icon_order_left_03

Bệnh tuyến giáp gây rụng tóc: Khắc phục ra sao?

Một trong những rắc rối lớn nhất mà người bệnh tuyến giáp phải đối mặt là rụng tóc. Nhưng vì sao bệnh tuyến giáp gây rụng tóc, làm thế nào để ngăn chặn rụng tóc do rối loạn tuyến giáp lại là điều không phải ai cũng biết rõ. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề bệnh tuyến giáp gây rụng tóc, hãy dành khoảng 10 phút để đọc những chia sẻ trong bài viết dưới đây!

bệnh tuyến giáp gây rụng tóc

Bệnh tuyến giáp là bệnh gì?

Tuyến giáp là một bộ phần nằm ở cổ, có hình con bướm, là một trong những cơ quan quan trọng của hệ thống nội tiết. Chức năng chính của tuyến giáp là sản xuất hormone tuyến giáp nhằm đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể, giúp tăng cường trao đổi chất, kích thích hoạt động của tim, duy trì chức năng tình dục, suy nghĩ,…

Bệnh tuyến giáp xảy ra khi chức năng sản xuất các loại hormone phục vụ cơ thể của tuyến giáp bị rối loạn [1]. Những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp có thể kể đến như:

  • Suy giáp: Là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết.
  • Cường giáp: Xảy ra khi hormone tuyến giáp bị dư thừa trong cơ thể.
  • Bướu tuyến giáp (bướu cổ): Là sự phì đại (phình to) bất thường về kích thước của tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp: Bệnh hình thành khi các tế bào tuyến giáp phát triển bất thường và nhân lên liên tục thành các khối u.

Mối liên hệ giữa bệnh tuyến giáp và rụng tóc

Trước khi đi vào tìm hiểu tại sao bệnh về tuyến giáp gây rụng tóc thì bạn cần hiểu rõ về mối liên quan giữa rụng tóc và bệnh lý tuyến giáp, cũng như dấu hiệu rụng tóc do mắc bệnh tuyến giáp để chủ động can thiệp khắc phục sớm.

1. Tại sao bệnh tuyến giáp gây rụng tóc?

Có thể bạn chưa biết, hormon tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì hoạt động của các nang tóc, nên một khi tuyến giáp hoạt động “bất thường” (hormon tuyến giáp sản xuất không đủ hoặc dư thừa) sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển, rụng – mọc tóc [2]. Cụ thể:

  • Ở bệnh nhân suy giáp, việc sản xuất bã nhờn trên da đầu sẽ kém hơn bình thường. Khi da đầu không đủ lượng dầu tự nhiên để bảo vệ tóc, tóc sẽ trở nên khô yếu, dễ gãy rụng hơn bình thường. Ngoài ra, hormon tuyến giáp có thể làm kéo dài thời gian mọc tóc, khiến tóc rụng đi và khó mọc trở lại. Đây cũng chính là lý do khiến bệnh suy giáp gây rụng tóc.
  • Trong khi đó, người bệnh cường giáp cũng gây rụng tóc do lúc này, lượng hormone tuyến giáp tăng cao sẽ gây gián đoạn chu kỳ mọc tóc, ảnh hưởng đến các nang tóc, từ đó giảm khả năng nuôi dưỡng tóc, khiến mái tóc khô xơ và dễ gãy rụng hơn.
  • Ngoài ra, một số loại thuốc kháng giáp, thuốc u tuyến giáp, thuốc trị bướu cổ, thuốc điều trị cường giáp như methimazole, propylthiouracil (PTU)… cũng có thể gây rụng tóc.

thuốc trị bệnh tuyến giáp gây rụng tóc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp có thể gây rụng tóc

2. Dấu hiệu rụng tóc liên quan đến bệnh tuyến giáp

Rụng tóc có thể là một rối loạn tự miễn thường thấy ở các bệnh nhân bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên, rụng tóc trong bệnh lý tuyến giáp thường không đặc hiệu và rất khó nhận biết:

  • Ban đầu người bệnh có thể thấy tóc mình rụng nhiều trên 100 sợi mỗi ngày, tóc mỏng dần đi.
  • Một số trường hợp tóc có thể rụng theo từng mảng, lâu dầu dẫn đến hói đầu.
  • Ngoài rụng tóc còn có dấu hiệu khô giòn, dễ gãy hơn bình thường.

► Xem thêm: Tóc rụng nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Làm gì để ngăn chặn

Cách ngăn ngừa và điều trị rụng tóc do rối loạn tuyến giáp

Theo các chuyên gia, rụng tóc do bệnh lý tuyến giáp (và cả do thuốc điều trị giáp) là tình trạng tạm thời, tóc sẽ mọc lại sau khi bệnh được điều trị đúng cách. Do đó, để giúp tóc nhanh mọc, tóc mới mọc lên chắc khỏe, bệnh nhân cần kết hợp những biện pháp chăm sóc  sau:

1. Điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ

Bệnh lý tuyến giáp không chỉ gây rụng tóc mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác ở người bệnh. Do vậy, can thiệp điều trị bệnh sớm là hết sức quan trọng và cần thiết, để khi bệnh được kiểm soát, các triệu chứng bệnh trong đó có rụng tóc sẽ cải thiện ít nhiều. Việc điều trị bệnh lý tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng cụ thể ở mỗi người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị không được kê đơn hay dùng đơn thuốc của người khác.

2. Biện pháp ngăn ngừa rụng tóc do rối loạn tuyến giáp 

Cân bằng nội tiết tố trong cơ thể: Bệnh lý tuyến giáp có thể làm thay đổi, mất cân bằng hormone estrogen, progesterone trong cơ thể, từ đó dẫn đến rụng tóc. Do đó, điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể sẽ giúp cải tình trạng rụng tóc hiệu quả. Bạn có thể cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể bằng cách ngủ đủ giấc, hạn chế sử dụng caffeine, tăng cường luyện tập thể dục thể thao…

cân bằng nội tiết tố để giảm rụng tóc

Cân bằng thần kinh nội tiết bên trong cơ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng rụng tóc do bệnh lý tuyến giáp gây ra

Bổ sung dinh dưỡng: Chế độ ăn uống khoa học, cân bằng, đồng thời bổ sung các thực phẩm có lợi cho quá trình phát triển của tóc có thể giúp cải thiện tình trạng rụng tóc do chức năng tuyến giáp suy giảm như:

  • Thực phẩm giàu vitamin C và E: Được biết đến với khả năng nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ hoạt động của hormon tuyến giáp, kích thích sự tăng trưởng của tóc. Những thực phẩm giàu vitamin C và E mà bạn có thể tham khảo đưa vào bữa ăn hằng ngày như: súp lơ, bắp cải, cải bó xôi, dầu hạt hướng dương, cà chua…
  • Thực phẩm giàu biotin: Biotin là một loại vitamin tan trong nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mái tóc, giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa tóc gãy rụng. Các nguồn cung cấp biotin tự nhiên như: lòng đỏ trứng, ngũ cốc nguyên hạt, rau có màu xanh đậm, thịt gia cầm, hàu…
  • Axit béo thiết yếu: Axit béo omega 3 có thể giúp ngăn ngừa tình trạng khô da đầu, hạn chế tóc khô xơ. Thực phẩm giàu axit béo omega 3 có thể kể đến như cá hồi, cá mòi, cá thu, quả óc chó,…

thực phẩm giàu omega 3 giúp giảm rụng tóc

Bổ sung thực phẩm giàu omega 3 vào bữa ăn thường nhật có thể giúp cải thiện tình trạng rụng tóc

Hạn chế thực phẩm chứa Gluten: Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tạo điều kiện tốt cho tóc phát triển, bạn cần hạn chế thực phẩm chứa Gluten như: lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch,.. Lý do là gluten có thể gây phản ứng miễn dịch tự động, khiến tình trạng rụng tóc và bệnh lý tuyến giáp trở nên nghiêm trọng hơn.

Massage da đầu bằng tinh dầu hoa anh thảo: Thiếu hụt gamma-linolenic acid (GLA) là một trong những nguyên nhân gây cường giáp, đồng thời khiến tóc rụng nhiều hơn. Trong khi đó, tinh dầu hoa anh thảo có chứa hàm lượng GLA dồi dào nên rất có lợi trong việc ngăn ngừa rụng tóc, chống viêm, làm tăng hormone cho tuyến giáp. Bạn có thể sử dụng tinh dầu hoa anh thảo để massage da đầu, cung cấp dưỡng chất cho da đầu, cải thiện tình trạng rụng tóc tại nhà.

massage da đầu bằng tinh dầu hoa anh thảo

Massage da đầu bằng tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp nuôi dưỡng da đầu, cải thiện rụng tóc

Thay đổi thói quen chăm sóc tóc: Một số thói quen chăm sóc tóc sai cách như: cột tóc quá chặt, chải tóc nhiều, gội đầu mỗi ngày, sấy tóc ở nhiệt độ cao… có thể làm tóc gãy rụng nhanh hơn khi tuyến giáp “trục trặc”. Do đó, bạn cần thay đổi cách chăm sóc tóc, chải tóc bằng lược răng thưa, buộc tóc bằng dây buộc chất liệu mềm, gội đầu 2 – 3 lần/tuần, để tóc khô tự nhiên sau khi gội… để giảm bớt tác động lên tóc, hạn chế rụng tóc.

Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho tóc giúp giảm rụng, tăng mọc từ bên trong

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, quá trình mọc tóc diễn ra khi thần kinh nội tiết của cơ thể truyền tín hiệu, huy động một lượng các tế bào mầm tóc (tế bào đầu tiên của tóc, có mặt và sống trong nang tóc) cần thiết di chuyển xuống nhú bì, hấp thụ các chất dinh dưỡng và một số yếu tố khác để biệt hóa thành một sợi tóc hoàn chỉnh.

Khi chức năng tuyến giáp gặp vấn đề thì thần kinh nội tiết nam/nữ cũng sẽ bị rối loạn, thần kinh nội tiết thay đổi sẽ tác động làm suy yếu tế bào mầm tóc. Một khi tế bào mầm tóc suy yếu, quá trình mọc tóc sẽ bị gián đoạn, tóc cũ nhanh chóng rụng đi nhưng tóc mới chưa kịp mọc lên thay thế, tóc ngày một thưa dần.

Lúc này, để đạt hiệu quả giảm rụng, tăng hiệu quả mọc tóc, giúp tóc mọc lên chắc khỏe dày mượt, bên cạnh việc điều trị bệnh, cần phải có giải pháp khoa học giúp ổn định thần kinh nội tiết, đồng thời bảo vệ và tăng trưởng tế bào mầm tóc.

Trên cơ sở đó, các nhà khoa học Mỹ đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra những dưỡng chất quý từ thiên nhiên có khả năng nuôi dưỡng và thúc đẩy tế bào mầm tóc, ổn định thần kinh nội tiết theo cơ chế riêng cho nam lẫn nữ. Từ đó phát triển thành công 2 công thức CLI-αa và CLI-β đưa vào trong sản phẩm Qik Hair cho namQik Hair cho nữ. Cụ thể:

  • Công thức CLI-β (Qik Hair cho nữ) gồm những dưỡng chất quý như: Cynatine®, Black Cohosh, Horsetail, Aged Black Garlic, Laminaria Angustata…. giúp thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh, điều hòa và ổn định thần kinh nội tiết nữ. Từ đó, giúp tóc phái đẹp mọc lại dày mượt, chắc khỏe từ gốc.
  • Công thức CLI-α (Qik Hair cho nam) gồm những dưỡng chất quý như: Cynatine®, Eurycoma Longifolia, Millet Seed, Saw Palmetto… có khả năng cân bằng thần kinh nội tiết nam, làm giảm hoạt động men 5-alpha-reductase (5AR), làm gián đoạn quá trình sản sinh dihydrotestosterone (DHT), bảo vệ tế bào mầm tóc. Từ đó, giảm rụng tóc, giúp tóc mọc chắc khỏe, ngăn ngừa hói đầu ở nam giới một cách hiệu quả.

qik hair có thể cải thiện rụng tóc do bệnh tuyến giáp

Qik Hair với công thức đột phá, chuyên biệt riêng cho nam và riêng cho nữ bạn sẽ không còn nỗi lo rụng tóc, thưa tóc do mất cân bằng thần kinh nội tiết

Tóm lại, bệnh tuyến giáp gây rụng tóc là điều rất khó tránh khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể làm giảm lượng tóc rụng một cách đáng kể, giúp tóc mới mọc lên nhanh chóng, chắc khỏe, dày mượt nếu điều trị đúng cách và chăm sóc tế bào mầm tóc từ sớm.

13:14 07/09/2023
Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết liên quan

Rụng tóc nhiều có phải mắc bệnh ung thư?

Rụng tóc nhiều có phải bị ung thư không? Rất nhiều bạn “mắc bệnh” tâm lý là khi thấy tóc của mình hay của người thân rụng nhiều trong một khoảng thời gian sẽ lên hỏi “bác sĩ goolge”, nghĩ bị ung thư gây rụng tóc rồi lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp rõ vấn đề này cho bạn.
Chi tiết

Tóc yếu dễ rụng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sở hữu một “suối tóc” bồng bềnh, dày mượt và chắc khỏe không chỉ giúp bạn thêm phần cuốn hút, rạng rỡ, nó còn là điểm nhấn thể hiện tính cách của bạn. Tuy nhiên, việc chăm sóc tóc không hề đơn giản, chỉ cần uốn nhuộm tạo kiểu nhiều, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn thần kinh nội tiết,… sẽ khiến tóc yếu, hư tổn, gãy rụng. Tệ hơn, nếu không khắc phục kịp thời có thể khiến tóc mỏng...
Chi tiết

Rụng tóc sau COVID-19, tiêm vaccine: Nguyên nhân và cách điều trị

Thời gian qua, không người ít người than phiền bị rụng tóc sau Covid-19 và sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19. Vậy  thực hư vấn đề này là như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề này.
Chi tiết

14 thói quen xấu gây rụng tóc bạn cần tránh nếu muốn tóc mọc dài

Bạn có biết, ngoài những tác nhân từ bên trong cơ thể như thay đổi nội tiết, stress, mắc bệnh… thì những thói quen xấu hàng ngày chính là “kẻ thù giấu mặt” khiến tóc khô xơ, yếu mảnh, rơi rụng không ngớt? Ghi nhớ và tránh xa những thói quen xấu gây rụng tóc dưới đây để lấy lại mái tóc như ý ngày nào nhé!
Chi tiết

Viêm chân tóc gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Người bị viêm chân tóc thường nổi nhiều sần nhỏ ở vùng gáy hoặc hai bên tóc mai, gây ngứa ngáy khó chịu và làm tóc rụng không ngừng nghỉ. Do đó, để tóc sớm mọc lại, cần xác định chính xác nguyên nhân và có cách khắc phục phù hợp. 
Chi tiết

Tóc rụng nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Làm gì để ngăn chặn?

Tóc rụng nhiều là bệnh gì? Bản chất của hiện tượng rụng tóc bất thường đã là một loại bệnh và đây cũng là dấu hiệu “tố giác” nhiều căn bệnh toàn thân nguy hiểm khác cần được chăm sóc y tế. Bài viết này sẽ giúp bạn điểm danh cụ thể từng bệnh lý cùng các nguyên nhân khiến tóc rụng “không phanh”, từ đó áp dụng cách giảm rụng và mọc tóc hiệu quả nhất!.
Chi tiết