắc khỏe.

  • Protein: Thành phần sợi tóc có 70% là protein, đa số là keratin, vì vậy ăn uống đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, các loại hạt, … hoặc bổ sung nguồn keratin peptit thủy phân như Cynatine sẽ giúp tóc chắc khỏe, giảm rụng và mọc nhanh hơn.

  • Vitamin A: Vitamin A hòa tan trong chất béo hỗ trợ thị lực và cải thiện rụng tóc, tăng cường khả năng miễn dịch. Nếu trẻ em dậy thì ghi nhận tình trạng bị mỏng tóc, nên chủ động bổ sung thêm vitamin A từ một số loại thực phẩm như: Khoai lang, rau chân vịt, cá trích, ớt, trứng… 

  • Vitamin B: Vitamin B có liên quan đến tám biến thể, bốn trong số đó – biotin, riboflavin, folate và B12 – có thể gây ra rụng tóc nếu không được cung cấp đầy đủ. Giống như vitamin A, hầu hết các loại vitamin B sẽ không bị thiếu nếu trong chế độ ăn được bổ sung các thực phẩm phổ biến như: Trứng, yến mạch, hàu, cây họ đậu, rau lá xanh… 

  • Vitamin C: Loại vitamin này có thể làm giảm đáng kể tình trạng rụng tóc do thiếu sắt vì nó giúp tăng cường hấp thu sắt vào ruột. Các nguồn vitamin C sau đây đều rất quan trọng đối với những người dễ bị rụng tóc liên quan đến thiếu chất sắt: ổi, cam, quýt, bưởi, bông cải xanh, mì ống, ngũ cốc… 

  • Vitamin D: Ngoài gây bệnh còi xương – một chứng rối loạn xương liên quan đến thiếu vitamin D – thì thiếu hụt loại dưỡng chất này có thể gây rụng tóc ở tuổi dậy thì. Điều này là do vitamin D hoạt động trên một thụ thể điều chỉnh sự phát triển và sức khỏe của nang tóc. Tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời và từ thức ăn là gợi ý hay ho. 

  • Vitamin E: Là một chất chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch, vitamin E có thể chống lại thành phần tự miễn dịch gây ra rụng tóc, chủ yếu là rụng tóc từng mảng. Bạn có thể tìm vitamin E trong các loại thực phẩm sau: Dầu thực vật, quả hạch, rau đậm màu, trái bơ, hạt hướng dương… 

  • Kẽm: Được tìm thấy trong cá và các loại thit. Kẽm có liên quan chặt chẽ đến việc rụng tóc ở trẻ dậy thì. Vì vậy, nên bổ sung chế độ ăn uống giàu kẽm vì con người không tự sản xuất ra nó.

  • Selen: Giống như kẽm, selen là một nguyên tố vi lượng mà chúng ta không thể tự sản xuất. Nhưng Selen cũng tham gia rất nhiều vào việc hình thành hàng chục loại protein và một số enzym có lợi cho sự mọc tóc. Có những thực phẩm giàu selen, bạn có thể tăng cường như nấm, yến mạch, phô mai, thịt bò, cá ngừ…

  • Sắt: Thiếu sắt là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới, trong đó thiếu sắt sẽ gây thiếu máu và rụng tóc. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp bạn lấy lại lượng sắt: Thịt đỏ, hải sản, gia cầm, đậu lăng, rau chân vịt…

► Mời bạn tham khảo bài viết 26 thực phẩm tốt cho tóc

dinh dưỡng tốt cho tóc

Bổ sung nguồn thực phẩm lành mạnh là biện pháp nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh, hiệu quả

4.2 Thiết lập lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh

Việc phá bỏ những thói quen cũ và tạo ra những thói quen lành mạnh giúp bạn có một cái nhìn tích cực, đồng thời giúp mái tóc mọc khỏe mạnh hơn.

  • Xác định cụ thể những thói quen xấu hoặc không lành mạnh, từ đó giúp trẻ có sự thay đổi phù hợp. Ví dụ như: thức khuya, bỏ bữa, không uống đủ nước… 

  • Loại bỏ các tác nhân tiêu cực xung quanh cuộc sống của trẻ vị thành niên. Chẳng hạn như không cãi nhau trước mặt trẻ, tránh đưa thông tin tiêu cực cho trẻ biết…

  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn thường bị hao hụt chất dinh dưỡng, chứa nhiều muối và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Trẻ đang trong giai đoạn phát triển, nhất là tuổi dậy thì cần tránh sử dụng loại thực phẩm này.

  • Không thể có một lối sống lành mạnh nếu không có sức khỏe tinh thần. Ngày càng có nhiều trẻ em bị tự kỷ, sống nội tâm ít chia sẻ với bố mẹ… bệnh có thể phát triển thành trầm cảm. Do đó, điều quan trọng là bố mẹ cần chủ động quan sát và tìm hiểu tâm sinh lý bất thường của con mình, có mặt và cho lời khuyên đúng lúc giúp trẻ nhỏ vượt qua giai đoạn này nhanh hơn.

  • Không hút thuốc lá hay uống rượu bia ở giai đoạn dậy thì.

4.3 Điều trị bằng các phương pháp thiên nhiên

Dưới sự hướng dẫn của phụ huynh, trẻ em có thể tự ủ tóc tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên, đơn giản như sau:

  • Nha đam (lô hội): Nha đam có tác dụng làm dịu da đầu bị tổn thương, tạo môi trường lành mạnh giúp tóc phát triển mạnh mẽ. Lô hội cũng giúp làm sạch bã nhờn, giảm nguy cơ tắc nghẽn nang lông. Để sử dụng cách trị rụng tóc tự nhiên này một cách hiệu quả, bạn chỉ cần xoa bóp gel lô hội nguyên chất trực tiếp dọc theo da đầu hoặc tìm loại dầu gội có chiết xuất từ ​​lô hội.

  • Hành tây: Nước ép hành tây hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của tóc. Nhờ có hàm lượng lưu huỳnh, hành tây giúp tăng lưu thông máu, thúc đẩy tăng trưởng collagen và kháng khuẩn, giúp điều trị nhiễm trùng da đầu. Để sử dụng hành tây cho da đầu, ép nước hành tây rồi thoa lên da đầu và để thấm trong 15 phút. Sau đó gội sạch bằng dầu gội và xả với nước..

  • Dầu dừa: Một trong những lý do hàng đầu gây rụng tóc nói chung là do da đầu bị khô. Để đẩy lùi quá trình rụng tóc ở tuổi dậy thì do khô da đầu và giúp các nang tóc của bạn khỏe mạnh trở lại, bạn có thể xoa bóp dầu dừa vào chân tóc mỗi ngày.

  • Dầu hương thảo: Đây cũng là một phương pháp hỗ trợ điều trị rụng tóc tự nhiên, hoạt động như một chất kích thích khi thoa trực tiếp lên da đầu. Dầu hương thảo có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, cả hai lợi ích này đều giúp tóc mọc lại đáng kể.

  • Trứng gà: Đắp mặt nạ tóc bằng trứng là một trong những cách hỗ trợ chữa rụng tóc tự nhiên, dễ thực hiện. Trứng giàu protein giúp thúc đẩy tóc mọc lại và đẩy lùi hư tổn. Để thực hiện, trộn một quả trứng và một thìa dầu ô liu vào bát. Sau khi gội đầu, thoa mặt nạ trên tóc ẩm và đội mũ tắm để mặt nạ thấm vào da đầu ít nhất 10 phút. Khi nó đã ngấm và hấp thụ hoàn toàn, hãy rửa sạch và gội bằng dầu dưỡng ẩm.

► Xem ngay 25 cách trị rụng tóc tự nhiên tại nhà

thực hiện ủ tóc tại nhà

Giúp mái tóc bóng mượt, mềm mại hơn bằng mặt nạ tóc tự nhiên

4.4 Sử dụng thuốc bôi ngoài

Các loại thuốc bôi ngoài da trị rụng tóc hiện nay thực chất là có tác dụng điều trị bệnh da đầu. Khi các bệnh da đầu được chữa khỏi, tóc mọc lại trên nền da đầu khỏe, sợi tóc cũng dày khỏe và sống lâu hơn.

4.5 Chú trọng đến chăm sóc tóc và da đầu

Trong một số trường hợp, gàu và da đầu nhờn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc ở trẻ vị thành niên. Đôi khi nhiễm trùng da đầu do gãi ngứa khi bị gàu có thể làm tăng rụng tóc. Vì vậy, giải pháp chính cho trường hợp này là vệ sinh da đầu sạch sẽ và thường xuyên, giúp đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh da đầu, “dọn đường” cho tóc mọc trở lại.

4.6 Thể dục thể thao, giảm căng thẳng

Thể chất là một khía cạnh quan trọng giúp cuộc sống lành mạnh hơn, đó là lý do tại sao bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày để duy trì lối sống khoa học. 

Lời khuyên để duy trì hoạt động thể chất:

  • Khi đi làm hoặc đi chơi ở các điểm đến gần nhà, hãy chọn đi bộ thay vì sử dụng phương tiện.

  • Sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy.

  • Nếu bạn phải ngồi lâu, hãy đứng dậy và thực hiện bài tập kéo giãn đơn giản 10 phút mỗi giờ.

  • Bắt đầu làm công việc nhà thủ công như dọn dẹp, lau nhà và cắt cỏ để đốt cháy calo và kiểm soát cân nặng.

4.7 Tránh lạm dụng các phương pháp tạo kiểu tóc

  • Không làm rụng tóc bằng cách buộc chặt tóc, nhuộm tóc, kéo tóc… quá thường xuyên. 

  • Nếu bạn sử dụng thiết bị làm nóng như lược nóng, máy uốn tóc hoặc máy sấy, hãy chọn nhiệt độ thấp nhất và hạn chế thời gian thiết bị tiếp xúc với tóc.

  • Nếu buộc phải nhuộm tóc, không nên tẩy tóc

  • Tránh nối tóc vì có thể kéo sợi tóc và chân tóc rụng nhanh hơn

  • Bỏ qua các sản phẩm giữ nếp như keo xịt tóc và gel vuốt tóc. Điểm chung của những sản phẩm này là chúng phủ lên tóc một lớp hóa chất, khi chải sẽ tạo ra ma sát, làm tăng nguy cơ gãy rụng.

4.8 Uống nhiều nước

Giống như cây cần nước, tóc cũng cần đủ nước để phát triển. Bởi vì nước là thành phần quan trọng hỗ trợ đưa vitamin và các chất dinh dưỡng đến tóc, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tóc.

Nước chiếm gần 30% trọng lượng của một sợi tóc. Khi mất nước hoặc thiếu nước cho cơ thể sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của tóc. Vì vậy, trẻ trong độ tuổi dậy thì nên chú ý uống khoảng hai lít nước mỗi ngày để giúp tóc chắc khỏe, tăng tốc độ phát triển.

► Xem thêm bài viết 12 Nguyên nhân rụng tóc ở tuổi 18 đáng quan tâm và cách khắc phục

Trường hợp đã bước qua tuổi dậy thì nhưng trẻ vẫn bị rụng tóc nhiều, có thể sử dụng Qik Hair (chuyên biệt cho nam và nữ) để cải thiện và kích thích tóc mọc mới. Qik Hair đặc biệt phù hợp người trên 18 tuổi bị rụng tóc, thưa tóc, rối loạn thần kinh nội tiết, làm việc trong môi trường căng thẳng, viêm nhiễm da đầu, chịu ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc, người có nguy cơ hói đầu sớm… 

Sản phẩm có 2 phiên bản với 2 công thức chuyên biệt: Qik Hair For Women với công thức CLI-β dành cho nữ và Qik Hair For Men với công thức CLI-α  dành cho nam. Hai công thức này có khả năng hỗ trợ chống lại các tác nhân gây hại tế bào mầm tóc, ổn định thần kinh nội tiết (chuyên biệt cho nữ và nam), cung cấp dưỡng chất chuyên biệt giúp mái tóc phục hồi nhanh chóng, mọc tóc nhanh hơn, sợi tóc dày khỏe, bóng mượt.

qik hair

Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, rụng từ 50 đến 100 sợi tóc trong một ngày là bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng rụng tóc ngày càng mất kiểm soát thì cần hết sức lưu ý. Nếu vấn đề là do chế độ ăn uống và một số thói quen có hại cho tóc, thì mọi thứ sẽ ổn trở lại khi bạn có một chế độ ăn uống cân bằng, ngừng thay đổi kiểu tóc quá nhiều lần hoặc học cách quản lý căng thẳng.

Nhưng nếu bạn đang đối mặt với chứng rối loạn nhịp tim hoặc có một số chấn thương, trục trặc sức khỏe nghiêm trọng, cần được thăm khám sớm với bác sĩ chuyên môn. 

Một số nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể ngăn chặn được và có khả năng hồi phục. Ví dụ: nếu bạn đang bị rụng tóc do mất cân bằng hormone tuyến giáp, việc điều chỉnh sự mất cân bằng hormone này có thể cải thiện sự phát triển của tóc. Hạn chế các tác nhân gây hại tóc (như hóa chất, tia UV, nhiệt độ cao…), xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cũng có thể giúp phòng ngừa rụng tóc tuổi dậy thì. 

Trường hợp rụng tóc do di truyền, sẽ không có cách chữa trị dứt điểm mà chỉ có thể làm chậm sự tiến triển của hói đầu bằng lối sống khoa học, bổ sung dưỡng chất tốt cho tóc.

Rụng tóc tuổi dậy thì có thể khiến trẻ tự ti về ngoại hình, ngại giao tiếp với người xung quanh. Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc tóc thường xuyên, tránh hóa chất gây hại và xử lý nhiệt là một số cách quan trọng để ngăn ngừa rụng tóc ở thanh thiếu niên.

11:43 07/09/2023
Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết liên quan

Rụng tóc ở nam tuổi 20 có đáng lo ngại? Làm sao để khắc phục?

Khi nhắc đến rụng tóc ở nam giới, hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ các “ông chú” tuổi trung niên mới gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên trên thực tế, có không ít nam giới mới 20 tuổi đã “dính lời nguyền” rụng tóc. Vậy rụng tóc ở nam tuổi 20 có đáng lo ngại? Khắc phục như thế nào? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ trong bài viết dưới đây nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về...
Chi tiết

Rụng tóc khi gội đầu ở nam và nữ: Bao nhiêu sợi là bình thường?

Nếu để ý, bạn sẽ thấy tóc có xu hướng rụng nhiều hơn khi gội đầu. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc rụng tóc khi gội đầu nguyên nhân do đâu và gội đầu rụng bao nhiêu tóc là bình thường không? Hôm nay, Qik Hair sẽ giải đáp cho bạn tại sao và hướng dẫn cách giảm rụng tóc khi gội đầu mà bạn sẽ cần đến đấy.
Chi tiết

Rụng tóc sau sinh: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống

Mẹ bị rụng tóc sau sinh là trường hợp cực kỳ phổ biến. Sau sinh, chị em thường phải đối mặt với tình trạng rụng tóc như mưa. Khảo sát tại Việt Nam về những khó khăn thường gặp ở phụ nữ sau sinh, 80 - 90% phụ nữ đều bị rụng tóc nhiều sau khi đẻ con. Đối diện với mái tóc lưa thưa khiến chị em không khỏi xót xa, lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân gây...
Chi tiết

Rụng tóc 2 bên thái dương: Nguyên nhân và cách điều trị

Rụng tóc 2 bên thái dương có nhiều lý do, có thể là di truyền, thay đổi nội tiết tố hoặc thiếu hụt dưỡng chất… Tình trạng này được xem là dấu hiệu sớm của chứng hói đầu xảy ra phổ biến ở nam giới. Vậy nên, “khổ chủ” cần phải có giải pháp can thiệp kịp thời, nếu không mức độ rụng sẽ ngày càng nghiêm trọng, rất khó để phục hồi. 
Chi tiết

Hormone DHT gây rụng tóc như thế nào? Cách giảm tác hại của nó

Hormone dihydrotestosterone (DHT) có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau và có thể có hiệu quả trong việc cải thiện một số bệnh. Tuy nhiên, DHT cũng liên quan đến những thay đổi ở tuổi dậy thì và chứng hói đầu ở nam giới. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những tác hại và cách ức chế hoạt động của nó.
Chi tiết

Một ngày tóc rụng bao nhiêu là bình thường?

Tóc của chúng ta cũng tuân theo quy luật “sinh lão bệnh tử”, do đó, chẳng có gì đáng lo ngại nếu bạn thấy vài chục sợi tóc rụng mỗi ngày. Nhưng nếu bạn bị rụng tóc nhiều bất thường trong một khoảng thời gian dài thì không nên chủ quan, bởi có thể bạn đã bị rụng tóc bệnh lý. Vậy, một ngày tóc rụng bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Đáp án nằm ngay...
Chi tiết