Tóc yếu dễ rụng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Sở hữu một “suối tóc” bồng bềnh, dày mượt và chắc khỏe không chỉ giúp bạn thêm phần cuốn hút, rạng rỡ, nó còn là điểm nhấn thể hiện tính cách của bạn. Tuy nhiên, việc chăm sóc tóc không hề đơn giản, chỉ cần uốn nhuộm tạo kiểu nhiều, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn thần kinh nội tiết,… sẽ khiến tóc yếu, hư tổn, gãy rụng. Tệ hơn, nếu không khắc phục kịp thời có thể khiến tóc mỏng dần và tăng nguy cơ hói đầu.
Vậy làm thế nào để nhận biết mức độ tóc yếu dễ rụng? Tóc yếu rụng nhiều phải làm sao? Những chia sẻ dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Tóc yếu là gì?
Tóc yếu là tình trạng tóc bị chẻ ngọn, xỉn màu, khô xơ khó chải, đặc biệt dễ gãy rụng… Lúc này, cấu trúc tóc bị thay đổi, các thành phần bảo vệ như: protein, keratin, lipid không còn khiến sợi tóc mỏng manh, dễ bị tác động so với bình thường. Khi nhìn một mái tóc bạn có thể dễ dàng nhận thấy mái tóc đó khỏe hay yếu bằng mắt thường.
Nguyên nhân khiến tóc yếu dễ rụng
Tóc yếu dễ rụng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:
1. Mất cân bằng nội tiết
Có thể bạn chưa biết, yếu tố quyết định sự hình thành và sức sống của từng sợi tóc chính là tế bào mầm tóc nằm sâu bên trong da đầu. Quá trình mọc tóc diễn ra khi thần kinh nội tiết của cơ thể truyền tín hiệu, huy động các tế bào mầm di chuyển xuống nhú bì, tại đây các thế bào này sẽ tiến hành hấp thụ các chất dinh dưỡng và một số yếu tố khác để biệt hóa thành một sợi tóc hoàn chỉnh. Điều này cũng có nghĩa, tế bào mầm tóc càng nhiều và càng khỏe mạnh thì tóc mọc lên sẽ dày mượt, chắc khỏe và ngược lại tế bào này bị suy yếu, không hoạt động tóc sẽ mọc lên chậm, sợi tóc yếu, mảnh, dễ rụng.
Điểm mấu chốt ở đây là tế bào mầm tóc rất dễ bị chi phối bởi hệ thần kinh nội tiết và có sự khác nhau ở nam và nữ. Cụ thể, nữ giới khi mang thai, sinh con, sử dụng thuốc tránh thai hay bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh…lượng hormone trong cơ thể sẽ thay đổi thất thường, không ổn định. Trong khi đó, nam giới bị rối loạn thần kinh nội tiết khi có sự tăng hoặc giảm bất thường nồng độ nội tiết nam Testosterone (thường gặp ở người bị rối loạn sinh lý).
Một khi hệ hống thần kinh nội tiết bị xáo trộn sẽ dẫn đến sự suy yếu của tế bào mầm tóc, khiến tóc mọc yếu, dễ rụng, sợi tóc èo uột, mỏng manh, dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài dẫn đến hư tổn.
► Xem thêm: Rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố và cách chữa trị
Rối loạn thần kinh nội tiết sau sinh là một trong những nguyên nhân khiến tóc yếu, rụng ở nữ
2. Căng thẳng/stress
Khi bạn đối mặt với tình trạng lo âu, căng thẳng/stress trong trong một thời gian dài, hệ thần kinh sẽ tiết ra chất P để bảo vệ cơ thể. Nhưng cũng chính chất P này lại gây hại cho tế bào mầm tóc, ảnh hưởng đến quá trình rụng tóc, làm tóc yếu dễ rụng.
3. Thiếu hụt dinh dưỡng
Chế độ ăn uống “nghèo nàn” không đủ chất, kiêng khem quá mức để giảm cân, chán ăn… khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng dinh dưỡng cần thiết như: Protein, sắt, kẽm, vitamin nhóm B, omega 3…. Điều này khiến tóc không nhận đủ “thức ăn” trong máu để phát triển bình thường, từ đó trở nên mỏng yếu, ít bóng mượt và dễ rụng.
4. Bệnh và phương pháp điều trị bệnh
Mắc một số bệnh lý như viêm da đầu, bệnh tuyến giáp, buồng trứng đa nang, tim mạch, tiểu đường, huyết áp… hay dùng phương pháp hóa trị, xạ trị trong điều trị ung thư có thể tác động làm suy yếu tế bào mầm tóc, khiến tóc mọc yếu, dễ rụng hơn bình thường.
5. Chăm sóc tóc sai cách
Gội đầu sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên da đầu, giúp tóc sạch hơn. Tuy nhiên, gội đầu nhiều mỗi ngày có thể làm mất đi lượng dầu tự nhiên trên tóc, có thể gây khô và khiến cho sợi tóc yếu dễ rụng.
Ngoài ra, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng không đội mũ bảo vệ, chải tóc mạnh, thường xuyên sử dụng các thiết bị nhiệt như máy sấy, máy duỗi…, đi ngủ khi tóc còn ướt, cột hoặc búi tóc chặt… cũng là những thói quen làm tóc yếu, dễ gãy rụng.
6. Lạm dụng việc tạo kiểu tóc
Thay đổi kiểu tóc có thể giúp làm mới ngoại hình nên được rất nhiều bạn yêu thích. Nhưng chính việc thường xuyên “hành hạ” tóc bằng đủ các loại hóa chất làm đẹp tóc như thuốc uốn, duỗi, nhuộm, tẩy… có thể làm biến đổi cấu trúc tóc khiến tóc yếu đi, hư tổn nặng, dễ rụng.
Lạm dụng hóa chất tạo kiểu tóc có thể khiến tóc yếu, hư tổn, dễ rụng
Cách nhận biết tóc yếu
Để xác định một mái tóc yếu ngoài bằng mắt thường, bạn cũng có thể kiểm tra theo các cách đơn giản sau:
1. Kiểm tra “nang tóc”
Bạn kẹp sát chân tóc và nhổ một sợi tóc, đảm bảo giữ nguyên phần gốc. Khi sợi tóc được nhổ lên bạn quan sát kĩ phần gốc của nó, nếu nang tóc bình thường phần gốc sẽ có hình củ, nếu chân tóc nhỏ hoặc không có, tóc có thể đang ở tình trạng yếu và dễ gãy rụng. Tuy nhiên, đây không phải là cách kiểm tra chính thức, để xác định chính xác tình trạng sức khỏe nang tóc bạn nên đến cơ sở chuyên khoa làm sinh thiết.
2. Dùng nước kiểm tra độ xốp của tóc
Bạn nhổ 1 vài vài sợi tóc ở nhiều vị trí khác nhau: đỉnh đầu, sau gáy, 2 bên mang tai, sau đó thả vào trong 1 cốc nước và quan sát. Nếu tóc khỏe mạnh thì chúng sẽ nổi lên mặt nước, tóc lơ lửng trong cốc là đang ở tình trạng tương đối khỏe, riêng với tóc yếu và hư tổn sẽ thấm nước và chìm xuống dưới cốc.
3. Kiểm tra độ đàn hồi của tóc
Bạn nắm khoảng 15 – 20 sợi tóc phía bên trên tai bằng hai ngón tay cái và trỏ, nhớ nắm sát vào phần chân nhé, sau đó xoắn lại, kéo căng sợi tóc khoảng 5 giây rồi thả ra. Nếu tóc bị gãy rụng nhiều cho thấy nó đang rất yếu. Nếu trường hợp không gãy rụng nhưng khó trở về trạng thái ban đầu cho thấy tóc của bạn yếu, cần được chăm sóc kịp thời .
4. Kiểm tra bao tóc
Bạn kẹp một sợi tóc giữa ngón trỏ và ngón giữa, sau đó trượt nhẹ nhàng từ phần ngọn xuống gốc. Nếu tóc khỏe bạn sẽ cảm thấy mịn, trượt rất dễ, ngược lại, tóc yếu – hư tổn sẽ tạo ra cảm giác thô ráp, khô cứng, không thể trượt thẳng một mạch.
Tóc mỏng yếu dễ rụng phải làm sao?
Một mái tóc yếu, mất đi độ bóng, khô xơ thì dù bạn có đầu tư uốn, nhuộm cầu kì thì cũng rất khó để đẹp. Chưa kể, tóc yếu nếu để lâu sẽ rụng nhiều, khiến mái đầu của bạn ngày một thưa mỏng, tăng nguy cơ hói đầu. Do đó, khi chẳng may sở hữu mái tóc mỏng yếu dễ rụng, hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc từ bên trong lẫn bên ngoài dưới đây để giúp tóc khỏe hơn:
1. Ngừng các kiểu buộc tóc sát da đầu
Nếu chân tóc yếu dễ rụng, việc buộc quá chặt, quá sát da đầu sẽ làm cho chân tóc của bạn đã yếu lại càng yếu hơn. Do đó, nếu cần buộc tóc, bạn nên buộc nhẹ nhàng bằng các dây buộc chất liệu mềm, buộc theo kiểu đuôi ngựa thấp, để khô tóc rồi buộc, thả tóc khi ngủ để hạn chế tác động đến tóc, tránh kéo căng chân tóc, làm tóc dễ rụng.
Không nên buộc tóc quá chặt, hạn chế kéo căng để tránh làm chúng yếu rụng
2. Hạn chế dùng hóa chất tạo kiểu tóc
Để mái tóc phục hồi, ngăn tóc mỏng yếu, hư tổn thêm, bạn nên hạn chế tạo kiểu cho tóc bằng các hóa chất làm tóc và thiết bị nhiệt. Chỉ nên thay đổi kiểu tóc ít nhất sau 6 tháng, sau khi sử dụng hóa chất cần chăm sóc tóc tích cực, cung cấp thêm các dưỡng chất phục hồi tóc để tránh hư tổn.
3. Massage da đầu bằng tinh dầu tự nhiên
Massage da đầu bằng các tinh chất thiên nhiên như tinh dầu lavender, dầu dừa, dầu oliu… 5 – 10 phút mỗi ngày có thể giúp kích thích nang tóc phát triển, cải thiện chân tóc yếu dễ rụng, kích thích mọc tóc. Đồng thời, massage da đầu còn giúp bạn thư giãn, tinh thần sảng khoái, ngủ ngon hơn.
4. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất thiết không chỉ giúp cho quá trình tái tạo tế bào và trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường, mà còn giúp quá trình mọc tóc cũng diễn ra “suôn sẻ” hơn. Bạn nên tăng cường bổ sung những dưỡng chất có thể giúp nuôi dưỡng mái tóc từ bên trong vào bữa ăn hằng ngày như:
- Protein (trứng, phô mai, thịt, đậu)
- Omega-3 (cá trích, cá hồi, hạt lanh…)
- Vitamin nhóm B như B6, B12, B1
- Axit folic (bông cải xanh, rau bina, bơ, đậu xanh, đậu nành…)
- Các loại trái cây tươi chứa nhiều vitamin A, C (bưởi, đu đủ, kiwi, cam).
5. Gội đầu đúng cách
Một trong những nguyên nhân khiến tóc yếu dễ rụng, hư tổn là do lạm dụng việc gội đầu. Do đó, để cải thiện tình trạng tóc yếu hãy thay đổi thói quen gội đầu: Mỗi tuần bạn chỉ nên gội đầu 2 – 3 lần thay vì gội hàng ngày, trước khi gội đầu hãy gỡ rối cho mái tóc. Trong quá trình gội, bạn nên tránh gãi mạnh da đầu, nên dùng lòng bàn tay hoặc ngón tay chà nhẹ da đầu nhiều lần (không chà tóc).
Ngoài ra, cần lựa chọn dầu gội phù hợp với tình trạng da đầu và tóc, nên ưu tiên các loại dầu gội có thành phần tinh dầu thiên nhiên dịu nhẹ, tránh sử dụng các loại dầu gội công nghiệp có chứa các thành phần hóa học Paraben, Propylene glycol, Sodium laureth, Methylisothiazolinone… gây hại cho tóc.
6. Làm khô tóc tự nhiên
Sau khi gội đầu, tốt nhất bạn nên dùng khăn bông mềm thấm bớt nước và để tóc khô tự nhiên, không nên sử dụng máy sấy ở mức nhiệt độ cao vì có thể khiến tóc bị khô xơ, yếu hơn. Ngoài ra, bạn nên hạn chế chải tóc khi chúng còn ướt, đặc biệt là không gội khuya và đi ngủ lúc tóc chưa khô, vì lúc này chân tóc ẩm lâu dễ rụng hơn bình thường.
Dùng khăn bông mềm để lau tóc sau khi gội đầu và để chúng khô tự nhiên cũng là cách giúp tóc khỏe
7. Quan tâm đến tóc nhiều hơn
Để khắc phục tình trạng tóc yếu dễ rụng, việc quan tâm chăm sóc kỹ hơn sẽ góp phần ngăn tóc yếu mỏng thêm và cải thiện độ dày, cụ thể như:
- Đội mũ bơi khi đi bơi để bảo vệ tóc khỏi các hóa chất trong hồ bơi, sau khi bơi xả tóc lại với nước sạch.
- Đội nón rộng vành để bảo vệ tóc khi ra nắng, hạn chế để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Đắp mặt nạ cho tóc bằng các nguyên liệu thiên nhiên 1 – 2 lần/tuần để cung cấp thêm dưỡng chất cho mái tóc từ bên ngoài, giúp tóc mềm mượt, óng ả hơn.
8. Tránh các thói quen làm hại tóc
Hút thuốc lá có thể làm giảm lưu thông của máu đến cơ thể, kể cả da đầu khiến tóc yếu dễ rụng. Do đó, hãy ngừng hút thuốc lá nếu bạn muốn có một mái khỏe đẹp. Ngoài ra, lạm dụng đồ uống có cồn như rượu bia, đồ uống có gas, cafe có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, khiến nang tóc suy yếu, làm tóc dễ rụng. Vì vậy, khi thay đổi thói quen sử dụng các loại đồ uống này, tương lai mái tóc bạn trở nên dày mượt, chắc khỏe sẽ không còn là điều xa vời.
9. Luyện tập thể dục
Tập thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày, ngoài giúp bạn khỏe mạnh, còn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, từ đó tránh được tình trạng tóc bị yếu, rụng tóc do stress gây ra. Ngoài ra, tập thể dục làm đổ mồ hôi giúp làm sạch da đầu nhờ vậy làm thông thoáng chân tóc, tạo điều kiện cho chân tóc phát triển khỏe mạnh.
Một số bài tập có thể giúp làm đẹp tóc, tăng cường sức khỏe da đầu mà bạn có thể thực hiện tại nhà gồm: Yoga, thiền, chạy bộ, trồng cây chuối…
10. Bổ sung dưỡng chất giúp cân bằng thần kinh nội tiết, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc từ bên trong
Như đã chia sẻ ở trên, nguyên nhân chính khiến tóc mỏng yếu dễ gãy rụng là do thần kinh nội tiết bị rối loạn, làm tế bào mầm tóc suy yếu, hoạt động không đúng chu trình, dẫn đến tóc lâu mọc, khó mọc, sợi tóc mọc lên mỏng yếu, dễ rụng… Lúc này, để tạm biệt mái tóc yếu dễ rụng, hư tổn từ gốc, cần có một giải pháp khoa học có khả năng điều hòa thần kinh nội tiết, bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển.
Trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài, các nhà khoa học Mỹ đã thành công đột phá khi tìm các tinh chất thiên nhiên quý, có thể tác động đến tế bào mầm tóc, thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, ổn định thần kinh nội tiết, bảo vệ tế bào mầm tóc trước các yếu tố gây hại, phát triển thành hai công thức chuyên biệt, đáp ứng với cơ địa của nam và nữ. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng tóc yếu rụng nhiều, kích thích tóc mọc lên khỏe đẹp. Cụ thể 2 công thức đó là:
- Công thức CLI-β (có trong Qik Hair dành cho nữ) chứa tinh chất chuyên biệt cho nữ giới như: Cynatine®, Pumpkin Seed, Black Cohosh, Aged Black Garlic…
- Công thức CLI-α (có trong Qik Hair dành cho nam) chứa tinh chất chuyên biệt cho nam giới như: Cynatine®, Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia, American Ginseng…
⇒ Bạn cũng có thể tham khảo thêm 14 cách dưỡng tóc chắc khỏe tại nhà để khắc phục tình trạng tóc yếu dễ rụng của mình.
Qik Hair – Giải pháp khoa học giúp tóc mọc chắc khỏe, dày mượt từ gốc được chuyên gia khuyên dùng
Qik Hair là sản phẩm chăm sóc tóc sản xuất tại Mỹ, thành phần chiết xuất 100% từ thiên nhiên đã được nghiên cứu, chứng minh hiệu quả sử dụng, an toàn với người dùng kể cả người bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp. Đây là một trong số ít những sản phẩm có công thức chuyên biệt dành riêng cho nam và cho nữ. Có khả năng tác động vào tế bào mầm tóc – “hạt giống” quyết định quá trình rụng mọc tóc, từ đó mang lại hiệu quả vượt trội. |
![]() |
![]() |
Tóm lại, để cải thiện mái tóc yếu dễ rụng, chân tóc yếu, sớm sở hữu một mái tóc chắc khỏe, dày mượt, óng ả bạn cần kết hợp chăm sóc tóc bên ngoài, thay đổi các thói quen gây hại và bổ sung thêm các dưỡng chất có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc, thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển như Qik Hair mới mong hiệu quả từ gốc.