Nang tóc: Chức năng, giải phẫu, cách trị khi nang tóc bị teo chết
Nang tóc là nơi chứa tế bào mầm tóc – yếu tố quyết định sự “sống còn” của sợi tóc. Vì vậy, việc điều trị nang tóc bị teo chết kịp thời, bảo đảm sự tăng trưởng của tế bào mầm tóc là điều kiện cần và đủ để duy trì mái tóc khỏe đẹp, bồng bềnh.
Nang tóc là gì?
Nang tóc là phần nằm dưới da đầu mà chúng ta quen gọi bằng khái niệm chân tóc (theo y học thì chân tóc nằm trong nang tóc, không phải nang tóc). Đây là một bộ phận quan trọng, chứa các tế bào mầm tóc và nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng sợi tóc phát triển khỏe mạnh. Mỗi người có khoảng 100.000-150.000 nang tóc (một số trường hợp đặc biệt sẽ có số lượng nang tóc ít hơn hoặc nhiều hơn số lượng này). (1)
Nang tóc chứa tế bào mầm tóc bị tổn thương sẽ khiến tóc rụng nhiều và khó mọc lại
1. Giải phẫu nang tóc
Phần màu đen được bao bọc một lớp màng trắng mà bạn nhìn thấy khi nhổ tóc lên chính là gốc tóc hay nang tóc. Ẩn bên trong vỏ bọc mỏng manh này là một cấu trúc gồm nhiều bộ phận được liên kết chặt chẽ với nhau đó là: (2)
- Phình tóc: Nơi chứa tế bào mầm tóc ban đầu.
- Bầu tóc: Nơi chứa nhú bì và là vị trí tóc mới mọc lên.
- Nhú bì: Nơi tế bào mầm tóc di chuyển đến để bắt đầu quá trình biệt hóa và phát triển thành sợi tóc.
Bạn có thể tưởng tượng nang tóc giống bầu đất và tế bào mầm tóc chính là hạt giống. Ngoài dinh dưỡng nhận được từ bầu đất, để cây non mọc lên khỏe mạnh, hạt giống bạn lựa chọn phải thật sự chất lượng. (3)
Tóc cũng vậy! Một sợi tóc mọc lên chắc chắn, bóng mượt nhờ vào 2 yếu tố:
- Tế bào mầm tóc
- Nang tóc
2. Chu kỳ phát triển của tóc
- Giai đoạn mọc tóc
- Giai đoạn ngưng mọc tóc
- Giai đoạn nghỉ (chờ rụng và rụng tóc)
Tế bào mầm tóc là nhân tố quyết định vòng đời của sợi tóc
Thông thường, một sợi tóc mới sẽ nhú lên khỏi da đầu sau 3 tháng và để sợi tóc mới thay thế sợi tóc cũ sẽ mất khoảng 6 tháng. Suốt quá trình phát triển, tế bào mầm nằm trong nang tóc là nhân tố chính quyết định độ dài, độ bóng khỏe và đường kính của sợi tóc.
3. Vai trò của nang tóc
Chức năng chính của nang tóc là đảm bảo sự phát triển của sợi tóc bởi quá trình biệt hóa và tăng trưởng của tế bào mầm tóc đều được thực hiện ở đây. Bên cạnh đó, nang tóc còn giữ những nhiệm vụ quan trọng khác như:
- Quyết định hình dạng sợi tóc (nang tròn cho hình dạng tóc thẳng, nang tóc bầu dục cho ra sợi tóc hình dạng xoăn).
- Quyết định màu sợi tóc (phụ thuộc vào các tế bào melanin nằm ở nhú bì). Những người có nhiều Eumelanin (như người châu Á, châu Phi), tóc thường có màu đen hoặc nâu. Trong khi đó, những người có nhiều Pheomelanin (điển hình là người châu Âu), tóc sẽ có màu vàng hoặc đỏ..
Tế bào mầm tóc nằm trong nang tóc chính là mắt xích quan trọng nhất duy trì sự sống của sợi tóc. Vậy nên, để sợi tóc phát triển khỏe mạnh, đúng chu trình, đảm bảo cả chất lượng và số lượng, chúng ta cần bảo vệ tốt “hạt giống” mang tên tế bào mầm tóc. (2)
4. Tóc có mọc lại sau khi rụng không?
Như quá trình phát triển bình thường của sợi tóc đã mô tả ở trên, kết thúc của sợi tóc cũ là bắt đầu của sợi tóc mới. Sự thay thế này diễn ra liên tục, thế nhưng điều này chỉ xảy ra khi nang tóc hay nói một cách chính xác hơn là các tế bào mầm tóc hoàn toàn khỏe mạnh.
Nếu tế bào mầm tóc bị tổn thương hay suy yếu sẽ gây ra hiện tượng rụng tóc bất thường (rụng tóc bệnh lý), tức là tóc bị rụng dù chưa đến giai đoạn thứ 3 (giai đoạn ngưng và rụng tóc) của chu kỳ phát triển sợi tóc. Nguy hiểm hơn, khi cấu trúc nang tóc bị chết, tế bào mầm tóc ngừng phát triển, tóc sẽ không còn khả năng mọc lại được nữa, thậm chí dẫn đến nguy cơ hói đầu.
Nang tóc chết và nang tóc teo là gì?
Bạn cần phân biệt rõ ràng hai khái niệm “nang tóc chết” (y học gọi là “sẹo”) và nang tóc bị teo bởi vì đây là các trường hợp tổn thương nang tóc khác nhau. Trong khi nang tóc đã chết không thể phục hồi lại được, thì nang tóc bị teo (nang tóc suy yếu) vẫn có cơ hội “cứu vãn” bằng cách chăm sóc tích cực thông qua việc cung cấp những dưỡng chất cần thiết và thúc đẩy tế bào mầm tóc.
Từ đó cho thấy, hiện tượng tự nhiên tóc rụng nhiều do nang tóc bị chết (rụng tóc thành sẹo) sẽ không còn khả năng mọc lại, nhưng rụng tóc do nang tóc bị teo vẫn có thể mọc lại, chỉ là sợi tóc mới sẽ rất mỏng manh và thời gian sống không được lâu. Cần biết rằng, số tóc rụng hằng ngày thường không quá 60 sợi. Vì vậy, khi bị rụng lên đến hơn 100 sợi thì bạn nên nghĩ đến trường hợp rụng tóc bệnh lý . (4)
Nguyên nhân gây teo nang tóc
Theo phân tích ở trên, tế bào mầm tóc bên trong nang tóc đóng vai trò “hạt giống”, quyết định độ chắc khỏe và thời gian sống của mỗi sợi tóc. Khi nang tóc bị teo thì nghiễm nhiên tế bào mầm tóc cũng sẽ bị tổn thương, đẩy mái tóc vào tình cảnh “rụng rơi” mất kiểm soát (rụng tóc bệnh lý). Khi phát hiện rụng tóc bệnh lý, cần xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh rụng tóc kéo dài. Nếu rụng tóc kéo dài có thể để lại sẹo hoặc bị viêm do tự miễn (cấu trúc nang tóc bị phá hủy) khiến tóc không mọc lại được nữa.
Nang tóc bị teo vừa do nguyên nhân chủ quan vừa do những thay đổi mang tinh chất khách quan, cụ thể như sau:
1. Nguyên nhân chủ quan
- Uốn nhuộm, sử dụng hóa chất tạo màu, tạo kiểu, kéo tóc.
- Thói quen nhổ tóc trong thời gian dài tại một vùng tóc cụ thể.
- Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, vitamin H, vitamin nhóm B nhất là B5.
- Căng thẳng và suy nhược cơ thể kéo dài.
- Hút thuốc lá.
Căng thẳng quá độ, kéo dài cũng là nguyên nhân khiến nang tóc bị teo lại
2. Nguyên nhân khách quan
- Tế bào mầm tóc bị tổn thương hoặc chậm phát triển.
- Rối loạn thần kinh nội tiết (sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh, dùng thuốc ngừa thai…).
- Bệnh ngoài da (nấm da đầu, viêm da đầu…).
- Di truyền.
Nang tóc bị teo do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra khi có dấu hiệu rụng tóc bất thường để bác sĩ chẩn đoán chính xác lý do teo nang tóc là gì, từ đó đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp, giảm thiểu rủi ro hoại tử nang tóc dẫn đến mất tóc vĩnh viễn.
Dấu hiệu nhận biết nang tóc bị teo
Hầu hết mọi người đều coi rụng tóc là chuyện thường tình, rồi phủi phui cho qua. Tuy nhiên, số lượng tóc rụng vượt quá con số từ 20 – 40 sợi mỗi ngày và kèm theo các biểu hiện bên dưới có thể là do tình trạng mất nang tóc:
- Đường chân tóc cao do tóc không mọc (hai bên trán).
- Tóc ở trán hoặc đỉnh đầu mỏng và thưa, thậm chí hói.
- Tóc dễ rụng và rụng nhiều khi vuốt hoặc chải đầu.
- Vùng bị mất tóc ngày càng lan rộng.
Đặc biệt, bạn hãy quan sát thật kỹ vùng tóc bị rụng. Nếu trên da đầu vẫn còn tóc, nghĩa là nang tóc chết vẫn còn khả năng phục hồi, cần điều trị ngay, còn nếu da đầu “mất trắng” không còn sợi tóc nào thì rủi ro nang tóc đã chết rất cao.
Cách chẩn đoán tình trạng teo nang tóc
Không có cách chẩn đoán teo nang tóc nào thực sự khoa học, nhưng khi đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ thường sẽ thực hiện bài kiểm tra kéo tóc để xác định chất lượng của tóc. Bài tập này rất đơn giản nên bạn có thể tự tiến hành tại nhà với các bước sau:
- Lấy một phần tóc (khoảng tầm 60 sợi tóc) và giữ bằng hai tay. Một tay nắm ở gốc và một tay nắm phần ngọn tóc.
- Nhẹ nhàng kéo tóc lên để xem có sợi nào bị đứt (gãy) hay rơi ra khỏi ra đầu không.
Bài kiểm tra kéo tóc giúp phân loại tình trạng tóc thành 3 trường hợp (không đảm bảo chính xác 100%), nhưng cũng là cơ sở để chúng ta cảnh giác hơn với nguy cơ nang tóc bị teo:
- Nếu sợi tóc căng rồi trở lại trạng thái bình thường ngay lập tức thì chứng tỏ tóc rất khỏe.
- Nếu một vài sợi tóc bị gãy (đứt ra) thì là do tóc bị yếu (có thể không phải do nang tóc).
- Nếu nhiều hơn 3 sợi rơi ra khỏi da đầu, bạn hãy cảnh giác nguy cơ teo nang tóc.
Nguy cơ teo nang tóc nếu nhiều hơn 3 sợi tóc bị rụng sau khi làm bài kiểm tra kéo tóc
Và khi nghi ngờ bạn bị rụng tóc là bởi một bệnh lý toàn thân nào đó, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm chuyên sâu khác để chẩn đoán nguyên nhân cụ thể. Bạn nên chụp lại phần da đầu bị mất tóc hàng tháng để theo dõi xem tình trạng rụng tóc có nghiêm trọng hơn không.
Những vấn đề liên quan trực tiếp đến nang tóc
Nang tóc chứa các tế bào mầm tóc – quyết định sự sống của sợi tóc. Do đó, khi nang tóc bị teo, tế bào mầm tóc bị thương tổn, mái tóc sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng sau đây:
1. Rụng tóc Androgenetic
Rụng tóc Androgenetic xảy ra ở cả nam và nữ (male pattern hair loss – MPHL là rụng tóc kiểu nam thường gọi là hói đầu và female pattern hair loss – FPHL là rụng tóc kiểu nữ). Hiện tượng này là hậu quả của việc “đóng băng” chu kỳ phát triển của tóc do không có tế bào mầm tóc mới nào được tạo ra trong nang tóc. (5)
2. Rụng tóc từng mảng
Rụng tóc từng mảng là rụng tóc do bệnh tự miễn nghĩa là hệ thống miễn dịch tấn công các nang lông khỏe mạnh vì nhầm lẫn chúng với các tế bào lạ. Bạn sẽ thấy trên đầu xuất hiện nhiều vùng bị mất hết tóc, lộ rõ da đầu. Lúc này, nang tóc đã bị phá hủy nên không mọc lại được.
3. Viêm nang tóc
Nhiễm tụ cầu vàng có tên Staphylococcus Aureus khiến nang tóc bị viêm, dẫn đến rụng tóc kèm theo những nốt mụn nhỏ trên da. Bạn sẽ cảm thấy da đầu ngứa và đau khi bị viêm nang tóc.
4. Telogen Effluvium (rụng tóc kiểu TE)
Telogen Effluvium là một dạng rụng tóc tạm thời nhưng rất phổ biến. Mái tóc của bạn sẽ trở nên thưa thớt bởi một lượng lớn tóc cùng lúc bước vào giai đoạn ngưng và rụng (giai đoạn thứ 3 của chu kỳ phát triển tóc). Sự thay đổi bất thường này sẽ làm cho mái tóc mỏng đi nhanh chóng, một số trường hợp nặng có thể mất tóc thành từng mảng.
Trên đây là những vấn đề điển hình, thường gặp nhất khi nang tóc bị tổn thương. Chính vì vậy, chúng ta cần thúc đẩy sự phát triển tế bào mầm tóc và bảo vệ an toàn cho nang tóc bằng những giải pháp thích hợp để ngăn ngừa hiệu quả vấn nạn rụng tóc, duy trì mái tóc dày dặn và chắc khỏe từ gốc tới ngọn.
Những cách khắc phục nang tóc bị teo bạn có thể tham khảo
Nang tóc bị teo, tế bào mầm tóc kém phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào từng nhóm nguyên nhân và thực trạng tóc rụng sẽ có những cách điều trị tóc gãy rụng riêng.
1. Phương pháp tự nhiên
Nếu rụng tóc do các yếu tố chủ quan thì thay đổi thói quen chưa tốt và hạn chế tác động hóa chất lên tóc sẽ góp phần ngăn tình trạng rụng tóc tiếp diễn, chẳng hạn:
- Tạm hoãn “đam mê” tạo kiểu tóc, nhuộm tóc để tóc được nghỉ ngơi và phục hồi. Nếu mái tóc bị rụng nhiều thì tốt nhất bạn nên dừng hẳn nhu cầu làm đẹp này cho đến khi tóc “khỏe” và ổn định trở lại.
- Tìm cách giải tỏa căng thẳng cũng như ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (Axit pantothenic) như lòng đỏ trứng, men bia, ngũ cốc…
- Bỏ hút thuốc lá, hạn chế bia rượu và nước uống có chất kích thích khác.
Dừng nhuộm tóc để phục hồi nang tóc, ngăn chặn tóc gãy rụng
Khi tóc chớm rụng, nang tóc chưa bị teo hẳn và tế bào mầm tóc chưa bị ảnh hưởng, những hành động kịp thời thời này sẽ phần nào giúp tóc sớm mọc lại. Tránh để tình trạng rụng tóc kéo dài quá lâu, làm chân tóc bị teo và mất dần khả năng “tái sinh” của tóc bạn nhé!
2. Phương pháp Tây y
Các phương pháp Tây y đang được áp dụng để cải thiện tình trạng teo nang tóc hiện nay bao gồm bao:
- Uống hay thoa thuốc nhằm mở rộng các mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu đến da đầu giúp giảm rụng tóc.
- Cấy tóc là kỹ thuật “nhân nang tóc” – bác sĩ sẽ lấy nang tóc ở phía sau đầu, sau đó cấy chúng vào những vùng tóc bị rụng.
- Điều trị bằng laser làm giảm viêm ở nang tóc, từ đó hạn chế lượng tóc rụng.
Một câu hỏi lớn đặt ra: Dù đã kiểm soát được các yếu tố gây rụng tóc và sử dụng các phương pháp phục hồi nang tóc, nhưng tóc vẫn rụng và không mọc lại được thì là do đâu? Đó là bởi tế bào mầm tóc (nguồn gốc quyết định đến sự hình thành, sức sống và vẻ đẹp của tóc) đã bị tổn thương trong thời gian dài, nhưng chưa được chăm sóc và phục hồi đúng cách.
Viên uống phục hồi tế bào mầm tóc, giúp tóc khỏe mạnh từ gốc
![]() |
Tế bào mầm tóc có vai trò “gieo mầm sự sống” cho cả cuộc đời sợi tóc. Với sợi tóc mới, chúng là “hạt giống” để khởi nguồn một sự sống, còn với những sợi tóc đang mọc, chúng là yếu tố quan trọng để duy trì sức sống của tóc, giúp tóc mọc lên nhanh, chắc khỏe và dày mượt.
Tiến sĩ Lê Thúy Tươi |
Bởi vậy, song song với việc thay đổi các thói quen gây rụng tóc, bạn cần bổ sung dưỡng chất chuyên biệt có khả năng thúc đẩy tế bào mầm tóc khỏe mạnh. Qua nhiều nghiên cứu công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát triển thành công 2 công thức độc quyền, giúp kích thích tế bào mầm tóc phát triển theo cơ chế chuyên biệt dành riêng cho nam và nữ, từ đó giảm rụng tóc, tăng mọc tóc chắc khỏe:
- Công thức dành riêng cho nam kết hợp giữa Cynatine® và bộ hợp chất: Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia, American Ginseng… giúp cân bằng ổn định thần kinh nội tiết nam, giảm các tác động gây hại cho tế bào mầm tóc từ stress, thuốc lá, rượu bia… phòng ngừa hói đầu và tăng mọc tóc trở lại.
- Công thức dành riêng cho nữ kết hợp giữa Cynatine® và bộ hợp chất: Black Cohosh, Horsetail, Pumpkin Seed… giúp cân bằng ổn định thần kinh nội tiết nữ, thúc đẩy tế bào mầm tóc và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mọc tóc giúp giảm tóc rụng, hỗ trợ tóc mới mọc lên nhanh chóng, chắc khỏe và dày mượt.
![]() |
![]() |
Hiện nay tại Việt Nam, Cynatine® là tinh chất độc quyền chỉ có trong Qik Hair. Bạn nên bổ sung viên uống Qik Hair mỗi ngày để phục hồi tế bào mầm tóc nằm trong nang tóc, giúp sợi tóc khỏe mạnh từ gốc.