Hội chứng nghiện giật tóc (Trichotillomania): Nguyên nhân và điều trị
Nếu thường xuyên có biểu hiện bứt tóc mà không thể kiểm soát thì rất có thể bạn đã mắc phải hội chứng nghiện giật tóc. Tình trạng này kéo này có thể làm tổn thương da đầu, gây hói và ảnh hưởng đến ngoại hình, do đó cần xác định nguyên nhân và có hướng điều trị sớm.
1. Hội chứng nghiện giật tóc là gì?
Hội chứng nghiện giật tóc (Trichotillomania) là hội chứng rối loạn kiểm soát xung động mà người mắc phải không thể kiểm soát được ý muốn nhổ tóc, dẫn đến việc thường xuyên giật tóc hoặc lông mày, lông mi. Người bệnh vẫn nhận thức được hậu quả của triệu chứng này nhưng không thể dừng được việc nhổ tóc.
Hội chứng này có thể làm tổn thương chân tóc và dẫn đến hói. Dưới đây là những thông tin cơ bản mà bạn nên biết về bệnh lý này. [1]
1.1. Phân biệt Trichotillomania và OCD (Rối loạn ám ảnh cưỡng chế)
Hội chứng nghiện giật tóc đã được liệt kê thuộc nhóm các loại “Rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các rối loạn liên quan” trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – DSM), nhưng hội chứng này vẫn có nhiều điểm khác biệt so với rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
Cụ thể, người bị OCD thường bị tác động bởi những hình ảnh, ý tưởng hoặc xung động mà họ không mong muốn, dẫn đến những hành động nhằm ngăn chặn những yếu tố không mong muốn đó. Trong khi đó, nghiện nhổ tóc lại là hội chứng có xu hướng lặp đi lặp lại như một thói quen để làm giảm căng thẳng, áp lực.
Hội chứng nghiện giật tóc thuộc nhóm các loại rối loạn ám ảnh cưỡng chế
1.2. Ai có nguy cơ mắc hội chứng này cao?
Ở người trưởng thành, hội chứng này thường diễn ra phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới. Tuy nhiên, ở trẻ em, tình trạng này xuất hiện đồng đều ở cả nam và nữ. Hội chứng nhổ tóc có thể diễn ra ở trẻ sơ sinh nhưng sau đó tự biến mất. Đặc biệt, trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 10 – 13 nếu mắc phải hội chứng này thì tình trạng bệnh thường ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Những người có người thân mắc chứng nghiện giật tóc; người mắc các chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế khác hay người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực,… cũng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng Trichotillomania.
1.3. Sự phổ biến của hội chứng nghiện nhổ tóc
Hội chứng nghiện bứt tóc có thể bắt đầu từ thói quen thích nhổ tóc những lúc đang rảnh rỗi, theo thời gian người bệnh dẫn không thể kiểm soát được hành vi nhổ tóc của mình. Theo ước tính, có đến 0,5 – 3,4% người mắc phải hội chứng nghiện nhổ tóc trong một khoảng thời gian trong đời.
2. Triệu chứng nhận biết hội chứng nghiện giật tóc
Dưới đây là những triệu chứng của hội chứng Trichotillomania mà bạn nên chú ý để phát hiện bệnh từ sớm. [2]
-
Có ý nghĩ muốn giật tóc ra khỏi da đầu và phải thực hiện mới có thể cảm thấy thoải mái, cảm thấy vui vẻ hơn sau khi giật tóc.
-
Thường xuyên bứt tóc và không thể tự ngăn được hành vi này, lâu dần khiến tóc mỏng đi, xuất hiện những mảng hói trên đầu.
-
Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn bực, khó chịu, căng thẳng về mặt tinh thần và chỉ có giật tóc mới giúp cải thiện tình trạng này.
-
Giật lông mi, lông mày hoặc lông ở những bộ phận khác.
-
Có xu hướng kéo, nghịch các sợi tóc vừa nhổ, dụi tóc lên môi và mặt.
-
Cắn hoặc nhai tóc.
-
Không chỉ giật lông, tóc của bản thân, người bệnh còn giật lông của vật nuôi, gấu bông, tóc búp bê,…
-
Thời gian đầu người bệnh có thể nhận thức được hành vi nhổ tóc nhưng lâu dần có thể thực hiện trong vô thức.
-
Dù đã cố gắng ngừng nhổ tóc nhưng vẫn thực hiện vô cùng thường xuyên.
-
Có thể gặp một số triệu chứng khác liên quan như cắn móng tay, cắn da, cắn môi,…
Người mắc hội chứng nghiện giật tóc sẽ cảm thấy khó chịu nếu không được nhổ tóc
3. Nguyên nhân gây ra hội chứng nghiện giật tóc cần lưu ý
Hiện nay, vẫn chưa xác định được cơ chế chính xác của não bộ khiến hội chứng này hình thành nhưng những yếu tố dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến thói quen bứt tóc. [3]
3.1. Stress/ Căng thẳng kéo dài
Áp lực trong công việc, cuộc sống có thể gây căng thẳng, stress và nếu không được cải thiện, người bệnh sẽ có xu hướng tìm các hình thức để giải tỏa tâm trạng. Giật tóc cũng có thể được xem như một hình thức làm tổn thương vật lý giúp người bệnh tạm thời quên đi cảm xúc buồn và đau khổ.
Lo âu, áp lực chiếm đến 84% nguyên nhân gây ra hội chứng nhổ tóc. Theo Tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ, một số người có thể nhổ tóc như một cách để đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
3.2. Thay đổi hormone tuổi dậy thì
Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa Trichotillomania và nội tiết tố ở nữ giới cho thấy, sự thay đổi nồng độ của các hormone như estrogen, progesterone và hormone vỏ thượng thận có thể dẫn đến những Hành vi tập trung vào cơ thể lặp đi lặp lại (Body-focused repetitive behaviors – BFRBs), trong đó có những hội chứng như cào da, nhổ tóc,…
Một số trường hợp trẻ trước tuổi dậy thì có triệu chứng nhổ tóc có thể hết khi bước vào giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, cha mẹ nên theo dõi các hành vi của con để tránh tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
3.3. Mất cân bằng hóa học não
Sự mất cân bằng các chất hóa học trong não hay còn gọi là các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamin có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng nghiện nhổ tóc.
3.4. Các yếu tố khác
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng này mà bạn cần lưu ý.
-
Di truyền từ gia đình
Gen di truyền cũng là một yếu tố gây ra hội chứng nghiện giật tóc. Các nhà khoa học đã phát hiện khả năng sao chép và di truyền của gen đột biến gây ra Trichotillomania. Do đó, những người có tiền sử gia đình mắc phải hội chứng này cũng có nguy cơ mắc bệnh tương tự.
-
Độ tuổi
Theo nghiên cứu vào năm 2016, 10 – 13 tuổi là độ tuổi điển hình mắc phải tình trạng nghiện nhổ tóc. Do đó, các bậc phụ huynh cần theo dõi để có biện pháp điều trị kịp thời khi phát hiện con em mình có những triệu chứng nhổ tóc không thể kiểm soát được.
Trẻ em ở độ tuổi 10 – 13 mắc phải hội chứng Trichotillomania sẽ có triệu chứng nghiêm trọng
-
Những hội chứng rối loạn khác
Hội chứng nghiện nhổ tóc là hội chứng rối loạn kiểm soát xung động nên có thể liên quan đến nhiều tình trạng khác. Người mắc phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn ám ảnh cưỡng, tự kỷ (autism), rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD),… cần chú ý để tránh tình trạng biến chứng sang hội chứng nghiện giật tóc.
4. Hội chứng nghiện giật tóc có những hệ lụy như thế nào?
Người mắc phải hội chứng nghiện giật tóc không chỉ ảnh hưởng đến da đầu mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác về sức khỏe và tinh thần.
4.1. Tóc mọc chậm hơn khi nang tóc bị tổn thương
Hành động nhổ tóc sẽ làm teo phần nang tóc nằm dưới da đầu. Khi các nang tóc bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các tế bào mầm tóc – tế bào đầu tiên của tóc, yếu tố quyết định sự sống của từng sợi tóc.
Các tế bào mầm tóc bị hư tổn sẽ làm quá trình hình thành sợi tóc gặp khó khăn, khiến tóc mọc chậm hơn và có cấu trúc yếu hơn, dễ bị thô, xoăn, dễ gãy rụng,… Trường hợp tế bào mầm tóc bị tổn thương, sợi tóc có thể cần 2 – 4 năm để mọc lại.
4.2. Mất tóc vĩnh viễn do tật nhổ tóc không được điều trị kịp thời
Việc nhổ tóc thời gian đầu sẽ khiến tế bào mầm tóc bị tổn thương. Tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài có thể khiến các tế bào mất đi khả năng hồi phục vĩnh viễn, tóc sẽ không còn khả năng mọc lại, dẫn đến hói ở những mảng nhỏ trên đầu.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, mỗi nang tóc chỉ sản xuất khoảng 20 lượt tóc trong đời. Việc nhổ tóc thường xuyên sẽ làm giảm số lượt tóc của bạn và dẫn đến tình trạng hói nhanh hơn. Nếu bạn nhận thấy có những mảng da đầu mất tóc từ 3 tháng trở lên, khả năng bạn đã mất tóc vĩnh viễn.
4.3. Gây tổn thương đến da đầu từ nhẹ đến nghiêm trọng
Giật tóc thường xuyên có thể khiến phần da đầu và phần mô dưới da đầu bị tổn thương và gây hói vĩnh viễn. Ngoài ra, việc bứt tóc có thể gây nhiễm trùng và sẹo da đầu, chàm da,… và nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng da đầu khác.
4.4. Mặc cảm và tự ti
Nhiều người mắc phải hội chứng nghiện nhổ tóc thường cảm thấy xấu hổ và ngại chia sẻ với những người xung quanh về bệnh lý của mình. Thói quen giật tóc thường diễn ra do người bệnh cảm thấy lo lắng, áp lực và những hệ quả của hội chứng này càng khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm. Việc ngại chia sẻ sẽ khiến bệnh lý khó được điều trị từ sớm và thêm nghiêm trọng.
4.5. Trở ngại trong giao tiếp xã hội
Trichotillomania làm mỏng tóc và gây hói, điều này làm ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh và có thể khiến họ tự ti, ngại tiếp xúc với những người xung quanh. Do đó, người bệnh thường tìm cách để che giấu như sử dụng mũ, khăn trùm, tóc giả,… Tình trạng này lâu ngày sẽ cản trở việc sinh hoạt và giao tiếp với mọi người.
Tóc mỏng và hói có thể khiến bạn tự ti và ngại ngùng khi giao tiếp với mọi người
4.6. Hội chứng Trichophagia làm xuất hiện quả bóng tóc
Hội chứng ăn tóc (Trichophagia) chính là một trong những biến chứng của thói quen nhổ tóc. Theo thống kê, có khoảng 20% người mắc hội chứng nghiện giật tóc sẽ ăn tóc sau khi nhổ. Điều này dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng, làm tóc kết lại thành quả bóng tóc trong đường tiêu hóa.
Quả bóng tóc có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và gây ra những vấn đề như đau bụng, tắc nghẽn dạ dày và có thể phải phẫu thuật để điều trị.
5. Chẩn đoán hội chứng nhổ tóc
Khi nhận thấy bản thân có thói quen giật tóc và gặp khó khăn trong việc kiểm soát thói quen xấu này, thêm vào đó tóc ngày càng mỏng dần, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để điều trị tình trạng này.
Dưới đây là một số bước giúp chẩn đoán bệnh nhân có mắc phải hội chứng nghiện nhổ tóc hay không là:
-
Kiểm tra tình trạng tóc, xem xét mức độ mỏng và hói da đầu.
-
Trao đổi với bệnh nhân về tiền sử gia đình, mức độ thường xuyên của việc nhổ tóc và những triệu chứng khác.
-
Xác định các vấn đề sức khỏe khác có thể gây ra tình trạng nhổ tóc. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu thực hiện các hình thức xét nghiệm để kiểm tra xem có bóng tóc tắc nghẽn hay không.
-
Các xét nghiệm kiểm tra hội chứng nghiện giật tóc: thử nghiệm giật tóc âm tính, soi tóc dưới đèn Wood, soi da đầu để kiểm tra mật độ tóc và trạng thái của sợi tóc,…
Bác sĩ có thể sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản để kiểm tra tình trạng của người bệnh.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tóc và thực hiện các xét nghiệm khác để chẩn đoán hội chứng nghiện nhổ tóc
6. Cách điều trị hội chứng nghiện nhổ tóc
Nếu được chẩn đoán mắc phải hội chứng nghiện giật tóc, người bệnh có thể điều trị bằng những phương pháp dưới đây theo chỉ dẫn của bác sĩ.
6.1. Điều trị bằng thuốc
Hiện nay, chưa có loại thuốc đặc trị dành cho hội chứng Trichotillomania, tuy nhiên bác sĩ có thể khuyên dùng một số loại thuốc như: Clomipramine (thuốc chống trầm cảm), N-acetylcysteine (axit amin ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh và điều chỉnh tâm trạng), Olanzapine (thuốc chống loạn thần),…
Các loại thuốc trên có tác dụng hỗ trợ trong việc điều chỉnh tâm trạng và kiểm soát thói quen bứt tóc, tuy nhiên việc sử dụng có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ kê đơn.
6.2. Phương pháp đảo ngược thói quen
Một nghiên cứu vào năm 2012 chỉ ra rằng phương pháp đảo ngược thói quen (Habit Reversal Therapy) có hiệu quả trong việc điều trị hội chứng nghiện giật tóc. Khi thực hiện phương pháp này, các chuyên gia tâm lý sẽ theo dõi để xác định được những tình huống dẫn đến thói quen nhổ tóc, sau đó lựa chọn phát triển một số hành vi khác không gây hại để thay thế cho thói quen nhổ tóc. Ví dụ, bạn có thể tập nắm chặt tay để ngăn chặn mong muốn nhổ tóc.
Thực hiện phương pháp này nên kết hợp với những bài tập giúp cải thiện âu lo, căng thẳng như bài tập hít thở sâu, yoga, thiền,… để giúp người bệnh thư giãn và hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.
Bạn có thể đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp
6.3. Phương pháp điều trị khác
Căn cứ vào tình trạng bệnh và khả năng thích ứng với các phương pháp điều trị, bác sĩ có thể tư vấn một số phương pháp điều trị khác phù hợp với người bệnh:
-
Liệu pháp nhóm và hỗ trợ đồng đẳng (Group therapy and peer support): hỗ trợ việc điều trị hội chứng nghiện nhổ tóc bằng cách trị liệu theo nhóm.
-
Liệu pháp nhận thức: giúp người bệnh xác định những nhận thức sai lệch về hội chứng nghiện giật tóc.
-
Liệu pháp chấp nhận và cam kết (Acceptance And Commitment Therapy): hướng dẫn người bệnh cách chấp nhận những nguyên nhân thôi thúc hành vi nhổ tóc để không còn thực hiện hành vi này.
-
Liệu pháp điều trị các trầm cảm, lo âu, các tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế liên quan,… để hạn chế biến chứng dẫn đến hội chứng Trichotillomania.
-
Người mắc phải hội chứng này có thể dẫn đến tổn thương da đầu và các vấn đề về tóc khác nên cũng cần đến gặp bác sĩ da liễu để điều trị các vấn đề về tóc.
7. Cách khắc phục tình trạng hói đầu, tóc mọc chậm do hội chứng nghiện giật tóc
Hội chứng nghiện giật tóc nếu kéo dài có thể gây hại đến nang tóc và da đầu của người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo những phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng của tóc.
7.1. Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt từ Qik Hair
Để hình thành sợi tóc, hệ thần kinh nội tiết của cơ thể sẽ gửi tín hiệu để các tế bào mầm tóc di chuyển xuống nhú bì, hấp thụ dưỡng chất, tăng sinh và biệt hóa thành một sợi tóc. Điều này cũng có nghĩa, tế bào mầm tóc càng khỏe mạnh và càng nhiều thì lượng tóc mọc lên càng chắc khỏe, dày mượt và ngược lại. Vì vậy, để quá trình mọc tóc diễn ra thuận lợi, việc bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt nuôi dưỡng tế bào mầm tóc là vô cùng cần thiết.
Các nhà khoa học Mỹ sau quá trình nghiên cứu bằng công nghệ sinh học phân tử đã tìm ra tinh chất Cynatine® chứa một loại protein ở dạng Peptide (80% cấu trúc sợi tóc là Keratin). Cynatine® khi được tinh chiết bằng công nghệ cao cấp sẽ cung cấp các axit amin (tỷ lệ tương tự Keratin), nhờ đó kích thích hoạt động của tế bào mầm tóc để tóc mọc nhanh chóng và khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt, khi kết hợp Cynatine® với các tinh chất quý dành cho nam và cho nữ đã tạo ra 2 công thức nuôi dưỡng tóc hiệu quả vượt trội, cụ thể:
-
Công thức CLI-β (có trong Qik Hair dành cho nữ) kết hợp giữa Cynatine® và Pumpkin Seed, Black cohosh, Horsetail, Hibiscus flower… giúp điều hoà nội tiết tố nữ, hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc và giúp mái tóc phái đẹp mọc nhanh, bóng mượt hơn.
-
Công thức CLI-α (có trong Qik Hair dành cho nam) kết hợp giữa Cynatine® với Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia, American Ginseng… có tác dụng giảm hoạt tính men 5-alpha-reductase (5AR), giúp thúc đẩy quá trình mọc tóc diễn ra nhanh và phòng ngừa nguy cơ hói đầu ở nam giới một cách hiệu quả.
Sử dụng Qik Hair 2 viên mỗi ngày còn giúp bảo vệ và nang tóc, hỗ trợ phục hồi nang tóc hư tổn do nhổ tóc gây ra, giúp tóc mọc nhanh và chắc khỏe hơn.
Với công thức chuyên biệt dành cho nam và nữ, Qik giúp nuôi dưỡng tế bào mầm tóc để tóc mọc nhanh và chắc khỏe hơn
7.2. Sử dụng các phương pháp thiên nhiên
Những phương pháp thiên nhiên mà bạn có thể sử dụng để nuôi dưỡng mái tóc và thúc đẩy mọc tóc hiệu quả là:
-
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc bằng thành phần chiết xuất từ thiên nhiên: các sản phẩm dầu gội, xả, ủ tóc có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên có thể hỗ trợ quá trình mọc tóc và giúp tóc bóng khỏe, mềm mượt hơn. Nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc tóc từ những nguồn uy tín và phù hợp với cơ địa của bản thân để đạt hiệu quả cao nhất.
-
Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tóc: chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thêm vitamin C, D, biotin, sắt, omega-3 có thể giúp thúc đẩy quá trình mọc tóc và cung cấp nguyên liệu để nuôi dưỡng nang tóc.
-
Massage tóc bằng tinh dầu: sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu bưởi, dầu oliu, dầu dừa,… để massage nhẹ nhàng cho tóc, giúp cung cấp dưỡng chất cho da đầu và giúp tóc bóng mượt.
-
Thói quen sinh hoạt: những tác nhân cần hạn chế để tránh ảnh hưởng xấu đến tóc chính là bia rượu, thuốc lá, hoá chất tạo màu cho tóc, buộc tóc quá chặt, tạo kiểu bằng nhiệt độ quá cao,…
► Xem ngay 18 cách kích thích mọc tóc nhanh dễ áp dụng.
7.3. Sử dụng laser
Bạn có thể sử dụng liệu pháp laser mức độ thấp để kích thích lưu thông máu lên da đầu, nuôi dưỡng nang tóc, giúp tóc mọc nhanh hơn. Chi phí điều trị của phương pháp này thường rất cao và cần điều trị kiên trì trong thời gian dài bởi kết quả thường rất chậm. Phương pháp này cũng đòi hỏi bạn phải áp dụng vĩnh viễn mới có thể đem lại hiệu quả.
Phương pháp laser có thể được dùng để kích thích nang tóc và giúp tóc mọc nhanh
7.4. Cấy tóc tự thân
Khi các tế bào mầm tóc bị tổn thương quá mức và không thể phục hồi, tóc sẽ vĩnh viễn không thể mọc lại. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng phương pháp cấy tóc, sử dụng nang tóc ở những nơi tóc còn khoẻ mạnh để cấy vào những khu vực tóc bị thưa.
Cấy tóc tự thân có thể giúp tóc mọc trở lại nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như viêm nang lông, nhiễm trùng, chảy máu, mưng mủ ở da đầu,… Sau khi cấy tóc, bạn cũng cần bổ sung dưỡng chất để nuôi dưỡng nang tóc ở phần vừa được cấy.
► Xem thêm: Nhổ tóc có mọc lại được không?
8. Các câu hỏi thường gặp
8.1. Hội chứng nghiện giật tóc kéo dài bao lâu? Có thể tự khỏi không?
Hội chứng nghiện giật tóc có thể kéo dài tùy thuộc vào mỗi người và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, hội chứng này có thể kéo dài trong nhiều năm hoặc có thể được kiểm soát và tự khỏi sau vài tháng.
Việc chủ động thực hiện các biện pháp điều trị đầy đủ, kiên trì có thể giúp kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng của hội chứng này. Người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý và bác sĩ da liễu để điều trị tình trạng này từ sớm, giảm nguy cơ biến chứng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.
8.2. Tôi có cảm giác được thư giãn khi nhổ tóc, có phải tôi đã mắc hội chứng Trichotillomania?
Việc nhổ tóc có thể đem lại cảm giác thoải mái do quá trình mọc tóc có thể gây cảm giác ngứa râm ran ở da đầu. Đặc biệt, việc nhổ tóc có thể khiến bạn phân tâm, dời sự chú ý khỏi những vấn đề gây căng thẳng. Nếu thói quen bứt tóc không được chấm dứt từ sớm sẽ chuyển biến thành hội chứng nghiện giật tóc, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Khi nhận thấy bản thân có thói quen hay nhổ tóc, bạn nên tìm cách để làm bản thân phân tâm và tập thay thế bằng những thói quen khác, hạn chế tình trạng diễn biến nghiêm trọng hơn.
Hội chứng nghiện giật tóc là một dạng rối loạn tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tìm đến các chuyên gia có kinh nghiệm và điều trị một cách kiên trì. Ngoài ra, việc áp dụng các phương pháp để cải thiện tình trạng của tóc cũng rất quan trọng giúp người bệnh sớm lấy lại tự tin.