icon_order_left_03

Rụng tóc nhiều có phải mắc bệnh ung thư?

Rụng tóc nhiều có phải bị ung thư không? Rất nhiều bạn “mắc bệnh” tâm lý là khi thấy tóc của mình hay của người thân rụng nhiều trong một khoảng thời gian sẽ lên hỏi “bác sĩ goolge”, nghĩ bị ung thư gây rụng tóc rồi lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp rõ vấn đề này cho bạn.

rụng tóc nhiều có phải mắc bệnh ung thư

Rụng tóc nhiều có phải bị ung thư không?

Theo thông tin từ Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), trung bình một ngày, một người bình thường có thể rụng từ 50 – 100 sợi tóc (tùy thuộc vào độ dày của tóc), sau đó tóc mới sẽ mọc lại từ các nang tóc cũ [1]. Nhưng một khi số lượng tóc rụng trên 100 sợi mỗi ngày, trong một khoảng thời gian nhất định thì rất có thể bạn đã bị rụng tóc bệnh lý, cần có giải pháp can thiệp sớm, ngăn chặn thưa tóc – hói đầu trong tương lai gần.

Rụng tóc bệnh lý có thể do một số bệnh lý tại chỗ hoặc bệnh lý toàn thân gây ra như: Bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý viêm viễm da đầu, bệnh tự miễn, hội chứng buồng trứng đa nang và một số ít bệnh ung thư gây rụng tóc như Hodgkin’s lymphoma. Điều này cũng có nghĩa không phải cứ rụng tóc là dấu hiệu của bệnh ung thư mà rất nhiều bạn lầm tưởng.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân ung thư chỉ bị rụng tóc sau khoảng 2 tuần thực hiện hóa trị, xạ trị điều trị ung thư [2]. Nguyên nhân là do, các thuốc điều trị ung thư khi tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển, có thể tiêu diệt luôn các tế bào mầm tóc, gây ra tình trạng rụng tóc liên tục mà không thấy tóc mọc lại, đồng thời làm tóc mỏng và dễ gãy.

tóc rụng nhiều sau khi hóa trị xạ trị ung thư

Rất ít bệnh ung thư gây rụng tóc, thường tóc chỉ rụng sau khi hóa trị điều trị ung thư

Một số biện pháp chăm sóc tóc sau khi rụng tóc do bệnh ung thư gây ra

Rụng tóc sau khi hóa trị điều trị ung thư ngoài ảnh hưởng đến ngoại hình, còn tác động đến tâm lý của người bệnh, khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự tin, ngại ngùng khi tiếp xúc với người khác. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng bởi thông thường sau 1 – 3 tháng điều trị tóc sẽ bắt đầu mọc trở lại. Khi tóc bắt đầu mọc lại, có thể sẽ có một số thay đổi về màu sắc, cấu trúc như tóc xoăn hơn, sợi tóc mỏng, nhạt màu… do tế bào mầm tóc vẫn còn yếu, chưa kịp hồi phục. Lúc này, để kích thích tóc mọc nhanh hơn, sợi tóc chắc khỏe – mềm mượt, hạn chế tóc rụng người bệnh nên áp dụng các biện pháp chăm sóc tóc sau:

1. Bổ sung các dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của tóc

Sau quá trình hóa trị, xạ trị để giúp tóc mọc trở lại, việc đầu tiên người bệnh cần làm là bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và vitamin cần thiết có lợi cho tóc như:

  • Cynatine

Cynatine là một loại tinh chất hết sức đặc biệt đối với tóc, bởi nó chứa một loại protein gọi là Keratin ở dạng Peptide, trong khi đó cấu trúc sợi tóc 80% là Keratin. Cynatine khi được tinh chiết bằng công nghệ cao cấp, giữ được hoạt tính sinh học cao sẽ cung cấp các axit amin với tỉ lệ tương tự Keratin cho tóc nhằm bảo vệ và tăng trưởng tế bào mầm tóc, giúp tóc mọc chắc khỏe, dày mượt hơn.

Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa protein như: các loại hạt, ngũ cốc, các loại đậu, sữa, thịt, trứng… Tuy nhiên, thực phẩm thường không chứa đầy đủ các axit amin cần thiết, do đó để cung cấp tinh chất Cynatine đầy đủ cho tóc, bạn có thể tham khảo sản phẩm chuyên biệt như Qik Hair cho nam hoặc Qik Hair cho nữ.

  • Kẽm (Zinc)

Kẽm là một trong những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các mô tóc, nó có thể giúp củng cố nang tóc, giảm rụng tóc bằng cách liên kết các protein của nó. Do đó, bạn hãy tham khảo bổ sung những thực phẩm giàu kẽm như: hàu, thịt bò, cải bó xôi, hạt bí ngô, mầm lúa mì,…vào chế độ ăn uống hằng ngày.

thực phẩm giàu kẻm giúp mọc tóc nhanh

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm để nuôi dưỡng tóc, giảm rụng tóc

  • Sắt

Chân tóc và các nang lông lấy chất dinh dưỡng từ máu để nuôi dưỡng sợi tóc nên một khi cơ thể thiếu máu, thiếu sắt, tóc sẽ không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết để phát triển ổn định, dẫn đến khô xơ, gãy rụng. Ngoài ra, những bạn mới ốm dậy nên bổ sung các thực phẩm chứa sắt để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Những thực phẩm chứa chất sắt mà cơ thể dễ hấp thụ có thể kể đến như: cá, đậu lăng, rau chân vịt, bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn…

  • Omega 3

Omega-3 khả năng dưỡng ẩm da đầu, ngăn ngừa da đầu khô và giúp tóc phát triển và bóng mượt. Ngoài ra, Omega-3 có tác dụng chống viêm nên có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc do viêm nang lông. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, bơ… sẽ giúp cho tóc thêm bóng đẹp.

Ngoài những dưỡng chất kể trên bạn cũng cần chú ý bổ sung thêm các dưỡng chất khác quan trọng khác có lợi cho sự phát triển của tóc, giúp nuôi dưỡng da đầu, hạn chế rụng tóc như: vitamin A, C, E; vitamin B1, B3, B5; biotin… Bạn có thể tham khảo thêm bài viết top 22 thực phẩm chống rụng tóc hiệu quả!

Giải pháp khoa học giúp tóc “hồi sinh” từ gốc được chuyên gia khuyến nghị!

Theo các chuyên gia, sau khoảng thời gian xạ trị ung thư rụng tóc nhiều, để giúp tóc mọc trở lại bổ sung những thực phẩm có lợi cho sự phát triển của tóc vào bữa ăn hằng ngày thôi là chưa đủ. Lúc này, cần có một giải pháp khoa học có khả năng tác động vào tế bào mầm tóc nằm sâu bên trong da đầu, giúp thúc đẩy và nuôi dưỡng tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh mới có hi vọng “hồi sinh” mái tóc hiệu quả. Hiện nay, Qik Hair là một trong những sản phẩm có chứa các tinh chất chuyên biệt có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào mầm tóc, kích thích tóc mọc nhanh, dày mượt và chắc khỏe trở lại cho từng giới: Qik Hair cho Nam chứa Cynatine®, Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia, American Ginseng, Ginkgo Biloba, Aged Black Garlic,…Riêng Qik Hair cho Nữ chứa Cynatine®, Pumpkin Seed, Hibiscus Flower, Black cohosh, Horsetail, Laminaria Angustata…

Ngoài ra, Qik Hair còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, cần thiết cho quá trình nuôi dưỡng da đầu từ bên trong như: Vitamin B1, Vitamin B5, Vitamin D3,  Biotin, Zinc, Iron, Potassium, L-Cystine, Omega-3…Trong trường hợp  những thực phẩm bạn bổ sung hằng ngày không đủ những dưỡng chất này, Qik Hair có thể bù đắp cho bạn.

qik hair có thể cải thiện rụng tóc khi ung thư

Qik Hair – Sản phẩm chứa nguồn dưỡng chất chuyên biệt cho tóc, giúp tóc mọc nhanh, chắc khỏe, dày mượt từ gốc

2. Chú trọng chăm sóc tóc và da đầu

Để giúp tóc mọc lên chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc trở lại sau hóa trị thì cách chăm sóc tóc và da đầu đóng vai trò hết sức quan trọng. Lúc này, da đầu và tóc hết sức nhạy cảm, rất dễ bị tác động cho nên bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ nên gội đầu hai lần một tuần, khi gội đầu nên dùng lòng bàn tay hoặc các đầu ngón tay xoa bóp tóc và da đầu, tránh dùng móng tay gãi. Ngoài ra, bạn nên chọn sử dụng các loại dầu gội và dầu xả có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, cố gắng tránh xa các loại dầu gội chứa hóa chất, chứa cồn, silicon, axit salicylic và có mùi thơm.
  • Sau khi gội đầu, bạn nên dùng khăn bông mềm thấm nước, để tóc khô tự nhiên. Hạn chế tối đa việc sử dụng máy sấy tóc để làm khô tóc.
  • Sử dụng lược chải tóc mềm khi chải tóc để giảm kích ứng da đầu và tránh kéo mạnh sợi tóc.
  • Không nên sử dụng các hóa chất làm tóc (uốn, nhuộm, duỗi, tẩy tóc) vào thời điểm này, vì nó có thể làm tóc yếu đi và rụng nhanh hơn.
  • Khi đi ngủ, bạn có thể dùng một chiếc khăn trùm tóc để làm gọn tóc. Dùng gối có vỏ gối được may từ chất liệu satin, polyester hoặc cotton, thay vì vỏ gối bằng nilon để giảm bớt ma sát ở tóc, hạn chế tóc rụng, tránh kích ứng da đầu.
  • Khi đi ra ngoài nắng, bạn nên đội mũ, che chắn bảo vệ tóc, tránh để tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bức xạ tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể làm “cháy” tóc, khiến tóc khô dễ gãy, bỏng rát da đầu.

bien phap cham soc toc rung do bi benh ung thu

Đội mũ chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ giúp bảo vệ tóc và da đầu của bạn

3. Massage da đầu

Massage tóc và da đầu đúng cách không chỉ giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mà còn giúp da đầu khỏe hơn, kích thích tóc mọc nhanh hơn. Khi bạn massage sẽ làm ấm da đầu, các mạch máu trên da đầu sẽ được kích thích giãn nở, từ đó giúp tăng cường lưu thông máu lên não, nang tóc nhận được các chất dinh dưỡng trong máu dễ dàng hơn, góp phần giảm rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh hiệu quả.

► Bạn có thể tham khảo hướng dẫn massage đúng cách tại bài viết:  Cách massage da đầu, kích thích tóc mọc nhanh!

4. Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao đều đặn 

Có thể nói, tóc mọc lại sau hóa trị ung thư gây rụng tóc là một tín hiệu rất vui đối với đại đa số người bệnh. Tuy nhiên, để tóc có thể hồi phục như xưa thì cần một khoảng thời gian khá dài và cần kết hợp nhiều biện pháp chăm dưỡng. Trong khoảng thời gian này, ngoài chú trọng dinh dưỡng, quan tâm chăm sóc tóc…, người bệnh cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao với những bài tập phù hợp với sức khỏe như: yoga, thiền, đi bộ,… để nâng cao sức khỏe tổng thể. Khi bạn khỏe mạnh các bộ phận khác trong cơ thể bao gồm cả tóc cũng sẽ khỏe mạnh hơn.

Sau toàn bộ những thông tin chia sẻ ở trên chắc hẳn các bạn cũng đã có được câu trả lời cho thắc mắc rụng tóc nhiều có phải bị ung thư đúng không? Hy vọng, những thông tin chăm sóc tóc sau khi hóa trị ung thư tóc rụng nhiều sẽ hữu ích với bạn.

13:52 07/09/2023
Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết liên quan

Tóc yếu dễ rụng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sở hữu một “suối tóc” bồng bềnh, dày mượt và chắc khỏe không chỉ giúp bạn thêm phần cuốn hút, rạng rỡ, nó còn là điểm nhấn thể hiện tính cách của bạn. Tuy nhiên, việc chăm sóc tóc không hề đơn giản, chỉ cần uốn nhuộm tạo kiểu nhiều, thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn thần kinh nội tiết,… sẽ khiến tóc yếu, hư tổn, gãy rụng. Tệ hơn, nếu không khắc phục kịp thời có thể khiến tóc mỏng...
Chi tiết

Rụng tóc sau COVID-19, tiêm vaccine: Nguyên nhân và cách điều trị

Thời gian qua, không người ít người than phiền bị rụng tóc sau Covid-19 và sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19. Vậy  thực hư vấn đề này là như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề này.
Chi tiết

Thuốc xịt chống rụng tóc: Ưu nhược điểm, lưu ý khi dùng và cách chọn lựa

Thuốc xịt chống rụng tóc, thuốc xịt trị rụng tóc là một trong những sản phẩm chăm sóc tóc được rất nhiều người tìm kiếm, sử dụng khi bị rụng tóc, thưa tóc... Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ mặt lợi, hại của các loại thuốc này, cần lưu ý những gì để chọn lựa thuốc xịt rụng tóc chất lượng, cũng như xịt chống rụng tóc có thực sự đem lại hiệu quả cho tóc? Nếu bạn...
Chi tiết

Bệnh tuyến giáp gây rụng tóc: Khắc phục ra sao?

Một trong những rắc rối lớn nhất mà người bệnh tuyến giáp phải đối mặt là rụng tóc. Nhưng vì sao bệnh tuyến giáp gây rụng tóc, làm thế nào để ngăn chặn rụng tóc do rối loạn tuyến giáp lại là điều không phải ai cũng biết rõ. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề bệnh tuyến giáp gây rụng tóc, hãy dành khoảng 10 phút để đọc những chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Chi tiết

14 thói quen xấu gây rụng tóc bạn cần tránh nếu muốn tóc mọc dài

Bạn có biết, ngoài những tác nhân từ bên trong cơ thể như thay đổi nội tiết, stress, mắc bệnh… thì những thói quen xấu hàng ngày chính là “kẻ thù giấu mặt” khiến tóc khô xơ, yếu mảnh, rơi rụng không ngớt? Ghi nhớ và tránh xa những thói quen xấu gây rụng tóc dưới đây để lấy lại mái tóc như ý ngày nào nhé!
Chi tiết

Viêm chân tóc gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Người bị viêm chân tóc thường nổi nhiều sần nhỏ ở vùng gáy hoặc hai bên tóc mai, gây ngứa ngáy khó chịu và làm tóc rụng không ngừng nghỉ. Do đó, để tóc sớm mọc lại, cần xác định chính xác nguyên nhân và có cách khắc phục phù hợp. 
Chi tiết