icon_order_left_03

Hói đầu di truyền có chữa được không? Tác nhân chính cần được ngăn chặn

Hói đầu di truyền là do ảnh hưởng của gen hoặc nội tiết tố nên còn được gọi là chứng rụng tóc do nội tiết tố. Khi bị tình trạng này, câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất thường là: Hói đầu di truyền có chữa được không? Phương pháp nào có thể cải thiện được hói đầu, giúp tóc mọc lại như “thuở đôi mươi”?

hói đầu di truyền có chữa được không

Thực trạng hói đầu di truyền chủ yếu xảy ra ở nam giới, vì hói đầu ở nam được tính là gen trội. Nếu trong gia đình có ba bị hói, con trai sinh ra có 50% tỷ lệ di truyền bị hói. Tỷ lệ trẻ bị hói còn được di truyền bởi gen của ông ngoại bị hói, chiếm 25% nguy cơ. Đặc biệt, nếu bé trai có cả ông ngoại và ba bị hói đầu thì nguy cơ hói đầu xuất hiện ở trẻ là 100%. [1]

Có thể cải thiện tình trạng hói đầu di truyền. Nhưng hiệu quả ra sao, mức độ hồi phục và thời gian điều trị thế nào sẽ khác nhau ở mỗi người.

Vì có liên quan đến yếu tố gen, nên việc chữa trị, phòng ngừa hói đầu do di truyền sẽ khó hơn các nguyên nhân khác (như lối sống thiếu khoa học, viêm nhiễm da đầu, dinh dưỡng thiếu chất…), nhưng không có nghĩa là không cải thiện được.

►Hãy xem thêm bài viết Hói đầu di truyền: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

hói đầu di truyền

Hói đầu di truyền không còn là mối lo của những người lớn tuổi, mà ảnh hưởng sớm đến những người sau tuổi 30

Hói đầu không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình và sự tự tin của “khổ chủ”. Thậm chí, vì “cứu vãn” mái tóc ở trên đầu, nhiều người tiêu tốn hàng chục triệu đồng để cấy tóc nhân tạo, mua tóc giả…

Rụng tóc, hói đầu xuất hiện sớm sẽ có nguy cơ tăng lên theo thời gian, nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp.

Chứng hói đầu ở nam giới thường rõ rệt từ sau 30 tuổi, nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Tình trạng hói đầu phát triển nhanh hay chậm và kiểu rụng tóc (M, U hay O) được quyết định bởi các gen trội mà nam giới được thừa hưởng từ gia đình.

Đồng thời, yếu tố di truyền cũng làm tăng độ nhạy cảm của da đầu với một loại hậu nội tiết tố nam có tên là dihydrotestosterone (DHT), loại hormone này làm rút ngắn giai đoạn phát triển của tóc. Các nang tóc cũng trở nên nhỏ dần để đáp ứng với DHT. Cuối cùng là tạo ra những sợi tóc mảnh hơn và nhanh rụng hơn.

hormone dht gây rụng tóc hói đầu

“Trùm cuối” làm tăng nặng tình trạng hói đầu chính là DHT

Nguy cơ hói đầu di truyền sẽ tăng lên nếu tiếp xúc với các kích thích tố khác như: căng thẳng, hút thuốc lá, ăn uống không khoa học, mất ngủ, hóa chất làm tóc, thuốc điều trị bệnh, hóa-xạ trị… có thể khiến tóc nhanh rụng và tình trạng hói đầu đến sớm hơn.

4. Qik Hair – phương pháp hỗ trợ điều trị hói đầu di truyền an toàn, hiệu quả 

Hói đầu di truyền mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm chậm tiến triển bằng cách tác động vào tế bào mầm tóc và thần kinh nội tiết (riêng nam, riêng nữ). Theo các nhà khoa học Mỹ, sở dĩ có sự khác biệt trong điều trị hói đầu là vì tóc nam và tóc nữ chịu sự chi phối của hệ thần kinh nội tiết khác nhau, nên quá trình chữa trị hói đầu của hai giới cũng cần sự chuyên biệt.

  • Công thức CLI-α (Qik Hair For Men) dành cho nam giới có khả năng làm giảm hoạt động của men 5-alpha-reductase, từ đó gián đoạn quá trình sản sinh DHT và hạn chế ảnh hưởng đến tế bào mầm tóc. Sản phẩm giúp cân bằng thần kinh nội tiết nam, cung cấp dưỡng chất tốt để nuôi dưỡng và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, kích thích tóc mọc chắc khỏe, ngăn ngừa hói đầu di truyền đến sớm.

  • Công thức CLI-β (Qik Hair For Women) có tác dụng giúp ổn định thần kinh nội tiết nữ, cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho quá trình biệt hóa của tế bào mầm tóc, từ đó giúp cải thiện hiệu quả các vấn đề như rụng tóc, hói đầu, kích thích tóc mọc chắc khỏe, dày mượt từ gốc, phòng ngừa hói đầu cho phái đẹp.

qik hair

Qik Hair với 2 công thức chuyên biệt, nuôi dưỡng trực tiếp tế bào mầm tóc bên dưới da đầu, giúp nang tóc khỏe và giữ tóc ở trên đầu lâu hơn.

Nhờ cơ chế tác động đột phá, sản phẩm Qik Hair mang đến giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hói đầu di truyền ưu việt, giúp tóc sớm lấy lại “thanh xuân” như ý.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều hình thức chữa trị hói đầu di truyền, nổi bật và phổ biến là dùng thuốc uống, thuốc dạng bôi, dùng tia laser và dùng huyết tương giàu tiểu cầu. Bên cạnh đó, thực hiện đắp mặt nạ hay bôi thoa tinh dầu thiên nhiên cũng được cho là mang lại hiệu quả cho quá trình điều trị hói đầu.

5.1 Minoxidil

Minoxidil là thuốc bôi ngoài da có thể được thoa lên da đầu 2 lần mỗi ngày để điều trị chứng hói đầu nam giới. Minoxidil hiệu quả hơn trong giai đoạn rụng tóc sớm. Thuốc hoạt động bằng cách tăng lưu thông máu đến vùng da đầu bị hói, làm dày và chắc khỏe các nang tóc.

Các phản ứng da có thể xảy ra khi dùng thuốc là kích ứng tại chỗ, ban đỏ, viêm da, khô da, cảm giác nóng và ngứa, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng tai, rối loạn thị giác, ngứa mắt… 

5.2 Finasteride

Finasteride là một loại thuốc kê đơn giúp giải quyết tình trạng rụng tóc do di truyền bằng cách ngăn không cho testosterone chuyển đổi thành một chất gọi là DHC, chất làm suy yếu các nang tóc. Một loại thuốc được FDA chấp thuận cho chứng hói đầu ở nam giới , Finasteride được dùng một lần mỗi ngày và nếu được sử dụng một cách nhất quán, có tỷ lệ thành công cao trong việc làm chậm quá trình rụng tóc do di truyền.

Một số triệu chứng bất thường khi dùng Finasteride: phát ban, khó thở, sưng mặt, lưỡi hoặc xuất tinh bất thường, sưng hoặc đau ở ngực, chóng mặt, mệt mỏi… 

5.3 Dutasteride

Dutasteride đã được chứng minh là có tác dụng điều trị hói đầu di truyền và ngăn ngừa rụng tóc. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Học viện Da liễu Hoa Kỳ, có sự tham gia của tổng cộng 416 người đàn ông bị rụng tóc kiểu nam, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người đàn ông bị hói đầu sau khi sử dụng dutasteride có số lượng tóc mọc lên và ở lại tăng nhiều hơn so với những người đàn ông sử dụng finasteride.

Tuy nhiên, vì FDA vẫn chưa phê duyệt sử dụng rộng rãi nên thuốc cần phải có kê đơn của bác sĩ. 

5.4 Cấy tóc

Phẫu thuật cấy ghép tóc là thủ thuật thường được sử dụng để điều trị chứng hói đầu nam giới. Hiện có nhiều kỹ thuật cấy tóc khác nhau, nhưng hầu hết các ca cấy tóc đều liên quan đến việc lấy da đầu chứa nang tóc để ghép những mảnh da này lên vùng da đầu bị hói hoặc vùng bị chấn thương.

Tuy nhiên, tất cả các phẫu thuật đều tiềm ẩn rủi ro, phẫu thuật cấy tóc cũng không ngoại lệ. Dị ứng, chảy máu, nhiễm trùng, đỏ ngứa, sưng da đầu… là một số phản ứng phụ sau khi cấy tóc thường gặp. Đặc biệt, tóc sau khi cấy sẽ rất khó chăm sóc và dễ rụng hơn tóc thật vì chúng không gắn kết chặt chẽ với da đầu.

cấy tóc

Cấy tóc có thể mang lại kết quả nhanh chóng nhưng thực tế chỉ là tạm thời, tóc sẽ dễ rụng

5.5 Laser mức độ thấp

Các đèn laser được sử dụng ở mức độ thấp để chiếu các photon vào mô da đầu, phục hồi các tế bào tóc bị suy yếu và kích thích tóc mọc mới. Để hỗ trợ sự phát triển của sợi tóc mới và duy trì tóc hiện có, phương pháp điều trị bằng laser kích thích tăng lưu lượng máu đến da đầu, mà không xâm lấn và không gây đau. 

Lưu ý: Liệu pháp laser cường độ thấp phù hợp với những bệnh nhân bị rụng tóc ở giai đoạn đầu – tức là có triệu chứng nhẹ đến trung bình, hiệu quả giảm dần với những người ở giai đoạn nặng hoặc bị hói lâu năm.

5.6 Huyết tương giàu tiểu cầu

Khi nhắc đến hói đầu, nhiều người cho rằng huyết tương tiểu cầu (PRP) khi được tiêm sâu vào da đầu có thể tác động tới nang tóc và kích thích tế bào mầm tóc – đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tóc. Điều trị rụng tóc, hói đầu bằng PRP sẽ tập trung vào điều trị chứng rụng tóc nội tiết tố nam.

PRP chứa một số yếu tố tăng trưởng và protein giúp tăng tốc độ sửa chữa mô. Chính vì vậy, nam giới bị hói đầu có thể sẽ được áp dụng phương pháp này để giúp tóc mọc lại. Từ đó, thủ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu đã trở thành một phương pháp phổ biến để phục hồi sự phát triển của tóc. 

Những mũi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có thể gây đau cho cả da đầu và “đau ví” của bạn. Một buổi điều trị có thể tốn khoảng 1.000 đô la, nhưng hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

5.7 Tự điều trị bằng các phương pháp thiên nhiên

Có rất nhiều sự lựa chọn để chữa trị hói đầu cho nam giới, nhưng không thể bỏ qua phương pháp dân gian có nguồn gốc thiên nhiên. Một số biện pháp thiên nhiên chữa hói đầu như bôi dầu dừa, thoa tinh dầu bưởi, mặt nạ hành tây, nước chè xanh… thường được ưu ái sử dụng như một cách chăm sóc tóc và dưỡng da đầu tại nhà. 

điều trị bằng tinh dầu thiên nhiên

Thực hiện thoa tinh dầu, mặt nạ… cho tóc có thể giúp những sợi tóc còn sống trên da đầu bóng mượt hơn

Tuy nhiên, các phương pháp này chủ yếu đem lại công dụng làm mượt tóc. Với công dụng giảm rụng, tăng mọc tóc, hiệu quả còn rất khiêm tốn và phải kiên nhẫn thực hiện trong thời gian khá dài.

Muốn tóc mọc lại tự nhiên cần có cách tiếp cận đa chiều, đặc biệt là với việc khôi phục mái đầu bị hói. Bạn phải kết hợp biện pháp với nhau để có kết quả tốt nhất, tốt nhất là “trong uống ngoài thoa” – tức là vừa chăm tóc bằng các phương pháp thiên nhiên, vừa bổ sung viên uống mọc tóc như Qik Hair từ Mỹ. 

► Có thể bạn sẽ cần bài viết: Hói đầu có chữa được không? 6 sai lầm gây hói vĩnh viễn

6.1 Kiên trì điều trị và điều trị càng sớm càng tốt

Các loại thuốc hoặc phương pháp được sử dụng để điều trị hói đầu có chữa được không còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng mỗi người. Bên cạnh đó, ở những người có gen hói di truyền, nang tóc cực kỳ nhạy cảm với hậu nội tiết tố nam (dihydrotestosterone). Khi cơ thể sản xuất hormone này quá mức khiến thần kinh nội tiết của cơ thể rối loạn. Trong quá trình chuyển hóa, chúng sẽ phá hủy tế bào mầm tóc, làm tóc dễ rụng, hói đầu đến sớm và lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nang tóc.

Nếu tình trạng này không được khắc phục triệt để, nang tóc sẽ teo dần, quá trình điều trị hói sẽ khó khăn hơn và kéo dài hơn. Nguy hiểm nhất chính là nang tóc biến thành sẹo thì hói đầu sẽ không thể phục hồi, còn gọi là hói đầu vĩnh viễn – chuyên gia Lê Thúy Tươi chia sẻ.

6.2 Hãy điều trị bên trong lẫn bên ngoài 

Dù được nhìn thấy từ bên ngoài, nhưng trước đó sợi tóc đã mất thời gian lâu để nuôi dưỡng tế bào mầm tóc phát triển thành sợi tóc hoàn chỉnh. Do vậy, nếu chỉ chăm sóc tóc và da đầu bằng những tác động bên ngoài như đắp mặt nạ, bôi xịt tinh dầu hay bổ sung dinh dưỡng đơn thuần là không đủ.

Mái đầu hói cần được cung cấp các chất dinh dưỡng chuyên biệt theo cơ chế trực tiếp tác động vào tế bào mầm tóc. Có như vậy tóc yếu mới nhanh chóng được phục hồi, “đồi trọc” được phủ xanh hiệu quả hơn.

6.3 Hói đầu di truyền ở nam và nữ khác nhau nên cách chữa cũng khác nhau

Khi các nhà khoa học Mỹ tiến hành cắt lớp da đầu bị hói của nam và nữ, họ kết luận rằng phần dưới da đầu có: nang tóc, phình tóc chứa tế bào mầm tóc. Tuy nhiên, hệ thần kinh nội tiết có yếu tố quyết định và chi phối sự phát triển của tế bào mầm tóc nên quá trình mọc tóc ở nam và nữ cũng khác nhau. Nếu thần kinh nội tiết rối loạn thì tế bào mầm tóc cũng trở nên èo uột, yếu ớt. Do đó, để đạt được hiệu quả chữa hói tốt nhất, giải pháp cho nam cũng cần khác cho nữ.

6.4 Nên chú trọng đến dinh dưỡng

Nếu muốn ngăn rụng tóc, làm chậm hói đầu, bạn cũng có thể ưu tiên chế độ ăn giàu protein lành mạnh, axit béo Omega-3, trái cây và rau tươi. Nếu đang cố gắng ngăn ngừa chứng hói đầu di truyền, bạn có thể bổ sung các loại vitamin như sắt, biotin, vitamin D, vitamin C và kẽm. Đặc biệt bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mái tóc nam như Qik Hair for men.

► Hãy tham khảo 26 thực phẩm tốt cho tóc nên ăn để mọc tóc nhanh dài và dày nhé.

6.6 Hãy nhẹ nhàng với mái tóc có thể giúp cải thiện hói đầu

  • Tránh các kiểu tóc buộc chặt, kéo căng chân tóc như thắt bím, búi tỏi, buộc đuôi ngựa… 

  • Tránh xoắn, kẹt chặt, chà xát hoặc kéo tóc

  • Tránh các loại kem dưỡng tóc có mùi thơm nồng

  • Tránh sử dụng máy sấy tóc, máy tạo kiểu ở nhiệt độ cao… 

  • Tránh để tóc tiếp xúc thời gian dài dưới ánh mặt trời.

Như vậy, thông qua các thông tin trong bài, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Hói đầu di truyền có chữa được không?. Dù hói đầu rất khó cải thiện nhưng bằng nhiều biện pháp khôi phục, giảm tác động của DHT, giảm rụng tóc và kích thích tóc mới mọc lại bằng 2 viên Qik Hair/ngày… bạn có thể giữ tóc mọc chắc khỏe, góp phần ngăn chặn tác hại của gen hói đầu di truyền.

06:37 07/09/2023
Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết liên quan

Hội chứng nghiện giật tóc (Trichotillomania): Nguyên nhân và điều trị

Nếu thường xuyên có biểu hiện bứt tóc mà không thể kiểm soát thì rất có thể bạn đã mắc phải hội chứng nghiện giật tóc. Tình trạng này kéo này có thể làm tổn thương da đầu, gây hói và ảnh hưởng đến ngoại hình, do đó cần xác định nguyên nhân và có hướng điều trị sớm.
Chi tiết

7 thuốc trị hói đầu tốt nhất hiện nay và các lưu ý khi sử dụng

Trên thị trường hiện nay, có hàng ngàn loại thuốc trị hói đầu, đa dạng từ thành phần đến giá cả, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng. Nhưng cũng chính điều này khiến không ít người dùng cảm thấy hoang mang, không biết đâu mới là sản phẩm chất lượng. Để cải thiện tình trạng hói đầu một cách an toàn và hiệu quả, bạn có thể tham khảo top 7 loại thuốc trị hói đầu được nhiều...
Chi tiết

Hói đỉnh đầu nam: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

Hói ở đỉnh đầu có thể nói là nỗi ám ảnh của nam giới, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình và sự tự tin trong giao tiếp. Vậy hói đỉnh đầu nam do đâu, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào?
Chi tiết

Hói đầu có chữa được không? 6 sai lầm gây hói vĩnh viễn

Hói đầu ngoài ảnh hưởng đến ngoại hình còn khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp và công việc. Do đó, thắc mắc hói đầu có chữa được không và điều trị như thế nào hiệu quả luôn được hầu hết các bạn bị hói quan tâm. Để có câu trả lời cho những thắc mắc này, mời bạn tham khảo những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Chi tiết

Bệnh hói đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh hói đầu (đầu hói/ hói tóc) khiến nhiều người cảm thấy tự ti về diện mạo của mình, nhất là những “quý ông” trẻ tuổi. Vì vậy, nhu cầu cải thiện và phòng ngừa hiện tượng “đất trống đồi trọc” trên mái đầu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Qik sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của chứng hói tóc vùng đỉnh đầu thông qua bài viết dưới đây!
Chi tiết

Vuốt tóc nhiều có bị hói không? Có gây hại cho tóc không?

Nhiều người lo lắng “vuốt tóc nhiều có bị hói không” bởi thói quen chạm, xoa, thậm chí kéo tóc lặp lại liên tục trong ngày. Bài chia sẻ dưới đây của chuyên gia Qik Hair sẽ giúp mọi người có được đáp án chính xác, đồng thời biết được thêm những tác hại của hành động này đối với mái tóc cũng như sức khỏe tổng thể, từ đó chủ động phòng tránh và khắc phục. 
Chi tiết