icon_order_left_03

Thức khuya có bị rụng tóc không? Nguyên nhân và cách khắc phục từ chuyên gia

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chức năng não, quá trình sửa chữa và sản xuất tế bào mới. Vì vậy, dù chỉ một chút xáo trộn về giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, trong đó có việc thức khuya gây rụng tóc. Vậy thực hư chuyện thức khuya gây rụng tóc là do đâu, cải thiện tại nhà thế nào vừa ít tốn kém vừa hiệu quả…? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

thức khuya có rụng tóc không

Theo các chuyên gia, thức khuya có gây rụng tóc, vì thiếu ngủ là nguyên nhân khiến nang tóc và các tế bào mầm tóc suy yếu. Lúc này, quá trình tái tạo tế bào mầm tóc mới chậm lại, tế bào cũ suy yếu và có thể gây ra tình trạng rụng tóc tạm thời như telogen effluvium.

Ngoài ra, thiếu ngủ hay ngủ không đủ giấc do thức khuya là một biểu hiện của căng thẳng thần kinh. Điều này được biết sẽ ảnh hưởng đến “sự sống” của sợi tóc. Mặc khác, thức khuya cũng có thể làm trầm trọng thêm chứng rụng tóc do di truyền ở cả nam và nữ.

Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia (Hoa Kỳ), trong giai đoạn ngủ, cơ thể có thể hoạt động để hỗ trợ chức năng não cũng như duy trì quá trình phát triển của tóc được diễn ra suôn sẻ. Vì vậy, khi thức khuya sẽ rút ngắn thời lượng của giấc ngủ, dẫn đến nhiều tác hại cho mái tóc như:

1. Hình thành nhiều gốc tự do có hại cho tế bào mầm tóc và sự phát triển của tóc

Gốc tự do là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo tuổi tác, việc sản xuất các gốc tự do ngày càng tăng lên, trong khi các cơ chế bảo vệ của cơ thể giảm xuống. Sự mất cân bằng này tạo điều kiện để các gốc tự do gây tổn thương lên cấu trúc của tế bào, trong đó có tế bào mầm tóc – yếu tố quyết định đến quá trình mọc/rụng tóc. 

Nghiên cứu cho thấy, thức khuya sẽ tăng sản sinh gốc tự do, đồng nghĩa tăng nguy cơ tổn hại sức khỏe của da đầu, cản trở sự hình thành và phát triển của tóc. Tác động của gốc tự do còn có thể ảnh hưởng đến lực neo của sợi tóc trong nang tóc. Đây là lý do khiến lượng tóc ở giai đoạn catagen (ngưng mọc) và telogen (chờ rụng) tăng lên. 

2. Gây rối loạn nội tiết dẫn đến rụng tóc

Sự phát triển của tóc đặc biệt bị chi phối bởi hệ thần kinh nội tiết. Do đó, mất cân bằng nội tiết tố do giấc ngủ không chất lượng có thể gây ra rụng tóc.

Thông thường, một người trưởng thành cần ngủ khoảng 7- 9 giờ mỗi ngày để cơ thể sản sinh đủ lượng hormone melatonin nhằm duy trì sự cân bằng của các hormon khác trong cơ thể. Nghiên cứu thực hiện trên nhóm 40 phụ nữ bị rụng tóc, trong đó cho 20 phụ nữ dùng melatonin và 20 phụ nữ dùng giả dược. Chỉ trong vòng 6 tháng, nhóm dùng melatonin đã ghi nhận tóc mọc dài và nhanh hơn, nhóm còn lại thì không đáng kể. Do vậy, người ta nhận định melatonin tự nhiên do giấc ngủ sinh ra có vai trò đối với sự phát triển của tóc.

mất ngủ gây rối loạn hormone

Chất lượng giấc ngủ kém có thể làm đảo lộn sự cân bằng hormone trong cơ thể và gây ra rụng tóc.

Sự hiện diện của hàm lượng melatonin trong cơ thể còn tạo ra môi trường thích hợp để tóc phát triển khỏe mạnh bằng cách giảm các gốc tự do phá hủy các nang tóc. Tuy nhiên, quá nhiều hoặc quá ít melatonin đều không tốt. Khi lượng melatonin sản sinh không đủ do cơ thể ngủ không đủ giấc, DHT cũng được nhanh chóng được sinh ra. Điều này dẫn đến việc các nang tóc bị co lại, từ đó giảm chất lượng và số lượng tóc theo thời gian.

3. Bị căng thẳng mệt mỏi gây rụng tóc

Thiếu ngủ dẫn đến giải phóng Cortisol, một loại hormone gây căng thẳng. Hormone này có liên quan đến việc tăng mức độ rụng tóc và các bệnh nguy hiểm khác. Ngược lại, khi ngủ đủ giấc, nồng độ cortisol sẽ được phục hồi về mức bình thường, cơ thể ổn định và chu kỳ phát triển của tóc bình thường trở lại.

► Xem thêm bài viết Tóc rụng nhiều sau khi ngủ dậy: Làm sao để ngăn chặn?

Đối với người thức khuya vì chơi game, tham công tiếc việc hay bận bịu con cái… tình trạng rụng tóc có thể được phục hồi nếu mỗi người thực hiện một số biện pháp như:

  • Duy trì một thói quen ngủ khoa học: Bạn nên ngủ sớm, thiết lập thời khóa biểu cho giấc ngủ (đi ngủ và thức dậy theo giờ cố định) sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và tác động tích cực đến sự tăng sinh tế bào mầm tóc nằm ở các nang tóc.

  • Giữ không gian tối và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng từ các thiết bị điện tử: Một nghiên cứu cho thấy, bóng tối kích thích cơ thể tiết melatonin giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nên tắt các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop 2 giờ trước khi đi ngủ… để có giấc ngủ ngon hơn.

  • Sẽ dễ ngủ hơn nếu xung quanh bạn yên tĩnh. Do đó, hãy chủ động tạo môi trường yên lặng bằng việc thêm cách âm cho căn phòng của bạn hoặc đóng kín cửa để có một giấc ngủ ngon.

  • Một chiếc giường êm ái và một chiếc gối có vỏ gối mềm mại là điều cần thiết để nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn.

  • Nên tránh uống rượu bia trước khi đi ngủ.

  • Không đi ngủ khi ăn quá no, tốt nhất là ăn cách 2-3 giờ trước khi ngủ. 

  • Giảm căng thẳng, tiếp xúc với các thông tin tích cực để giữ tinh thần thoải mái hơn. Song song đó là thực hiện các bài tập thở và yoga để thư giãn và làm dịu tâm trạng.

dinh dưỡng tốt giúp mọc tóc chắc khỏe

Bồi bổ cơ thể bằng nhiều nhóm thực phẩm khác nhau giúp giảm nguy cơ rụng tóc do thiếu chất

Bên cạnh cải thiện lối sống và giấc ngủ, chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong việc cải thiện sự phát triển của tóc. Bổ sung thêm các loại thực phẩm nào có nhiều vitamin A, B, C, D, E, kẽm, sắt, biotin… lựa chọn rau lá xanh đậm, cà rốt, khoai lang, bơ, ớt chuông và các loại hạt… sẽ giúp duy trì mái tóc khỏe mạnh và bóng mượt.

► Hãy xem thêm bài viết Các cách trị rụng tóc tại nhà dễ áp dụng để có cho mình thêm nhiều phương pháp điều trị tình trạng rụng tóc nói chung và tóc rụng do thức khuya nói riêng nhé!

Thức khuya có gây rụng tóc, thậm chí là làm trầm trọng hơn tình trạng rụng tóc do bệnh lý vốn có trước đó. Các biện pháp ngăn ngừa từ việc thay đổi lối sống khoa học hơn, ăn uống đầy đủ chất hơn, giải tỏa căng thẳng, ngủ đúng và đủ… chỉ phần nào giúp giảm tóc rụng. Còn nếu muốn kích thích tóc mọc nhanh, mọc chắc khỏe thì cần tăng cường dưỡng chất chuyên biệt từ bên trong.

Theo Tiến sĩ Lê Thúy Tươi, tóc rụng nhiều là do tế bào mầm tóc suy yếu với cơ chế khác nhau giữa nam và nữ. Trong đó, thần kinh nội tiết có vai trò chủ đạo, điều khiển quá trình rụng và mọc tóc nên quá trình này luôn có sự khác biệt giữa 2 giới.

Cụ thể, nam giới bị rụng tóc là do các yếu tố như rối loạn thần kinh nội tiết nam, stress, di truyền… khiến cho tế bào mầm tóc suy yếu. Với nữ giới, thói quen làm đẹp với hóa chất, ăn uống kiêng khem quá mức, stress, rối loạn thần kinh nội tiết… là tác nhân khiến cho tế bào mầm tóc còi cọc. Do đó, muốn đạt hiệu quả điều trị rụng tóc ở mỗi giới, cần có giải pháp chuyên sâu và chuyên biệt cho riêng nam, riêng nữ. 

Trên cơ sở đó, giới chuyên gia Mỹ đã tạo ra sản phẩm hỗ trợ chăm sóc và ngăn rụng tóc chứa hai công thức chuyên biệt riêng cho nam và cho nữ. Đó là sự kết hợp hoạt chất Cynatine® độc quyền, được tinh chiết cao cấp, phối hợp cùng các tinh chất đặc hiệu trong Qik Hair For Men (Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia, American Ginseng…) và Qik Hair For Women (Pumpkin Seed, Black cohosh, Horsetail…) có tác dụng hỗ trợ ổn định thần kinh nội tiết, cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho sợi tóc, ngăn chặn tóc bị tấn công bởi các yếu tố gây hại cả bên trong lẫn bên ngoài, từ đó hỗ trợ thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển đúng và đủ chu trình, giúp tóc giảm rụng, tóc mới nhanh mọc trở lại, tóc dày và chắc khỏe.

qik hair nuôi dưỡng tế bào mầm tóc chắc khỏe

Viên uống Qik Hair với công thức CLI-α, CLI-β giúp tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh, an tâm sử dụng lâu dài 

  1. Mệt mỏi do thức khuya có thể gây rụng tóc không?

Mệt mỏi hầu như không liên quan trực tiếp đến rụng tóc. Nhưng thiếu ngủ sẽ làm tăng mức độ mệt mỏi và căng thẳng, có ảnh hưởng đến việc rụng tóc.

  1. Tóc có mọc lại nếu tôi ngủ nhiều hơn không?

Ngủ nhiều hơn không giúp tóc mọc lại. Nhưng giấc ngủ đủ cùng với lối sống lành mạnh, bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho tóc có thể làm giảm tình trạng tóc rụng nhiều hơn.

  1. Cách tốt nhất để ngủ với tóc là gì?

Thả tóc hoặc buộc tóc lỏng khi ngủ là cách giúp ngăn ngừa chứng rụng tóc do lực kéo (rụng tóc do ma sát). Không nên buộc tóc đuôi ngựa hoặc các kiểu tóc quá chặt khi ngủ vì nó có thể khiến tóc rụng nhiều hơn.

13:32 07/09/2023
Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết liên quan

Rụng tóc Telogen effluvium là gì? Làm sao để khắc phục triệt để?

Rụng tóc Telogen là một dạng rụng tóc tạm thời, thường xảy ra do căng thẳng quá mức, thay đổi nội tiết tố, cơ thể thiếu hụt dưỡng chất… Rụng tóc Telogen effluvium có thể mọc lại sau 3-6 tháng, nếu “khổ chủ” có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc đúng cách. 
Chi tiết

Gội đầu nhiều tóc có nhanh dài không? Tóc bẩn hay sạch giúp tóc nhanh dài hơn?

Mái tóc dài mượt, óng ả luôn là niềm tự hào của các chị em phụ nữ. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau mà mái tóc của chị em gặp phải tình trạng chậm mọc, lâu dài. Để khắc phục tình trạng này, chị em thường tìm đủ mọi cách chăm sóc tóc, trong đó có cả việc thường xuyên gội đầu. Thực tế, gội đầu nhiều tóc có nhanh dài không? Những chia sẻ trong bài viết...
Chi tiết

Gội đầu bằng chanh có tốt không? 11 cách sử dụng để trị rụng tóc

Gội đầu bằng chanh có thật sự giúp loại bỏ gàu, làm sáng tóc và hỗ trợ mọc tóc? Ngoài quả chanh, còn dưỡng chất tự nhiên nào giúp ngăn rụng và tăng mọc tóc an toàn, hiệu quả hay không? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để các bạn giải đáp được những thắc mắc này, từ đó tìm được phương pháp chăm sóc tóc phù hợp nhất.
Chi tiết

Thuốc xịt chống rụng tóc: Ưu nhược điểm, lưu ý khi dùng và cách chọn lựa

Thuốc xịt chống rụng tóc, thuốc xịt trị rụng tóc là một trong những sản phẩm chăm sóc tóc được rất nhiều người tìm kiếm, sử dụng khi bị rụng tóc, thưa tóc... Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mặt lợi, hại của các loại thuốc này, cần lưu ý những gì để chọn lựa thuốc xịt rụng tóc chất lượng, cũng như xịt chống rụng tóc có thực sự đem lại hiệu quả cho tóc? Nếu bạn...
Chi tiết

Rụng tóc sau COVID-19, tiêm vaccine: Nguyên nhân và cách điều trị

Thời gian qua, không người ít người than phiền bị rụng tóc sau Covid-19 và sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19. Vậy  thực hư vấn đề này là như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề này.
Chi tiết

Tóc yếu dễ rụng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sở hữu một “suối tóc” bồng bềnh, dày mượt và chắc khỏe không chỉ giúp bạn thêm phần cuốn hút, rạng rỡ, nó còn là điểm nhấn thể hiện tính cách của bạn. Tuy nhiên, việc chăm sóc tóc không hề đơn giản, chỉ cần uốn nhuộm tạo kiểu nhiều, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn thần kinh nội tiết,… sẽ khiến tóc yếu, hư tổn, gãy rụng. Tệ hơn, nếu không khắc phục kịp thời có thể khiến tóc mỏng...
Chi tiết