Viêm chân tóc gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Người bị viêm chân tóc thường nổi nhiều sần nhỏ ở vùng gáy hoặc hai bên tóc mai, gây ngứa ngáy khó chịu và làm tóc rụng không ngừng nghỉ. Do đó, để tóc sớm mọc lại, cần xác định chính xác nguyên nhân và có cách khắc phục phù hợp.
Viêm chân tóc là bệnh gì?
Viêm chân tóc (viêm nang lông) là tình trạng rối loạn da do viêm và nhiễm trùng ở nang tóc. Bệnh có thể gặp phải ở cả nam và nữ, đặc biệt là người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm nóng, da đầu tiết dầu nhiều dẫn đến bết dính [1].
Thủ phạm gây viêm chân tóc
Nguyên nhân gây viêm chân tóc thường được tìm thấy là do nhiễm nấm hoặc vi khuẩn tấn công da đầu. Đặc biệt là vi khuẩn tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococcus aureus. Ngoài ra, một số tác nhân khác như chấn thương da đầu, nhiễm vi khuẩn gram âm và nấm Trichophyton đều góp phần gây ra bệnh viêm chân tóc rụng tóc.
Dưới đây là các đối tượng dễ nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn gây viêm chân tóc:
- Người làm việc và sinh sống trong môi trường độ ẩm cao, ô nhiễm, nóng nực, nhiều bụi bẩn, luôn phải bịt kín da đầu, da đầu ẩm ướt…
- Bệnh nhân đang điều trị bệnh phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế hệ miễn dịch trong thời gian dài
- Người bị các bệnh mạn tính tiểu đường, lao, suy thận, suy giảm miễn dịch…
- Những người có thói quen thường xuyên nhổ tóc hoặc thắt bím tóc
- Gội đầu quá nhiều lần, dùng dầu gội có tính tẩy rửa cao hoặc gãi mạnh khi gội đầu tạo ra vết xước khiến da đầu bị tổn thương, tạo cơ hội để vi khuẩn và nấm xâm nhập.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc có chứa chất gây kích ứng da đầu (như chất khử formaldehyde, Cocamidopropyl Betaine, Sulfate, Phenoxyethanol…)
- Da đầu có vết thương hoặc bị nhiễm trùng cũng là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn và nấm tấn công nang tóc, làm nang tóc suy yếu, tóc dễ rụng.
Luôn phải trùm kín cơ thể, đặc biệt là vùng da đầu dễ khiến chân tóc ẩm ướt, dễ phát sinh bệnh viêm chân tóc
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm chân tóc tấn công da đầu
Trong thời gian đầu, viêm chân tóc có thể trông như phát ban: da đỏ, đau và nổi những nốt sần, ngứa ngáy rất khó chịu. Theo thời gian, viêm chân tóc có mủ tróc vảy khi gãi. Khi bệnh viêm chân tóc tiến triển nặng khiến nang tóc tổn thương có thể gây ra hiện tượng mất tóc. Thông thường, khi bị vi khuẩn “xâm lấn” chân tóc, người bệnh thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và luôn muốn gãi cho đỡ ngứa. Tuy nhiên, động tác này sẽ hình thành những tổn thương có thể làm nhiễm trùng nhiều hơn. Nghiêm trọng hơn là vi khuẩn này sẽ ăn sâu và phá hủy nang tóc, khiến cho nang tóc bị teo, mất tế bào mầm tóc, khiến tóc không thể mọc lại.
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh viêm chân tóc có mủ sẽ lây lan sang các vùng lân cận da đầu như cổ, mày, mí mắt, râu, nách, hai bên cánh mũi… và biến thành sẹo.
► Xem thêm bài viết Chân tóc yếu dễ rụng do đâu? Làm sao để khắc phục.
Cổ có thể nổi mẩn đỏ và nốt sần nếu không điều trị viêm chân tóc kịp thời
Tại sao viêm chân tóc gây rụng tóc?
Viêm chân tóc xảy ra khi da đầu bị vi khuẩn tấn công do những nguyên nhân đã kể trên. Da đầu ẩm ướt, có vết xước là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn cũng như các loại nấm tụ tập sinh sống. Lúc này, bụi bẩn và vi khuẩn kết tập trên da đầu càng nhiều càng khiến cho nang tóc càng bị bí tắt. Trong khi đó, nang tóc lại là nơi chứa tế bào mầm tóc – yếu tố quan trọng để hình thành sợi tóc. Nang tóc tổn thương sẽ không thể đưa dinh dưỡng đến nuôi tế bào mầm tóc. Khi đó, tế bào mầm tóc nhanh chóng èo uột và khiến tóc yếu dễ rụng.
Vi khuẩn tấn công “ăn mòn” nang tóc, làm teo biến và phá hủy nang tóc, có nguy cơ khiến người bệnh bị rụng tóc vĩnh viễn do mất nang tóc.
Thực tế, một số trường hợp không điều trị thích hợp, khiến bệnh tiến triển nặng hơn làm cho nang tóc tổn thương, tóc không thể mọc lên tại vị trí này và dẫn đến rụng tóc từng mảng hoặc hói đầu. Sau một thời gian tấn công nang tóc, bệnh viêm chân tóc sẽ lây lan sang tất cả các vùng da khác…
► Xem thêm: Các chứng bệnh có thể gây rụng tóc và cách ngăn chặn
Nên chữa trị bệnh viêm chân tóc bằng cách nào?
Bệnh viêm chân tóc rất phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, dù vậy nhiều người khi mắc phải thường chủ quan lúc bệnh mới khởi phát. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến thẩm mỹ da đầu và tóc. Do đó, ngay khi có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhà để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp với từng mức độ của bệnh. Dưới đây là 2 cách chữa viêm chân tóc phổ biến hiện nay:
1. Chữa viêm chân tóc bằng thuốc tây
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ quan sát tình trạng bệnh bằng kỹ thuật soi da dưới kính hiển vi, sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị:
- Vệ sinh da và lấy mẫu đem đi xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hay nấm tấn công.
- Bôi dung dịch sát khuẩn có chứa (temproson, gentrison, caditrigel… ) để làm sạch da.
- Giảm ngứa bằng việc uống thuốc chống ngứa như loratadin, fexofenadin, chlopheniramin…
- Và sử dụng thuốc tiêu diệt vi khuẩn có chứa thành phần là cefixim, roxithromycin…
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bạn cũng nên hạn chế dùng dầu gội có tính tẩy mạnh, tốt nhất nên gội 3 lần/tuần, tránh làm trầy xước da đầu (gãy hoặc cào), không bôi thoa các loại thuốc không rõ nguồn gốc lên vùng da bị viêm chân tóc… Ngoài sử dụng các loại thuốc chữa viêm chân tóc gây rụng tóc, bác sĩ da liễu cũng cải thiện tình trạng rụng tóc của người bệnh bằng cách kê toa thêm một số loại thuốc hạn chế rụng tóc là các vitamin (B5, B6, B7) và cystine, biotin, sắt và kẽm.
2. Chữa viêm chân tóc bằng đông y
Trong trường hợp khu vực bạn ở xa cơ sở y tế, hoặc tình trạng viêm chân tóc mới ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo các phương pháp đông y chữa viêm chân tóc:
- Cách 1: Sử dụng các thảo dược dịu nhẹ để gội đầu như cách trị viêm chân tóc bằng bồ kết, sả cây, lá bưởi… để vừa kháng viêm, kháng khuẩn vừa giúp cho da đầu sạch bụi bẩn. Nên gội đầu hàng ngày hoặc cách ngày.
- Cách 2: Nấu nước gừng để uống hàng ngày, liên tục 7-10 ngày để cải thiện bệnh viêm chân tóc.
Viêm chân tóc nên kiêng ăn gì?
Song song với quá trình điều trị, cung cấp thực phẩm gì cho cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh viêm chân tóc. Mặc dù bệnh viêm chân tóc không thuộc loại bệnh lý phức tạp, tuy nhiên khi đang áp dụng phương pháp điều trị, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày.
Trả lời cho câu hỏi: “viêm chân tóc nên kiêng ăn gì”, câu trả lời sẽ là hạn chế:
- Đường: Đường (có nhiều trong các thực phẩm như bánh ngọt, kẹo, trái cây ngọt, nước ngọt…) làm cho cơ thể bài tiết bã nhờn nhiều hơn, điều này không có lợi cho bệnh viêm chân tóc, ngược lại còn khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Tinh bột: Các thực phẩm chứa tinh bột như cơm, bún, khoai tây, ngô… khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành đường. Nhưng đường lại không tốt cho cơ thể người bị viêm nang lông nói chung và viêm chân tóc nói riêng, vì vậy bạn hãy kiêng tinh bột và đường để bệnh nhanh lành nhé!
- Đồ chiên nhiều dầu mỡ: Thức ăn nhiều dầu mỡ khiến gan bị quá tải, không kịp đào thải độc tố ra ngoài.
- Chất kích thích và rượu bia: Uống nhiều bia rượu có thể khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi và dầu nhờn. Khi đó, tình trạng viêm chân tóc rụng tóc sẽ nghiêm trọng hơn.
Trong quá trình chữa viêm chân tóc, người bệnh nên xây dựng thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh
Người bị viêm chân tóc cần làm gì để tóc có thể mọc trở lại?
Sau khi điều trị dứt điểm viêm chân tóc, ít nhiều sẽ giúp tóc bớt rụng đáng kể. Tuy nhiên, tóc sẽ chưa thể mọc lại chắc khỏe ngay vì lúc này nang tóc đã tổn thương, tế bào mầm tóc suy yếu, cần thời gian để phục hồi. Do đó, để nâng cao sức khỏe cho hạt giống mọc tóc – tế bào mầm tóc, mỗi người cần chăm sóc tóc đúng cách, tránh tối đa các yếu tố gây hại lên tóc, ăn uống khoa học và đặc biệt, bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt giúp thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển.
Qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu, nhóm các nhà khoa học Mỹ đã ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học phân tử để tìm ra 2 công thức đột phá, giúp nuôi dưỡng tế bào mầm tóc một cách vượt trội. Đó là công thức chuyên biệt là CLI-α (có trong Qik Hair For Men) và CLI-β (có trong Qik Hair For Women), có tác dụng hiệu quả giúp cân bằng thần kinh nội tiết nam/nữ, bảo vệ các nang tóc trước các tác nhân gây hại và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển. Từ đó, giúp giảm rụng, cho tóc nhanh mọc trở lại, chắc khỏe và dày mượt.
Qik Hair mang đến tác dụng bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, cải thiện các vấn đề về tóc và da đầu ở người dùng.
![]() |
![]() |
Như vậy, bên cạnh áp dụng các cách điều trị viêm chân tóc, người bệnh có thể bổ sung 2 viên Qik Hair/ ngày để hỗ trợ giảm rụng tóc và kích thích tóc mọc trở lại chắc khỏe, dày mượt như mơ ước.