icon_order_left_03

Thiếu máu gây rụng tóc và cách để cải thiện

Thiếu máu gây rụng tóc là tình trạng rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai, sau sinh, thiếu dinh dưỡng, mắc các bệnh lý… Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng rụng tóc do thiếu máu, khắc phục ra sao cho hiệu quả? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!

thiếu máu gây rụng tóc

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho tóc nhanh rơi rụng.

Theo các chuyên gia, những mạch máu phía dưới da đầu chứa khoảng 95% dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc mọc chắc khỏe, đặc biệt là các tế bào mầm tóc. Do đó, khi cơ thể bị thiếu máu, các tế bào này không tiếp nhận được đủ chất dinh dưỡng sẽ trở nên yếu ớt, sợi tóc nhanh chóng èo uột và dễ gãy rụng hơn bình thường.

Thiếu máu gây rụng tóc thường bắt nguồn từ một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Mất máu: Do đến chu kỳ kinh nguyệt, phẫu thuật, chấn thương…
  • Thiếu sắt: Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra huyết sắc tố (Hemoglobin) trong máu, có nhiệm vụ mang oxy cho sự phát triển và sửa chữa các tế bào trong cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rụng tóc, đặc biệt là ở phụ nữ.
  • Thiếu vitamin: Folate và vitamin B12 là hai vitamin cần thiết để có thể sản xuất đủ số lượng tế bào hồng cầu. Khi thiếu Folate và vitamin B12 có thể gây giảm sản xuất hồng cầu và dẫn đến thiếu máu.
  • Ảnh hưởng của bệnh lý: Bệnh thiếu máu bất sản, tán huyết, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu não, một số bệnh khác như HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, suy tủy xương… đều có thể cản trở việc sản xuất các tế bào hồng cầu, dẫn đến thiếu máu.

thiếu sắt gây rụng tóc

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tế bào hồng cầu và hoạt động của cơ thể, bao gồm cả quá trình phát triển của tóc.

Rụng tóc không phải là biểu hiện duy nhất ở người thiếu máu. Trong máu, các tế bào hồng cầu (Hemoglobin) chiếm tỷ lệ đa số và chúng có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Do vậy, khi bị thiếu máu, thiếu hụt tế bào hồng cầu, các cơ quan bắt đầu hoạt động không hiệu quả và gây ra hàng loạt những triệu chứng bất thường có thể quan sát như:

  • Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, khó tập trung, giảm hiệu suất công việc (do thiếu máu lên não)
  • Hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh hơn bình thường, có thể đau ngực (do thiếu máu cơ tim).
  • Đầy bụng, chán ăn, đau bụng, khó tiêu hóa
  • Da xanh xao, có thể kèm vàng da, lưỡi nhợt,
  • Lông, móng và tóc dễ gãy rụng.
  • Với phụ nữ, có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc không có kinh.

thiếu máu não gây rụng tóc

Rụng tóc là biểu hiện thường gặp ở người được chẩn đoán bị thiếu máu.

Nếu bạn gặp phải một số biểu hiện bất thường như trên, có thể bạn đã bị thiếu máu. Ngay lúc này, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp.

► Xem thêm: Rụng tóc nhiều là biểu hiện của bệnh gì? Làm gì để ngăn chặn

Ngoài việc bẩm sinh bị thiếu máu, thì bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính. Đặc biệt, những đối tượng được liệt kê dưới đây thuộc nhóm có nguy cơ cao bị thiếu máu:

  • Người đang áp dụng chế độ ăn kiêng, ăn chay thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt, vitamin B12 và axit folic – những chất tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, tạo máu.
  • Người mắc bệnh lý đường ruột: Như bệnh Crohn và bệnh Celiac – 2 căn bệnh rối loạn đường ruột thường gặp. Căn bệnh này có thể gây cản trở quá trình hấp thụ và chuyển hóa sắt để hình thành máu.
  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt: Mất máu trong quá trình hành kinh có thể gây thiếu hụt số lượng hồng cầu cần thiết – yếu tố chính dẫn đến tình trạng thiếu máu.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu. Theo nghiên cứu, lượng sắt đủ cho phụ nữ mang thai mỗi ngày là 30mg và thường được bổ sung bằng đường uống.
  • Người thường xuyên hiến máu nhưng không bổ sung dinh dưỡng để phục hồi lượng máu vừa mất đi, nên cũng gây thiếu máu.
  • Người mắc các bệnh mạn tính như: ung thư, suy thận, bệnh gan, bệnh thiếu máu cơ tim.

Những yếu tố khác như bị bệnh nhiễm trùng, bệnh về máu, nghiện rượu, chất kích và sử dụng thuốc cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu, gây ra thiếu máu trên bệnh nhân.

Những người đã từng bị thiếu máu dẫn đến rụng tóc sẽ có thể tái phát trở lại, tùy thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu ban đầu. Do đó, người bệnh cần xác định được nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp:

1. Trường hợp rụng tóc do thiếu máu thiếu sắt

Theo khuyến nghị, lượng sắt hàng ngày cần bổ sung cho cơ thể tối thiểu là 15mg. Riêng với phụ nữ mang thai, lượng sắt bổ sung cần tăng gấp đôi so với người bình thường.

Trong giai đoạn đầu, nếu tình trạng thiếu sắt gây rụng tóc ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào khẩu phần ăn hàng ngày, như:

  • Động vật có vỏ như nghêu, hàu, trai, sò, ốc, hến… Một số nghiên cứu cho thấy, trong một con hàu chứa trung bình khoảng 3-5mg sắt (chiếm khoảng 20-30% nhu cầu sắt của cơ thể).
  • Nội tạng động vật như gan, thận, não, tim… Trong đó, gan bò chứa hàm lượng sắt rất cao, trung bình một miếng gan bò 100g chứa đến 6.5mg sắt.
  • Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu như đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan…
  • Cải bó xôi (rau bina)
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt dê…

Món ăn

Miligam

mỗi khẩu phần

Phần trăm %

Ngũ cốc

18 100
Hàu 8 44
Đậu trắng 8 44
Socola đen 7 39

Gan bò áp chảo

5 28
Cải bó xôi, đậu lăng, đậu phụ 3 17

Cà chua

2 11

Thịt bò

2 11
Gạo, bánh mì 1 6

Bổ sung thực phẩm nhiều chất sắt là một cách để cải thiện tình trạng thiếu máu 

Ngoài các thực phẩm giàu sắt, mỗi người cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi, ớt chuông, bông cải xanh…) để tăng cường hấp thụ sắt cho cơ thể. Trường hợp thiếu sắt nhiều hoặc đang trong thời kỳ mang thai, cần uống thêm các chế phẩm bổ sung sắt dưới dạng viên nén hoặc dung dịch lỏng như Ferrous sulfate, Ferrous gluconate… Tuy nhiên, bổ sung bao nhiêu, liều lượng như thế nào cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

2. Trường hợp rụng tóc do thiếu vitamin B12 hoặc axit folic

Vitamin B12 (còn gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào hồng cầu, sản xuất DNA, chuyển hóa tế bào, giữ cho tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12, bạn có thể chủ động bổ sung các loại thực phẩm sau để tăng cường quá trình tạo máu:

  • Gan, thận từ động vật như bò, cừu, bê.
  • Nghêu, hàu
  • Cá hồi, cá mòi
  • Trứng
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Ngũ cốc

Axit folic (hay còn gọi là vitamin B9) là chất dinh dưỡng rất cần thiết trong quá trình sản xuất máu và nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Bạn có thể tăng cường dưỡng chất này thông qua một số loại thực phẩm như:

  • Bắp cải, bông cải xanh, cải bó xôi
  • Các loại trái cây như cam, bưởi, chuối, dưa gang…
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Ngũ cốc và các loại đậu
  • Măng tây

Trường hợp thiếu máu gây rụng tóc do vitamin B12 và axit folic bị thiếu hụt nhiều, người bệnh cần được bổ sung thêm viên uống với liều lượng thích hợp theo chỉ định của bác sĩ.

3. Trường hợp rụng tóc do thiếu máu bệnh lý 

Trường hợp mắc các bệnh lý thiếu máu bẩm sinh, thiếu máu não gây rụng tóc, bệnh lý khác gây thiếu máu… bệnh nhân cần được điều trị chuyên khoa theo đúng phác đồ của bác sĩ. Khi tình trạng bệnh được khắc phục, tình trạng rụng tóc ít nhiều sẽ được cải thiện đáng kể.

Đặc biệt, để giúp tăng cường lưu thông máu lên da đầu, giúp tóc bớt rụng và mọc khỏe hơn, mỗi người cũng cần áp dụng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tăng cường thể dục thể thao và bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho tóc.

Tên Tiến sĩ Lê Thúy Tươi chia sẻ: Thiếu máu dù do thiếu sắt, thiếu chất hay bệnh lý cũng đều khiến các dưỡng chất thiết yếu không được vận chuyển đầy đủ đến da đầu, làm suy yếu tế bào mầm tóc – yếu tố quyết định sự sống còn của mỗi sợi tóc. Do đó, bên cạnh các biện pháp bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm, điều trị các bệnh lý liên quan, thay đổi lối sống, cần có giải pháp kích thích tế bào mầm tóc phát triển. Tuy nhiên, “vì tế bào mầm tóc nằm sâu bên trong nang tóc nên không dễ dàng chăm sóc chỉ bằng chế độ dinh dưỡng đơn thuần mà để tác động vào chúng, cần sử dụng vi chất chuyên biệt theo cơ chế trúng đích và có chọn lọc.

Thành công khi nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, nhóm các nhà khoa học Mỹ phát hiện công dụng đặc biệt của tinh chất Cynatine dành cho mái tóc. Cynatine là loại protein khi phân tách ra thì rất giàu Keratin, có dạng peptide nên dễ dàng hấp thu vào cơ thể. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã kết hợp Cynatine và các tinh chất quý để phát triển thành 2 dòng sản phẩm mọc tóc chuyên biệt là Qik Hair cho namQik Hair cho nữ. Qik Hair giúp thúc đẩy sự phát triển của tế bào mầm tóc, ổn định thần kinh nội tiết, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cho tóc, giúp tóc mọc lại nhanh, khỏe, mượt.

qik hair cai thien tinh trang rung toc nhieu do thieu mau

Giải pháp giảm rụng, tăng mọc tóc chuyên biệt cho nam và cho nữ

Phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh – mãn kinh, người mới phục hồi sau phẫu thuật… có nguy cơ cao bị rụng tóc do thiếu máu thiếu sắt, kèm theo tình trạng rối loạn thần kinh nội tiết dẫn đến sức khỏe của mái tóc nhanh chóng “tuột dốc”. Vì vậy, bạn nên chú ý chăm sóc cơ thể, có chế độ và dinh dưỡng phù hợp, đồng thời bổ sung 2 viên Qik Hair/ngày để phục hồi mái tóc dày khỏe, mượt mà như mơ ước.

16:14 12/09/2023
Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết liên quan

Rụng tóc sau hóa trị, tóc có mọc lại không?

Sau những ngày tháng tiếp nhận hóa trị điều trị ung thư, nhiều người bệnh phải đối diện với tình trạng rụng tóc nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến diện mạo và tâm lý người bệnh. Do đó, câu hỏi “rụng tóc sau hóa trị, tóc có mọc lại không?” là mối bận tâm của phần lớn người bệnh ung thư, nhất là người bệnh nữ.
Chi tiết

7 cách gội đầu bằng sả trị rụng tóc và kích thích mọc tóc an toàn

Sả là nguyên liệu lành tính, an toàn và tốt cho da đầu nên gội đầu bằng sả là một trong những bí kíp làm đẹp tóc, chăm sóc da đầu được nhiều chị em lựa chọn. Để có một mái tóc khỏe, dày mượt và hỗ trợ mọc tóc, hãy thử ngay 7 cách gội đầu bằng sả đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà trong bài viết dưới đây.
Chi tiết

10 cách làm mặt nạ ủ tóc bằng chuối, giúp chăm sóc và trị rụng tóc

Bạn đang tìm phương pháp cải thiện mái tóc khô xơ, hư tổn, giúp tóc dày khỏe tự nhiên nhưng phải tiết kiệm chi phí? Tại sao bạn không thử làm mặt nạ ủ tóc bằng chuối để chăm sóc tóc tại nhà. Loại nguyên liệu “ngon – bổ - rẻ” này biết đâu có thể cải thiện đáng kể các vấn đề trên mái tóc bạn đấy!
Chi tiết

4 cách dùng hà thủ ô trị rụng tóc và giúp mọc tóc hiệu quả bất ngờ

Hà thủ ô trị rụng tóc, hỗ trợ mọc tóc và giúp mái tóc suôn mượt, đen bóng là những công dụng đã được ghi nhận và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nếu bạn chỉ “nghe nói” mà chưa “dùng thử” thì có thể tham khảo ngay 5 cách sử dụng hà thủ ô chăm sóc tóc tốt nhất ngay sau đây.
Chi tiết

Viêm da đầu gây rụng tóc : Nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm da đầu gây rụng tóc là tình trạng khá phổ biến. Nhiều người có thói quen gãi mạnh khi xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, tóc rụng nhiều hơn, thậm chí có thể dẫn đến hói đầu gây mất thẩm mỹ và làm người bệnh tự ti trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân viêm da đầu gây rụng tóc là gì và cách khắc phục ra sao? Theo dõi ngay...
Chi tiết

Hiện tượng rụng tóc sau khi bị sốt xuất huyết phải làm sao?

Rụng tóc sau khi sốt xuất huyết là biến chứng thường gặp phải ở những người bị sốt xuất huyết trong thời gian dài. Một số trường hợp chỉ rụng tóc một ít, chỉ vài ba ngày là giảm, tuy nhiên cũng có những người rụng tóc cả nắm, số lượng tóc rụng ngày một tăng, đây là trường hợp đáng lo ngại. Do đó, nếu thấy tình trạng rụng tóc quá nhiều sau khi bị sốt xuất huyết, bạn...
Chi tiết