Nhổ tóc có mọc lại được không? [Giải đáp chi tiết]
Một người có thể mất khoảng 30-100 sợi tóc/ngày, nhưng việc nhổ tóc sẽ làm tăng con số đó, khiến mái tóc thưa dần, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tổn thương chân tóc vĩnh viễn. Vậy, nhổ tóc gây ra những hậu quả gì? Nhổ tóc có mọc lại được không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
1. Cấu tạo của tóc và các giai đoạn phát triển của tóc
Để chăm sóc và bảo vệ tóc hiệu quả, bước đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu tóc được cấu tạo như thế nào và phát triển ra sao?
1.1. Cấu tạo của tóc
Tóc là cấu trúc hình sợi được cấu tạo chủ yếu bởi keratin (chiếm 70%) – chất sừng không tan trong nước và các chất khác như chất béo, vitamin, nước…(chiếm 30%). Mỗi người có khoảng 100.000 – 150.000 sợi tóc, mật độ trên da đầu là 200-400 sợi/cm2 tùy cơ địa. Một sợi tóc có cấu tạo 2 phần: Thân tóc và nang tóc, trong đó:
-
Thân tóc: Được ví như là một “tế bào chết khổng lồ”, bao gồm 3 lớp là lớp tủy, lớp giữa và lớp biểu bì.
-
Nang tóc: Là phần “sống” của sợi tóc, nằm dưới da đầu, có cấu trúc hình túi với đáy phình ra chứa tế bào mầm tóc, giúp nuôi dưỡng và quyết định sự sống của sợi tóc. Nang tóc được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác nhau, nhưng có 2 thành phần đặc biệt quan trọng là:
-
Phình tóc – nơi sản sinh và cung cấp các tế bào mầm tóc. Tế bào mầm tóc là hạt giống để sợi tóc mọc lên và nuôi dưỡng sợi tóc khỏe đẹp.
-
Nhú bì là nơi tế bào mầm tóc bắt đầu tăng sinh, biệt hóa và phát triển thành sợi tóc hoàn chỉnh.
Sơ đồ cấu trúc hoàn chỉnh của một sợi tóc
1.2. Các giai đoạn phát triển của tóc
Nang tóc sản xuất trung bình 20 lần mọc tóc/một đời người. Tuổi thọ của một sợi tóc kéo dài khoảng 2-6 năm với vận tốc mọc thêm khoảng 1-1,5 cm/ tháng (tức 12-18cm/năm). Chu kỳ phát triển và tăng trưởng của một sợi tóc gồm 3 giai đoạn:
-
Giai đoạn mọc (Anagen)
Ở giai đoạn này, các tế bào mầm tóc di chuyển liên tục xuống nhú bì, tăng sinh và biệt hóa để tạo thành sợi tóc, rồi mọc dần ra ngoài da đầu. Giai đoạn này kéo dài 2-6 năm (giai đoạn mọc tóc nữ thường dài hơn nam), chiếm khoảng 85-95% số tóc trên đầu.
-
Giai đoạn ngưng mọc (Catagen)
Sợi tóc dừng phát triển, bắt đầu teo nhỏ lại và dần tách khỏi nhú bì. Giai đoạn này kéo dài 3 tuần và chỉ chiếm khoảng 1-2% số sợi tóc trên đầu.
-
Giai đoạn nghỉ, chờ rụng và rụng (Telogen)
Những sợi tóc bước vào giai đoạn này sẽ bị đẩy hẳn khỏi nhú bì và da đầu, chuẩn bị cho quá trình mọc sợi tóc mới. Giai đoạn này kéo dài 3 tháng và chiếm khoảng 5-10% số sợi tóc trên da đầu.
2. Nhổ tóc có mọc lại được không? Chi tiết các trường hợp
Nhổ tóc có thể mọc lại với điều kiện là tình trạng nang tóc của bạn chưa bị hư tổn quá mức, bởi vì nang tóc là nơi chứa tế bào mầm tóc – thành phần quyết định sự sống của một sợi tóc. Nếu nhổ tóc thường xuyên rất dễ gây tổn thương hoặc làm teo nang tóc, từ đó khiến tế bào mầm tóc bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, dẫn tới tóc không mọc hoặc chậm mọc lại. Để giải đáp rõ hơn về câu hỏi nhổ tóc có mọc lại được không, có hai trường hợp được đưa ra:
-
Trường hợp nhẹ: Nang tóc chưa bị hư tổn
Trong trường hợp này, hành động nhổ tóc có thể làm đau da đầu và gây ra những tổn thương nhỏ ở nang tóc, nhưng tóc vẫn sẽ mọc lại được. Tuy nhiên, khi nang tóc bị tổn thương sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào mầm tóc, khiến sợi tóc mọc chậm hơn và chất lượng sợi tóc cũng giảm đi (tóc yếu, thô, xoăn và dễ gãy…).
-
Trường hợp nặng: Nang tóc hư tổn nặng hoặc mất vĩnh viễn
Khi hành động nhổ tóc trở thành thói quen, lặp lại liên tục và kéo dài sẽ khiến nang tóc bị tổn thương nghiêm trọng, mất khả năng hồi phục. Điều này có nghĩa tế bào mầm tóc sẽ không được sản xuất thêm hoặc không thể tăng trưởng, dẫn đến hậu quả là tóc không thể mọc lại. Sau 3 tháng, nếu không có dấu hiệu tóc mọc lại ở những nơi đã nhổ, thì nguy cơ mất tóc vĩnh viễn rất cao.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy mỗi nang tóc chỉ sản xuất được khoảng 20 lượt tóc trong suốt cuộc đời. Cho nên việc nhổ tóc đã làm giảm số lượt mọc tự nhiên của tóc. [1]
3. Hội chứng nghiện nhổ tóc (Trichotillomania) và những hệ lụy
Hội chứng nghiện nhổ tóc (Trichotillomania) còn được gọi là chứng giật tóc, xảy ra khi một người không thể cưỡng lại ý muốn nhổ tóc của mình. Họ có thể nhổ tóc trên đầu hoặc ở những vùng lông khác, chẳng hạn như lông mày hoặc lông mi.
Y học hiện nay vẫn chưa xác định rõ ràng được nguyên nhân chính gây hội chứng giật tóc, nhưng có những yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ mắc phải, cụ thể là:
-
Di truyền: Trong một số gia đình, xu hướng mắc chứng nghiện nhổ tóc có thể được truyền lại. Do đó, một người sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn nếu một thành viên khác trong gia đình đã từng hoặc đang bị bệnh.
-
Chấn thương thời thơ ấu: Theo Tổ chức Quốc gia về Rối loạn Hiếm gặp (Mỹ), một người đã trải qua chấn thương thời thơ ấu có thể dễ mắc chứng giật tóc hơn. Tuy nhiên, giả thuyết này chưa đủ tính xác thực, cần thực hiện các nghiên cứu khoa học khác để chứng minh.
-
Stress: Theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Tâm thần học Mỹ, một số người có thể giật tóc như một cách để đối phó với những cảm xúc tiêu cực do căng thẳng, stress quá mức…
-
Rối loạn sức khỏe tâm thần khác: Người mắc chứng cuồng giật tóc có thể mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như lo lắng quá độ, trầm cảm hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)…
Lo lắng quá độ, trầm cảm hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)… có thể gây ra chứng nghiện nhổ tóc
3.1. Hệ lụy của chứng nghiện nhổ tóc
Đối với những người mắc hội chứng nghiện nhổ tóc, nhổ tóc có mọc lại được không cũng là vấn đề khiến họ băn khoăn, lo lắng. Dưới đây là 2 hệ lụy với mái tóc mà người nghiện nhổ tóc có thể gặp phải.
-
Tóc mọc rất chậm khi nang tóc bị tổn thương quá nhiều lần
Trong trường hợp không thể dừng lại việc nhổ tóc sẽ gây tổn thương nang tóc lặp đi lặp lại, làm hạn chế quá trình mọc lại của tóc. Nếu nang tóc đã bị tổn thương nhiều lần, có thể phải mất từ 2 đến 4 năm để tóc mới mọc trở lại.
-
Mất tóc vĩnh viễn khi tật nhổ tóc không được điều trị
Nếu chứng giật tóc diễn ra trong thời gian dài, không được điều trị đúng cách có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho nang tóc. Lúc này, việc tóc mọc lại là điều vô cùng khó khăn, thậm chí là không thể vì nang tóc tổn thương nghiêm trọng kéo theo sự ngừng phát triển của tế bào mầm tóc. Hậu quả là trên da đầu của người mắc chứng giật tóc sẽ xuất hiện ở những mảng da nhỏ không có tóc.
3.2. Làm sao để khắc phục được chứng nghiện nhổ tóc
Chứng nghiện giật tóc thường được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý như Habit Reversal Therapy – HRT (Liệu pháp huấn luyện đảo ngược thói quen) hoặc Acceptance And Commitment Therapy – ACT (Liệu pháp chấp nhận và cam kết). Những phương pháp trị liệu này có thể hỗ trợ những người mắc chứng giật tóc giảm, thậm chí ngừng nhổ tóc hoàn toàn.
-
HRT: Liệu pháp nhận thức hành vi giúp người bệnh thực hành và duy trì một cách tự động những thói quen ít có hại hơn khi đang có nhu cầu kéo tóc, điển hình là nắm chặt tay.
-
ACT: Liệu pháp tâm lý này nhấn mạnh sự chấp nhận như một cách để đối phó với những triệu chứng nghiện nhổ tóc. Trọng tâm của liệu pháp này là khuyến khích người bệnh tăng cường cam kết đối với các hoạt động lành mạnh, mang tính xây dựng, nhằm duy trì mục tiêu không nhổ tóc.
Các liệu pháp tâm lý giúp bạn giảm hoặc ngừng thói quen nhổ tóc
4. Cách khắc phục tình trạng tóc chậm mọc lại sau khi nhổ tóc
Song song với việc thay đổi thói quen nhổ tóc, bạn cần có những phương pháp chữa lành hoặc thay thế những nang tóc tổn thương. Nhờ đó hỗ trợ tóc mọc lại nhanh hơn, tránh nguy cơ rụng tóc vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ.
4.1. Hãy tìm đến sự hỗ trợ đắc lực từ dưỡng chất chuyên biệt có trong Qik Hair
Trong nang tóc, các tế bào mầm tóc được ví như những “hạt giống”, quyết định sự sống và chất lượng sợi tóc. Như đã giới thiệu ở trên, giai đoạn mọc tóc (Anagen) diễn ra khi hệ thần kinh và nội tiết trong cơ thể gửi tín hiệu tới các tế bào mầm tóc, huy động một số tế bào mầm tóc cần thiết di chuyển xuống lớp nhú bì, hấp thụ dưỡng chất và một số yếu tố cần thiết khác để tăng sinh và biệt hóa thành một sợi tóc hoàn chỉnh và mọc ra khỏi da đầu. Chính vì thế, để kích thích tóc mọc nhanh và khỏe mạnh hơn, cần bổ sung dưỡng chất chuyên biệt nuôi dưỡng tế bào mầm tóc.
Sau nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Qik Hair chứa Cynatine® – tinh chất chăm sóc tóc ưu việt. Trong Cynatine® là protein Keratin ở dạng Peptide và axit amin, được tinh chiết bằng công nghệ cao cấp sẽ cung cấp các axit amin với tỉ lệ tương tự Keratin tự nhiên có trong tóc, giúp bảo vệ và kích thích tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ tóc mọc nhanh và chắc khỏe. Đặc biệt hơn nữa, sự kết hợp hoàn hảo giữa Cynatine® và những tinh chất quý trong Qik Hair tạo ra hai công thức đột phá dành riêng cho Nam và Nữ, cụ thể là:
-
Qik Hair cho Nữ với công thức CLI-β là sự kết hợp giữa Cynatine® và các tinh chất quý như Pumpkin Seed, Black cohosh, Horsetail, Hibiscus flower… sẽ có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều hòa nội tiết nữ, thúc đẩy tế bào mầm tóc sinh trưởng, từ đó đẩy nhanh quá trình mọc tóc, đồng thời nuôi dưỡng mái tóc bóng khỏe, dày mượt.
-
Qik Hair cho Nam với công thức CLI-α là sự kết hợp Cynatine® với các hoạt chất quý như Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia, American Ginseng… giúp hỗ trợ cân bằng hệ thần kinh nội tiết nam giới, giảm hoạt tính men 5-alpha-reductase (5AR), giảm tác động tiêu cực của các yếu tố như căng thẳng, thuốc lá và rượu đến các tế bào mầm tóc, hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc và tăng mọc tóc trở lại. Nhờ đó giữ cho mái tóc của phái mạnh luôn dày dặn và suôn mượt, phòng ngừa nguy cơ hói đầu..
Ngoài ra, Qik Hair còn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho tóc và da đầu như: Biotin, sắt, kẽm, Vitamin B5, Vitamin D3, Potassium, L-Cystine, Omega-3… Khi bạn nhổ tóc gây tổn thương nang tóc quá nhiều, bổ sung các dưỡng chất này sẽ giúp nang tóc mau chóng hồi phục, kích thích mọc tóc mới chắc khỏe, óng mượt, giúp giảm bớt nỗi lo lắng nhổ tóc có mọc lại được không.
Qik Hair giúp bổ sung các dưỡng chất quý giúp hỗ trợ hồi phục tế bào mầm tóc, kích thích mọc tóc mới nhanh chóng và chắc khỏe, óng mượt hơn
4.2. Sử dụng phương pháp thiên nhiên khác
Cùng với việc bổ sung dưỡng chất từ viên uống Qik Hair, mọi người nên phối hợp với một số phương pháp tự nhiên khác để khắc phục tình trạng tóc mọc chậm sau nhổ tốt hơn, chẳng hạn như:
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Để thúc đẩy quá trình mọc tóc, bạn cần xây dựng và duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó, các nhóm chất dinh dưỡng giúp tóc khỏe mạnh như Omega – 3, omega – 6; kẽm, vitamin C, Biotin, sắt, vitamin D… nên được chú trọng. Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thực phẩm tốt cho tóc
-
Chăm sóc tóc bằng các sản phẩm tự nhiên, an toàn và lành tính: Sử dụng các loại tinh dầu để massage cho da đầu và tóc như tinh dầu oải hương, dầu bưởi, dầu dừa, dầu oliu, dầu jojoba,… Bên cạnh đó, nên gội, xả, ủ bằng các sản phẩm không hoặc chứa ít cồn, hương liệu để tránh tình trạng kích ứng hoặc tổn thương thêm những nang tóc vốn đang bị suy yếu.
-
Tránh các tác động xấu lên tóc: Nang tóc tổn thương kéo theo sự suy yếu của tế bào mầm tóc khiến tóc mọc chậm. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, bạn cần bảo vệ tóc khỏi các tác động tiêu cực bằng những hành động thiết thực như không buộc tóc quá chặt, không chải tóc khi tóc còn ướt, tránh tạo kiểu bằng nhiệt hoặc hóa chất, hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có hại cho nang tóc….
-
Thiết lập một số thói quen sống lành mạnh khác: Kiểm soát lo âu, căng thẳng, ngủ đúng giờ và đủ giấc, cung cấp đủ nước cho cơ thể…là những thói quen sống lành mạnh cần thiết lập để tăng khả năng mọc tóc trở lại sau khi nhổ tóc.
► Xem thêm 18 cách kích thích mọc tóc nhanh dễ áp dụng ngay tại nhà
4.3. Sử dụng laser
Laser là phương pháp được sử dụng nhiều trong chăm sóc sắc đẹp, bao gồm cả kích thích mọc tóc. Phương pháp này phù hợp với trường hợp nang tóc bị tổn thương mức độ nhẹ sau nhổ.
Trị liệu tóc bằng công nghệ laser là sử dụng tia laser cường độ nhẹ kích thích nang tóc bị tổn thương, giúp cải thiện lưu thông máu và trao đổi chất. Điều này giúp nuôi dưỡng tế bào mầm tóc, góp phần thúc đẩy mọc tóc nhanh và khỏe hơn.
4.4. Cấy tóc tự thân
Trường hợp tóc bị nhổ quá nhiều và thường xuyên dẫn tới tổn thương nang tóc không thể chữa lành, nên cân nhắc tới phương pháp cấy tóc tự thân. Cấy tóc tự thân là phương pháp sử dụng nang tóc ở những nơi tóc dày, khỏe mạnh hơn như sau gáy của chính người bệnh để cấy vào những vùng tóc bị nhổ thưa. Nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ, cấy tóc tự thân ngày càng được cải tiến giúp giảm xâm lấn tối đa, hạn chế tổn thương da đầu và nang tóc.
Phương pháp cấy tóc tự thân được áp dụng cho trường hợp những nang tóc không có khả năng phục hồi
5. Các câu hỏi liên quan đến vấn đề nhổ tóc có mọc lại không?
Ngoài thắc mắc “nhổ tóc có mọc lại được không”, độc giả thường đặt ra những câu hỏi liên quan khác như:
5.1. Tóc có mọc lại dày hơn sau khi nhổ không?
Khi nhổ tóc, tóc mọc lại KHÔNG dày hơn, bởi vì khi tác động lực sẽ gây tổn thương nang tóc. Khi nang tóc bị tổn thương sẽ dẫn đến các tế bào mầm tóc – “mầm sống” của sợi tóc không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phát triển, khiến sợi tóc mới mọc lên yếu và thậm chí MẢNH HƠN sợi tóc ban đầu.
5.2. Tại sao khi nhổ tóc lại có cảm giác thư giãn?
Khi tế bào mầm tóc phát triển sẽ đẩy sợi tóc mới dần lên khỏi da đầu, gây cảm giác ngứa ngáy râm ran. Vậy nên, nhổ tóc sẽ mang lại cảm giác thư giãn và dễ chịu, nhất là đối với những sợi tóc thô, cứng và xoăn. Khi gặp cảm giác này, bạn nên rời sự chú ý của cảm giác đi bằng một vài việc sử dụng tay tránh gây tổn thương nang tóc lần nữa dẫn tới hư tổn nặng nề.
Nhổ tóc có mọc lại được không phụ thuộc vào mức độ tổn thương của nang tóc. Cách cải thiện hiệu quả nhất là chấm dứt tình trạng nhổ tóc, đồng thời bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào mầm tóc giúp hỗ trợ tóc mọc nhanh và chắc khỏe hơn. Nếu lượng tóc trên đầu ngày càng ít, tóc bị nhổ không mọc lại thì bạn nên tới các bệnh viện, phòng khám da liễu để xin ý kiến từ các chuyên gia.