Những nguyên nhân gây ra gàu da đầu: Biết để trị đúng cách!
Gàu là tên gọi dùng để chỉ những mảng vảy trắng bong tróc trên da đầu. Tình trạng này mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ngứa ngáy da đầu và làm ảnh hưởng nhiều sinh hoạt hàng ngày. Do đó, muốn da đầu sạch gàu bạn cần biết nguyên nhân gây ra gàu để có giải pháp chữa trị gàu khoa học và đạt hiệu quả hơn.
Nguyên nhân gây ra gàu
Hầu hết mọi người đều muốn trị gàu nhưng để cải thiện gàu trên da đầu, bạn cần biết được tác nhân gây ra chúng. Có nhiều nguyên nhân gây ra gàu nhưng được chia làm 3 nhóm cơ bản là nguyên nhân sinh lý, bệnh lý và các tác động từ bên ngoài khiến da đầu xuất hiện nhiều hơn hơn bình thường. [1]
1. Nguyên nhân từ sinh lý
Mặc dù gàu xuất hiện bên ngoài da đầu nhưng thực chất gàu có liên quan đến tình trạng sinh lý bên trong cơ thể.
-
Chất bã nhờn
Chất bã nhờn là chất được tiết ra từ tuyến bã trên da đầu, giúp làm ẩm da đầu và tóc. Tuy nhiên, khi tuyến bã bị kích thích (thường do môi trường nóng bức, gội đầu quá nhiều lần, stress...) lượng dầu sẽ tiết ra quá mức và khiến cho mái tóc bị bết dính. Lúc này, bã nhờn trên da đầu giống như thanh nam châm hút bụi bẩn bám trên da đầu nhiều hơn, đồng thời, bã nhờn tích tụ trên da đầu lâu ngày là nguyên nhân gây ra gàu làm cho da đầu xuất hiện nhiều mảng vảy bong tróc.
Chất bã nhờn tiết ra nhiều tăng nguy cơ sản sinh gàu trên da đầu
-
Da đầu bẩn
Theo các chuyên gia làm đẹp tóc, không nên kéo dài khoảng cách giữa các lần gội đầu, vì khi da đầu bẩn nghĩa là đang tích tụ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn… chúng có thể xâm hại da đầu và làm ảnh hưởng đến tình trạng của sợi tóc (bết dính hoặc dễ gãy rụng). Vì vậy, tham khảo tần suất gội đầu hợp lý cho từng loại da đầu là điều cần thiết.
-
Da đầu khô
Nếu như da đầu dầu được “truyền” đủ lượng dầu để làm ẩm da đầu và tóc thì da đầu khô lại không được cung cấp đủ lượng dầu nhờn cần thiết. Khi da đầu khô quá mức có thể gây ra cảm giác ngứa và làm bong tróc các mảng da đầu. Vì vậy da đầu khô, da đầu thiếu ẩm cũng có thể xuất hiện tình trạng gàu.
2. Nguyên nhân từ bệnh lý
Bệnh lý da liễu dù không nguy hiểm nhưng hậu quả của bệnh thường ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tinh thần của người bệnh. Đặc biệt là các tình trạng viêm nhiễm da đầu thường gây ra gàu, làm rụng tóc, tóc mọc chậm…
-
Do bệnh nấm tóc
Nấm tóc là tình trạng viêm nhiễm do nấm, chúng tấn công vào da đầu và nang tóc. Nấm dermatophytes và nấm Trichophyton beigelii là 2 loại nấm chủ yếu xuất hiện ở da đầu và gây ra nấm tóc ở người. Nấm tóc không chỉ làm tóc rụng nhiều hơn bình thường mà còn sinh ra gàu do da đầu bị viêm nhiễm và tích tụ nhiều vi khuẩn lẫn các tế bào chết trên da đầu.
Cảm giác ngứa ngáy và gãi vỡ mụn nước có thể khiến bệnh lây lan rộng hơn.
-
Viêm da tiết bã sinh ra gàu
Những người bị viêm da tiết bã nhờn thường sở hữu da đầu dễ bị kích ứng, tiết nhiều chất làm ẩm da đầu gây ra nhờn và đây chính là nguyên nhân khiến da đầu bị gàu. Theo Đại học Da liễu Hoa Kỳ, không giống như những người có làn da khô, ở những người bị viêm da tiết bã nhờn thường là da dầu, vì vậy dễ bị gàu hơn.
Da đầu đỏ, nhờn và phủ vảy trắng hoặc vàng đầy trên da đầu là biểu hiện phổ biến. Nếu gàu “tập kết” trên da đầu quá nhiều, chúng có thể làm bít tắc nang tóc và gây ra rụng tóc. Vì vậy, có thể nói gàu là nguyên nhân gây rụng tóc mà nhiều người đang gặp phải.
-
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng phản ứng phổ biến của da. Bệnh được chia thành hai nhóm: viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.
Viêm da tiếp xúc chủ yếu xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với hóa chất, mỹ phẩm… có chứa chất gây kích ứng. Tuy nhiên viêm da kích ứng thường gây đau, xuất huyết, bong vảy, mụn rộp… còn viêm da dị ứng khiến cơ thể ngứa ngáy rất khó chịu, sưng đỏ, nổi mụn nước…
Bệnh viêm da tiếp xúc thường không di truyền và lý do dị ứng của từng người là khác nhau.
-
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa thường được gọi là eczema, là một bệnh viêm da mạn tính có cơ chế bệnh sinh liên quan đến sự di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và biểu bì, và các yếu tố môi trường. Bệnh tiến triển thành từng đợt, ở đợt cấp tính người bệnh sẽ có biểu hiện: Ngứa ngáy là triệu chứng nổi trội của viêm da cơ địa, ngoài ra da còn có thể bị tổn thương da từ nổi ban đỏ, có vảy do chà xát vì ngứa, đôi khi còn xuất hiện mụn nước.
-
Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch và yếu tố di truyền gây ra, ảnh hưởng đến chu kỳ hoạt động của da. Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, có cả da đầu của bạn. Khi bị vảy nến, tốc độ thay da sẽ diễn ra nhanh hơn bình thường. Khi lớp da chết còn chưa kịp “rời đi” thì đã xuất hiện thêm 1 lớp da chết khác xếp chồng lên nhau rồi tạo thành các mảng vảy trắng xóa trên cơ thể. Da đầu cũng được xem là một “vùng đất” màu mỡ để bệnh vảy nến tấn công.
-
Nấm men
Nguyên nhân gây gàu da đầu còn được tìm thấy là do nấm men phát triển quá mức trên da đầu. Loại nấm men phổ biến hay trú ngụ trên da đầu có tên là pityrosporum orbiculare. Loại nấm men tự nhiên sống nhờ ăn dầu nhờn trên da, đây là lý do vì sao những người có da đầu nhờn có nguy cơ bị gàu cao hơn.
3. Nguyên nhân từ tác động bên ngoài
Bên cạnh nguyên nhân gây ra gàu là do sinh lý và bệnh lý da đầu, thói quen chăm sóc tóc và da đầu hàng ngày cũng là một trong số các yếu tố nguy cơ khiến da đầu khỏe mạnh trở nên nhiều gàu. Một trong số các nguyên nhân có thể kể đến bao gồm:
-
Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
Các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, kem ủ tóc… thường chứa hương liệu và hóa chất như parabens, Fragrance, Sodium lauryl sulfate (SLS)/ Sodium laureth sulfate (SLES)... Nếu dùng thường xuyên những loại dầu gội này có thể gây kích ứng, da đầu đỏ, ngứa, có vảy bong tróc… phổ biến với người có da đầu mẫn cảm.
Một số khác gặp phải tình trạng sử dụng dầu gội/ dầu xả tóc không phù hợp với da đầu. Người có da đầu nhờn thì chọn sản phẩm chăm sóc tóc dành cho da đầu khô, hoặc người có da đầu khô lại sử dụng sản phẩm có tính tẩy mạnh, khiến cho da đầu khô hơn, dễ hình thành gàu.
Nên hạn chế sử dụng dầu gội khô ở người có da đầu khô để tránh sinh ra gàu
-
Do lạm dụng các phương pháp, hóa chất làm đẹp tóc
Một điều hiển nhiên là việc sử dụng hóa chất trong các phương pháp làm đẹp tóc cũng tác động và gây hại cho da đầu của bạn. Các loại gel tạo kiểu tóc, keo xịt tóc… là “nguồn dinh dưỡng” của các loại nấm men trên da đầu phát triển thành gàu.
Ngoài việc phá hủy cấu trúc của sợi tóc, nhiệt độ cao và hóa chất tạo kiểu tóc có thể làm tổn thương da đầu: phồng rộp da, đỏ đau và phá hỏng nang tóc. Điều này khiến cho chức năng da đầu bị rối loạn không đủ khả năng bảo vệ da đầu nên vi khuẩn tấn công dễ dàng, dễ gây viêm nhiễm và xuất hiện gàu.
-
Thói quen cào cấu hoặc gãi da đầu quá mức
Đây là thói quen xấu thường gặp ở 90% người Việt Nam khi gội đầu. Ngay cả khi đến các salon, các nhân viên gội đầu cũng có xu hướng dùng lực tay để cào mạnh da đầu cho khách hàng. Bởi, không ít người nghĩ rằng cào cấu da đầu càng mạnh càng giúp làm sạch bụi bẩn khỏi da đầu khi gội đầu. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu đã giải thích rằng việc cào hoặc gãi ngứa mạnh da đầu không chỉ khiến da đầu bị tổn thương, bị viêm nhiễm mà còn ảnh hưởng đến phần da đầu viêm nhiễm trước đó và tạo ra nhiều mảng gàu hơn.
-
Không chải tóc thường xuyên
Không chải tóc hoặc chải tóc quá ít cũng là nguyên nhân tóc có gàu nhiều. Bởi vì, hành động chải tóc sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết còn tồn đọng trên da, đồng thời, kích thích tuần hoàn máu dưới da đầu. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng lược thưa, chải tóc từ phần đuôi tóc và chải từ từ để tránh tóc rụng nhiều.
► Xem thêm: Tránh 14 thói quen xấu gây rụng tóc này, nếu muốn tóc dày mượt và bừng sức sống
-
Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng
Nếu bạn không thuộc da đầu khô hoặc mắc bệnh lý về da nào, nhưng thấy gàu lấm tấm trên tóc hoặc rơi rụng trên vai áo, có thể là do bạn đang bị thiếu chất. Nguyên nhân đầu nhiều gầu là do thiếu hụt các axit béo, vitamin B2, vitamin B6, vitamin E, vitamin H... bị thiếu hụt do đang giảm cân, chế độ ăn kiêng khem quá mức.
Thiếu axit béo như omega-3 dẫn đến thiếu chất bôi trơn cho cơ thể, làm ẩm da đầu và ngăn ngừa gàu.
-
Căng thẳng thường xuyên
Một số trường hợp, gàu là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. Stress thường xuyên có thể làm tăng nặng tất cả các bệnh về da, không riêng gì gàu. Khi stress, căng thẳng quá mức sẽ khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, là điều kiện để gàu bùng phát. Vì vậy, để giúp cơ thể vượt qua stress bằng cách tập thể dục, xem phim, đi dạo…
-
Độ tuổi và giới tính
Hơn 50% dân số Việt Nam có các vấn đề về gàu. Gàu có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến là từ 20-50 tuổi và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, ở nam giới đang trong độ tuổi dậy thì, gàu xuất hiện nhiều hơn do sự thay đổi hormone nam giới có sự liên quan đến sự hoạt động của tuyến bã hoạt động quá mức. Hậu quả là tuyến bã tiết ra nhiều chất nhờn có thể làm tăng sinh gàu và gây viêm tại nhiều vùng da khác nữa.
Người có da đầu bị gàu thường khá tự ti, ngại ngùng vì những mảng gàu đôi lúc vương vãi trên vai áo. Nếu tình trạng gàu trên da đầu kéo dài và ngày càng nghiêm trọng có thể khiến cho da đầu mắc thêm các chứng viêm, nấm khác và gây rụng tóc rất mất thẩm mỹ. Do vậy, chữa trị gàu từ nguyên nhân gây ra gàu là cách phòng ngừa tóc rụng nhiều hiệu quả, nhờ vậy giúp mang lại sự tự tin vốn có của bạn.
► Xem thêm 20 cách trị gàu tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên
Dùng Qik Hair nuôi dưỡng tế bào mầm tóc và ổn định sức khỏe của da đầu
Da đầu nhiều gàu không chỉ làm mất thẩm mỹ, mà còn có thể là tác nhân khiến tóc dễ gãy rụng, đã yếu nay còn yếu hơn. Do đó, khi xác định được nguyên nhân gây ra gàu, mỗi người cần trị gàu dứt điểm từ nguyên nhân, đồng thời có giải pháp chuyên biệt để chăm sóc tóc mọc khỏe mạnh, sống lâu trên da đầu.
Theo các chuyên gia về tóc cho hay, sợi tóc muốn mọc ra khỏi da đầu suôn mượt, chắc khỏe thì cần có sự tác động toàn diện từ bên trong. Đó chính là sự phối hợp của hệ trục: thần kinh - nội tiết - chế độ dinh dưỡng chuyên biệt.
Các chuyên gia cũng giải thích: Vì thần kinh nội tiết của nam và nữ hoạt động khác nhau nên quá trình mọc và rụng của sợi tóc ở hai giới cũng khác nhau. Nghĩa là, khi chăm sóc tóc cho hai giới cần có giải pháp chuyên biệt riêng cho nam và riêng cho nữ, có như vậy mới đem lại hiệu quả mọc tóc cũng như bảo vệ và ngăn ngừa rụng tóc cho hai giới một cách toàn diện.
Phát hiện này sớm được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và phát triển thành hai công thức cho tóc nam và và tóc nữ, đó là: CLI-α (có trong Qik Hair For Men) và CLI-β (có trong Qik Hair For Women). Hai công thức này có thành phần đã được nghiên cứu khoa học có tác dụng vượt trội giúp ổn định thần kinh nội tiết cho từng giới, nuôi dưỡng yếu tố chính hình thành sợi tóc là tế bào mầm tóc, bảo vệ tế bào mầm tóc trước các yếu tố gây hại từ bên trong lẫn bên ngoài. Đồng thời, dưỡng chất có trong Qik Hair cũng giúp ổn định sự đàn hồi và săn chắc của da đầu, nhờ vậy giúp giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc trở lại, sợi tóc chắc và dày mượt đáng kể sau một thời gian sử dụng.
Bộ đôi Qik Hair sẽ tác động tận gốc và chuyên sâu tế bào mầm tóc theo từng giới, từ đó giúp tóc mọc khỏe đẹp
![]() |
![]() |
Khi đã hiểu được nguyên nhân gây ra gàu, tin chắc rằng bạn có thể sớm cải thiện các nguyên nhân này để có thể tự tin với da đầu sạch gàu. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung 2 viên Qik Hair mỗi ngày để ổn định độ ẩm da đầu, giúp tóc mọc lên khỏe mạnh, nuôi dưỡng mái tóc dày mượt, tràn đầy sức sống.