Bệnh gàu là gì? Đầu nhiều gàu có gây rụng tóc không?
Những mảng gàu trắng xuất hiện trên da đầu, không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu, làm tóc gãy rụng mà còn bong tróc vương trên tóc, rơi xuống vai áo… có thể khiến bạn bị đánh giá oan là người kém vệ sinh, trở thành rào cản khi giao tiếp với người đối diện. Thế nhưng gàu là gì? Đầu bị gàu do đâu? Làm thế nào để cải thiện tóc gàu và rụng nhiều không phải là điều mà ai cũng biết được. Nếu bạn muốn biết “bí kíp” để thoát khỏi tình trạng này, hãy tham khảo ngay những chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Bệnh gàu là gì?
Gàu hay gầu một hiện tượng rối loạn của da đầu, có thể gặp ở cả nam và nữ, mọi lứa tuổi khác nhau. Gàu đặc trưng bởi hiện tượng da đầu đóng vảy trắng, bong tróc rơi lấm tấm trên da đầu và đôi khi gây ngứa khó chịu. [1]
Có thể bạn chưa biết, theo sinh lý bình thường, sau khoảng một tháng lớp da đầu ngoài cùng sẽ chết đi và rời ra khỏi da đầu và tạo thành những vảy nhỏ li ti. Các tế bào này sẽ được thay thế bằng các tế bào da đầu mới. Tuy nhiên, ở người bị gàu, thời gian này thường rút ngắn chỉ còn khoảng 2-3 tuần. Khi da đầu bị thay thế quá nhanh, các vảy rớt nhiều và thành các mảng lớn hơn dính vào tóc, rơi xuống vai áo. Mặc dù gàu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, không lây nhiễm, nhưng những mảng gàu trắng rụng lả tả khiến không ít người lúng túng, mất tự tin trong giao tiếp.
Triệu chứng thường gặp của bệnh gàu
Một khi bị gàu, bạn có thể nhận biết được ngay bởi các triệu chứng của gàu rất đặc trưng và dễ thấy như:
- Da đầu xuất hiện nhiều vảy nhỏ hoặc lớn có màu trắng đục hoặc vàng.
- Khi da đầu bị gàu nặng, các mảng vảy gàu lớn rơi ra để lộ phần da đầu bị ửng đỏ.
- Đầu bị gàu thường có xu hướng khô, bong tróc, ngứa ngáy khó chịu, đôi khi bị rụng tóc loang lổ.
- Da đỏ, viêm (kích ứng), cũng có thể bị phồng rộp và nứt da – phản ứng với thuốc nhuộm tóc, xịt dưỡng tóc, gel,…
- Trường hợp gàu do bệnh vảy nến người bệnh sẽ thấy các mảng da đỏ, bong tróc, đau và được bao phủ bởi vảy bạc.
► Xem thêm: Bệnh gàu mảng: Nguyên nhân và cách chữa trị
Gàu khiến da đầu ngứa ngáy, bong tróc vảy mất thẩm mỹ
Những đối tượng thường mắc bệnh gàu
Gàu có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và độ tuổi khác nhau, tuy nhiên gàu sẽ phát triển thuận lợi hơn ở những đối tượng sau:
- Giới tính: Theo một số thông tin nghiên cứu, gàu xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ, do nam giới có tuyến sản xuất dầu lớn hơn. Ngoài ra, sự thay đổi hormone của nam cũng có liên quan đến sự hoạt động của tuyến bã.
- Mất cân bằng dinh dưỡng: Duy trì một chế độ ăn uống nghèo nàn, không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt thiếu kẽm, vitamin B và một số chất béo sẽ làm tăng nguy phát triển gàu.
- Tính chất da đầu: Những bạn có da dầu và tóc quá nhờn thường dễ bị gàu hơn những bạn có da đầu bình thường.
- Bệnh lý: Người mắc các bệnh thần kinh như Parkinson; bệnh nhân phục hồi lại sau cơn đau tim, đột quỵ; rối loạn miễn dịch thường dễ bị gàu nhưng nguyên nhân vì sao thì vẫn chưa được giải thích rõ ràng.
Nguyên nhân gây ra gàu trên da đầu
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn mắc bệnh gàu như:
- Lạm dụng các sản phẩm chăm sóc tóc: Các sản phẩm chăm sóc tóc công nghiệp như keo xịt tóc, gel vuốt tóc, dầu gội… thường chứa nhiều hóa chất và hương liệu, việc lạm dụng thường xuyên, sử dụng sai cách có thế khiến da đầu bị kích ứng, lâu ngày sản sinh gàu.
- Da đầu bẩn: Gội đầu không thường xuyên, gội đầu không sạch khiến dầu, bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trên da đầu hình thành gàu.
- Da đầu bị kích thích quá mức: Thời tiết hanh khô, môi trường ô nhiễm, khói bụi, lạm dụng hóa chất làm đẹp… cũng là một trong những nguyên nhân khiến gàu phát triển.
- Thói quen cào cấu hoặc gãi mạnh da đầu khi gội đầu: Rất nhiều bạn thường có suy nghĩ sai lầm cào mạnh da đầu khi gội đầu có thể làm cho tóc sạch hơn nhưng thực tế, cào hoặc gãi ngứa mạnh da đầu có thể khiến da đầu bị tổn thương, viêm nhiễm và tạo ra nhiều mảng gàu hơn.
- Thiếu chất: Giảm cân đột ngột, ăn kiêng để giảm cân sai cách khiến cơ thể không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: axit béo, vitamin B, vitamin E, vitamin A… có thể khiến da đầu bị gàu và rụng tóc. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bị gàu là thiếu vitamin gì? để tìm hiểu rõ hơn.
Ăn kiêng giảm cân sai cách khiến cơ thể thiếu chất có thể khiến da đầu sản sinh gàu
- Căng thẳng thường xuyên: Căng thẳng/stress có thể làm tăng nặng tất cả các bệnh về da, không riêng gì gàu. Đặc biệt, căng thẳng quá mức có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện để gàu bùng phát.
- Viêm da tiết bã: Đây là một bệnh da liễu phổ biến, xuất hiện khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh tạo cơ hội cho một số phản ứng viêm da xuất hiện, bệnh thường nhẹ vào mùa hè và tiến triển mạnh vào mùa thu đông. Đặc trưng của gàu do viêm da tiết bã là da đầu ửng đỏ, bong vảy nhiều màu trắng hoặc vàng nhẹ.
- Bệnh vảy nến: Bệnh vảy nến là do rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền gây ra, ảnh hưởng đến chu kỳ hoạt động của da. Khi bị vảy nến, tốc độ thay da sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường làm tích lũy các tế bào chết tạo thành lớp vảy dày màu trắng ở các vị trí trên cơ thể có cả da đầu.
- Bệnh nấm tóc: Nấm tóc là tình trạng viêm nhiễm do nấm thường do nấm dermatophytes và nấm Trichophyton beigelii, tấn công vào da đầu và nang tóc. Nấm tóc không chỉ khiến da đầu bị gàu nặng mà còn làm tóc rụng nhiều hơn bình thường.
Ngoài ra, một số bệnh lý da đầu khác như nấm men, chàm, viêm da tiếp xúc… cũng khiến cho da đầu bị kích ứng, đầu bị gàu và rụng tóc.
► Xem chi tiết hơn về các nguyên nhân gây ra gàu để biết thêm về vấn đề mình đang gặp phải bạn nhé!
Bị gàu nhiều có gây rụng tóc không?
Mặc dù gàu không phải là nguyên nhân trực tiếp gây rụng tóc nhưng nó được xem là yếu tố tác động, làm tăng nguy cơ bị rụng tóc. .
Gàu là hiện tượng rối loạn của da đầu, một khi mắc bệnh gàu, da đầu thường ngứa ngáy khó chịu, nhạy cảm hơn bình thường. Khi da đầu bị ngứa, theo thói quen chúng ta thường đưa tay lên cào, gãi để giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, việc bạn gãi đầu liên tục có thể làm tổn thương da đầu, làm chân suy yếu chân tóc khiến tóc rụng nhiều hơn bình thường.
Với những trường hợp gàu do bệnh lý da đầu như nấm tóc, vảy nến, viêm da tiết bã,… các vảy gàu thường có xu hướng “tập kết” trên da đầu. Khi các vảy gàu đóng dày có thể làm bít tắc nang tóc và gây ra rụng tóc. Đây cũng là nguyên nhân gàu gây rụng tóc mà nhiều người đang gặp phải.
Ngoài ra, da đầu bị gàu thường nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm… Khi sức khỏe da đầu không đảm bảo, tóc cũng dễ rụng hơn bình thường. Do đó, để khắc phục tình trạng gàu gây rụng tóc, đầu tiên cần phải chữa khỏi gàu và các bệnh lý da đầu (nếu có).
► Xem thêm: Tác hại của gàu đối với da đầu
Cào, gãi mạnh da đầu khi bị gàu có thể gây rụng tóc
Cách cải thiện rụng tóc do nhiều gàu
Để có thể khắc phục tình trạng da đầu nhiều gàu và rụng tóc một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
1. Dùng dầu gội trị gàu
Với những trường hợp đầu bị gàu nhẹ, bạn nên cân nhắc chuyển sang sử dụng các loại dầu gội có khả năng trị gàu, chiết xuất từ thiên nhiên, chứa các hoạt chất lành tính, không gây kích ứng da để làm sạch da đầu, loại bỏ dầu nhờn, tế bào chết và vảy gàu trên da đầu.
Trong trường hợp da đầu bị gàu nặng, các loại dầu gội trị gàu thông thường thường không có hiệu quả, bạn có thể sử dụng dầu gội trị gàu chuyên trị để cải thiện gàu. Một số loại dầu gội trị gàu thường được sử dụng để trị gàu nặng có thể kể đến như:
- Dầu gội chứa Zinc pyrithione: Có thể giúp kháng khuẩn, kháng nấm trên da đầu.
- Dầu gội chứa hắc ín than: Có thể giúp làm chậm chu trình chết của các tế bào da đầu, từ đó làm giảm tình trạng gàu, viêm da tiết bã và bệnh vảy nến.
- Dầu gội chứa Ketoconazol: Ketoconazol là chất kháng nấm phổ rộng, có thể đem đến hiệu quả trong điều trị gàu nguyên nhân do nấm.
- Dầu gội chứa Selenium Sulfide: Có thể giúp làm chậm chu kỳ chết của tế bào da đầu, đồng thời làm giảm nấm Malassezia gây gàu.
2. Sử dụng các loại nguyên liệu thiên nhiên
Ngoài sử dụng dầu gội trị gàu, một số chuyên gia cũng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về việc tận dụng một số nguyên liệu thiên nhiên để làm sạch tế bào chết trên da đầu, điều hòa tuyến bã nhờn, kích thích tóc mọc. Đây được xem là một trong những cách cải thiện gàu và rụng tóc nhẹ hiệu quả mà bạn có thể tham khảo, thực hiện tại nhà.
Nguyên liệu | Công dụng | Cách sử dụng |
Chanh tươi | Với hàm lượng vitamin C cao, chanh đóng vai trò như một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp giảm lượng tế bào chết trên da đầu và cải thiện độ bền chắc cho chân tóc. Ngoài ra, chanh còn có khả năng sát khuẩn và kháng nấm, một trong những nguyên nhân gây ra gàu. |
|
Giấm táo | Giấm táo có chứa acid acetic có thể giảm ngứa do gàu và hạn chế tình trạng tế bào chết tích tụ trên da đầu. Ngoài ra, giấm táo còn có khả năng kháng nấm, sát trùng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn, nhờ đó sử dụng giấm táo thường xuyên có thể giảm gàu, da đầu đổ dầu, gây bết tóc và ngứa da đầu. |
|
Muối trắng | Muối được biết đến với khả năng kháng khuẩn, khử trùng cao nên có tác dụng ức chế và loại bỏ các vi khuẩn, nấm gây ra gàu, giảm ngứa và hạn chế rụng tóc do gàu. |
|
Dầu dừa | Bản thân dầu dừa chứa nhiều axit béo và vitamin E có khả năng kháng khuẩn, loại bỏ tế bào chết khỏi da đầu, ngăn ngừa gàu hiệu quả. Ngoài ra, dầu dừa còn có khả năng dưỡng ẩm cao, nhờ đó hạn chế tình trạng bong tróc da đầu. |
|
Dầu dừa là một trong những nguyên liệu thiên nhiên có thể dùng để chăm sóc tóc, cải thiện gàu
► Xem thêm 20 cách trị gàu tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên
3. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học
Như đã chia sẻ ở trên, một trong những nguyên nhân khiến da đầu nhiều gàu và rụng tóc là do thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, để cải thiện tình trạng này bạn cần xây dựng một thói quen ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là một số dưỡng chất sau để hỗ trợ cải thiện tình trạng tóc gàu và rụng nhiều.
- Protein: Tóc được cấu tạo bởi thành phần chủ yếu là protein. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho mái tóc thì không được thiếu thành phần dinh dưỡng này. Nhóm thực phẩm giàu protein có thể kể đến như: Trứng, sữa, sản phẩm từ sữa, ức gà,…
- Vitamin E: Vitamin E có thể giúp giảm thiểu sự hoạt động quá sức của tuyến bã nhờn trên da đầu. Nhờ đó, giúp da đầu luôn được thông thoáng, cải thiện gàu hiệu quả. Vitamin E có nhiều trong các loại hạt (hạnh nhân, hạt óc chó, hạt dẻ), bông cải xanh, đu đủ, kiwi,….
- Vitamin A: Vitamin A rất cần thiết cho sức khỏe của da, hệ miễn dịch và tuần hoàn. Bổ sung đầy đủ vitamin A có thể giúp da đầu khỏe mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch giảm bớt các triệu chứng do gàu gây ra. Thực phẩm nhiều vitamin A có thể kể đến như: Gan, sữa, trứng, bí, cà rốt, khoai lang, đu đủ…
- Kẽm: Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển tế bào cơ thể, giúp duy trì sức khỏe cho da đầu, tóc và móng. Thiếu kẽm có thể làm tăng nguy cơ gây các vấn đề về da trong đó có gàu. Thực phẩm giàu kẽm: Thịt gia cầm, hải sản và các loại hạt…
- Biotin: Biotin hay còn gọi là vitamin H, một loại vitamin nhóm B, tan trong nước, có khả năng ngăn rụng tóc và hỗ trợ tóc mọc dày trở lại, giúp tóc khỏe mạnh. Với những bạn đang gặp tình trạng gàu gây rụng tóc, muốn tóc mọc trở lại thì nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu Biotin: bánh mì nguyên cám, cá hồi, thịt lợn, cá mòi, nấm, súp lơ,… vào bữa ăn hằng ngày.
4. Thay đổi thói quen chăm sóc tóc
Cách bạn chăm sóc tóc hằng ngày là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc cải thiện gàu, hạn chế tình trạng rụng tóc.
- Bảo vệ tóc dưới nắng mặt trời: Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời ngoài làm tóc khô xơ, chẻ ngọn, còn có thể khiến da đầu tiết nhiều dầu, làm tăng số lượng gàu. Do đó, hãy đội mũ, che chắn bảo vệ tóc khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Gội đầu đúng cách: Da đầu bẩn là một trong những nguyên nhân khiến tóc bị gàu nhưng gội đầu quá nhiều cũng khiến tóc mất đi lượng dầu tự nhiên bảo vệ tóc. Do đó, bạn chỉ nên gội đầu 2 – 3 lần/tuần, nếu da đầu bạn thuộc da đầu nhờn, đổ dầu nhiều hãy gội đầu cách ngày. Đồng thời, tránh lạm dụng dầu gội đầu trong khi gội, nên gội đầu bằng nước mát thay vì nước nóng có thể làm khô tóc.
- Làm khô tóc tự nhiên: Da đầu đang gặp vấn đề về gàu thường rất yếu, việc sấy tóc bằng nhiệt độ cao có thể làm tóc hư tổn, gãy rụng nhiều hơn.
- Massage da đầu: Massage da đầu 5 – 10 phút mỗi ngày trước khi đi ngủ có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, cấp ẩm cho da đầu, nhờ đó vừa giảm gàu vừa tăng độ chắc khỏe cho tóc.
- Hạn chế tạo kiểu tóc bằng hóa chất uốn – duỗi – nhuộm: Một khi bạn đang mắc bệnh gàu, da đầu sẽ nhạy cảm hơn bình thường, gàu bong tróc có thể để lại các vết thương hở, lớp da non trên da đầu. Việc sử dụng các hóa chất làm tóc lúc này có thể khiến tình trạng gàu trên da đầu trở nên nghiêm trọng hơn.
Hạn chế làm tóc trong thời gian bị gàu để tránh tổn thương da đầu, khiến tình trạng gàu nghiêm trọng hơn
5. Viên uống Qik Hair – Ổn định độ ẩm da đầu, giúp mọc tóc chắc khỏe
Da đầu nhiều gàu không chỉ gây ngứa ngáy, bong tróc mất thẩm mỹ, mà còn có thể là tác nhân khiến tóc dễ gãy rụng. Để chấm dứt tình trạng này, bạn cần xác định nguyên nhân gây ra gàu để trị gàu dứt điểm; đồng thời, bổ sung thêm các dưỡng chuyên biệt có khả năng ổn định độ ẩm da đầu, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ bên trong như Qik Hair.
Được chắt lọc từ các tinh chất thiên nhiên quý giá thông qua công nghệ sản xuất hiện đại, Qik Hair sở hữu 2 công thức đột phá CLI-α và CLI-β chuyên biệt dành riêng cho nam và nữ. Đem đến hiệu quả cân bằng thần kinh nội tiết nam/nữ, tăng cường bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc (hạt giống hình thành và phát triển nên một sợi tóc) phát triển trở lại, giúp giảm rụng tóc và ổn định độ ẩm da đầu, tạo môi trường thuận lợi cho tóc phát triển khỏe mạnh.
- Qik Hair For Men với công thức CLI-α dành riêng cho nam, kết hợp giữa Cynatine® và Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia, Aged Black Garlic, American Ginseng, Saw Palmetto,…
- Qik Hair For Women với công thức CLI-β, kết hợp giữa Cynatine® và Black Cohosh, Horsetail, Laminaria Angustata, Millet Seed,…
Bên cạnh các tinh chất quý từ thiên nhiên trên, mỗi viên Qik Hair còn được tăng cường rất nhiều vitamin và khoáng chất như: Biotin, Vitamin B5, Vitamin B1, Vitamin D3, Zinc, Iron, Potassium, L-Cystine, Omega-3. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình nuôi dưỡng da đầu từ bên trong. Ngoài ra, các dưỡng chất này còn có thể giúp “bù” đắp lượng vitamin thiếu hụt trong trường hợp nguồn thực phẩm bạn bổ sung không đủ, nhờ đó mà hạn chế được nguy cơ sản sinh gàu, tóc gãy rụng do thiếu hụt dinh dưỡng.
Có Qik Hair, tóc khỏe đẹp trong tầm tay!
Các câu hỏi thường gặp khi bị bệnh gàu
Không phải là tất cả nhưng vào mùa đông chúng ta thường ít uống nước hơn mùa hè. Khi không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, quá trình tuần hoàn máu đến nang tóc chậm chạp hơn. Điều này, có thể khiến cho nang tóc và da đầu không đủ sức để loại bỏ các tế bào da chết, tăng cường sự tái tạo tế bào mới, các mảng gàu trong mùa đông cũng xuất hiện nhiều hơn.
Do vậy, hiệu quả của dầu gội trị gàu còn phù thuộc vào tình trạng da đầu, cũng như nguyên nhân gây ra gàu ở mỗi người. Tốt nhất, người bị gàu nên chọn các loại dầu gội có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, kết hợp với những phương pháp đã trình bày trong bài viết để sớm loại bỏ kẻ thù “không đội trời chung” này!
![]() |
![]() |
Qua toàn bộ những chia sẻ ở trên thì chắc hẳn bạn cũng hiểu thêm phần nào về bệnh gàu rồi đúng không? Hy vọng bạn có thể sớm cải thiện được tình trạng gàu trên da đầu, lấy lại được một mái tóc dày mượt, khỏe đẹp.