Rụng tóc do nấm da đầu phải làm sao?
Bệnh nấm da đầu luôn khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu do da đầu nổi nhiều gàu, tróc vảy…, đặc biệt nấm da đầu gây rụng tóc ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân nấm da đầu là gì, cách trị nấm da đầu ra sao cho hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể qua bài chia sẻ dưới đây.
- Bệnh nấm da đầu là gì?
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nấm da đầu
- Các loại nấm da đầu thường gặp
- Cách nhận biết nấm da đầu
- Bệnh nấm da đầu gây rụng tóc như thế nào?
- Cách điều trị bệnh nấm da đầu tại nhà hiệu quả
- Bí quyết giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc sau khi trị nấm
- Bệnh nấm da đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Cách phòng bệnh nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu là gì?
Nấm da đầu (bệnh hắc lào da đầu) là một bệnh nhiễm nấm, có liên quan đến cả da đầu và tóc. Nấm da đầu do nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum (gọi là các chất dermatophytes) gây ra. Loại nấm này thường cư trú ở vùng da đầu ẩm ướt và chúng có khả năng xâm nhập vào từng sợi tóc và da đầu [1].
Bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở da đầu như vẩy nến, viêm da đầu á sừng… vì có chung biểu hiện như ngứa, nhiều gàu, da đầu thô ráp…
Tác hại của nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp mà nếu không can thiệp điều trị kịp thời thì vùng da đầu có thể bị viêm nặng hoặc nhiễm trùng. Đặc biệt, nấm da đầu có thể gây rụng tóc hàng loạt, thậm chí rụng cả một mảng tóc khiến bạn bị hói và để sẹo vĩnh viễn.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nấm da đầu
Nấm da đầu thường cư trú ở vùng da đầu ẩm ướt, các nguyên nhân gây nấm da đầu thường gặp gồm:
1. Lây nhiễm từ người bệnh
Nấm da đầu có thể lây nhiễm từ người bệnh nhiễm nấm thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ cá nhân như mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, chăn màn, mũ nón…
2. Vệ sinh da đầu không sạch sẽ
Việc vệ sinh da đầu không sạch sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng mồ hôi kết hợp với bụi bẩn, các tế bào chết sẽ khiến cho da đầu trở nên nhờn rít, từ đó tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng cho nấm phát triển. Đồng thời, trong quá trình gội đầu, nhiều người có thói quen gãi hoặc chà xát quá mạnh khiến da đầu bị trầy xước. Khi da đầu bị tổn thương, nấm sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công vào bên trong, làm tình trạng bệnh nặng hơn.
3. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Nhiều người có thói quen xấu như: để đầu quá bẩn rồi mới gội, có thói quen gội đầu vào buổi tối nhưng để tóc ẩm, không làm khô tóc hẳn và đi ngủ qua đêm… Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng lại là yếu tố khiến bệnh nấm da đầu hình thành và phát triển.
Nấm da đầu nổi nhiều gàu, gây bong tróc khiến người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu
4. Lây nhiễm từ động vật
Một số thú cưng hay vật nuôi trong gia đình như chó, mèo, gà… dễ bị các loại nấm xâm nhập, tấn công và lây lan sang con người qua các đồ vật mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc mỗi ngày.
5. Do nguồn nước bị ô nhiễm
Nếu nguồn nước sinh hoạt trong gia đình bạn bị ô nhiễm sẽ chứa nhiều vi khuẩn gây ra nấm, bệnh. Do đó, nếu gội đầu bằng nguồn nước bẩn này, bạn có nguy cơ cao bị mắc bệnh nấm da đầu.
Ngoài ra, tính chất công việc phải thường xuyên làm việc với cường độ cao, đổ nhiều mồ hôi, điều kiện ăn ở tập trung, đôi khi không được vệ sinh như bộ đội đóng quân, sinh viên… có thể tạo điều kiện cho bệnh nấm da đầu hình thành và phát triển.
Các loại nấm da đầu thường gặp
Những người mắc bệnh nấm da đầu thường bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau và có nguy cơ cao lây nhiễm từ người này sang người khác. Có nhiều loại nấm da đầu, trong đó có 2 loại nấm da đầu thường gặp nhất là:
1. Nấm da đầu do nấm Trichophyton gây nên
Ban đầu, nấm Trichophyton tạo nên những mảng da đỏ có vảy hình tròn và mọc rải rác trên da đầu, sau một thời gian sẽ sưng đỏ lên và mưng mủ. Mảng da này khi bị bong tróc có thể khiến tóc cứng, dễ rụng và tạo thành mảng hói tạm thời [2].
Ngoài da đầu, người bệnh có thể mắc nấm da ở một số vị trí khác như bẹn, mông, móng tay, chân…
2. Nấm da đầu do chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigelii (bệnh tóc hột)
Triệu chứng đặc trưng là xuất hiện những mảng nấm dọc theo thân tóc, từ 2-3 cm tính từ gốc tóc và có những hạt tròn mềm, có màu đen hoặc nâu, có thể tuốt ra như trứng chấy [3].
Loại này ít phổ biến hơn và thường không gây rụng tóc vì sợi nấm chỉ phát triển ở thân tóc và thường chỉ gây khó chịu hoặc ngứa ít. Bệnh phát sinh có thể do mắc bệnh nấm ở vị trí khác, ra mồ hôi đầu làm ướt tóc… Ngoài ra các loại chó, mèo, động vật nuôi... có thể mắc chủng nấm này và dễ dàng lây nhiễm chéo qua da người khi tiếp xúc gần.
Cách nhận biết nấm da đầu
Nấm da đầu thường phát triển theo các giai đoạn và mỗi giai đoạn của nấm da đầu sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể:
-
Giai đoạn 1: Người bệnh có cảm giác ngứa, có nhiều gàu
Thông thường, nấm sẽ kích thích da đầu tiết nhiều bã nhờn, kết hợp với các tế bào chết và tạo thành gàu. Đối với người bị nấm da đầu, gàu sẽ bám ướt trên tóc và da đầu, gây ngứa. Nếu chủ quan từ những dấu hiệu đầu tiên, bệnh có thể nhanh chóng trở nặng.
-
Giai đoạn 2: Người bệnh có cảm giác ngứa dữ dội và da đầu nổi nhiều mụn
Ngứa dữ dội là triệu chứng điển hình ở giai đoạn này, nguyên nhân là do da đầu xuất hiện nhiều gàu và bã nhờn. Cảm giác bứt rứt, khó chịu ở vùng da đầu khiến người bệnh phải gãi liên tục. Việc cào gãi, chà xát mạnh này có thể làm da đầu trầy xước, chảy máu và tổn thương. Một số trường hợp, trên da đầu còn xuất hiện những nốt mụn đỏ li ti, khi gãi dễ gây chảy máu và đóng vảy.
Nấm da đầu giai đoạn 2 có thể xuất hiện những mụn đỏ li ti và khi gãi dễ gây chảy máu, đóng vảy
-
Giai đoạn 3: Giai đoạn nặng - rụng tóc nhiều
Nấm da đầu gây rụng tóc nhiều là giai đoạn nặng của bệnh. Ban đầu, tóc sẽ rụng ít, theo thời gian số lượng rụng tóc sẽ tăng lên. Ở giai đoạn này nếu người bệnh chủ quan, không điều trị sẽ khiến da đầu viêm nhiễm, sưng phồng, nổi mụn mủ, chảy máu và hói đầu vĩnh viễn. Ngoài ra, bệnh còn gây biến chứng toàn nhân như nổi hạch bạch huyết bất thường, mệt mỏi, cảm giác rát ngứa giống bệnh chàm.
Bệnh nấm da đầu gây rụng tóc như thế nào?
Thông thường sau khoảng 20 ngày tính từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên, hiện tượng rụng tóc bắt đầu biểu hiện mạnh mẽ. Nấm da đầu gây rụng tóc vì những vi nấm có thể phá hủy nang tóc, khiến chân tóc dễ gãy rụng. Lúc này, da đầu sẽ ửng đỏ, sưng viêm, ngứa và gây tình trạng rụng tóc kéo dài. Những trường hợp mắc bệnh do nấm dermatophytes sẽ có xu hướng tấn công vào da đầu, làm lớp thượng bì ửng đỏ, dễ bong tróc gây cảm giác ngứa và khó chịu. Đặc biệt, vi nấm có thể làm tóc hư tổn, khiến tóc giòn, gãy và rụng bất thường.
Khi người bệnh xuất hiện dấu hiệu rụng tóc chứng tỏ bệnh nấm da đầu đã chuyển biến nặng. Ở giai đoạn này, tóc có thể rụng tự nhiên hoặc rụng nhiều khi gội đầu và chải tóc. Nếu tóc rụng quá nhiều sẽ tạo nên các mảng hói hình tròn hoặc hình bầu dục với đường kính 2-5 cm, lộ hẳn ra bên ngoài khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp.
Ngoài ra, một số trường hợp rụng tóc có thể xuất hiện ngay ở giai đoạn đầu của bệnh với các trường hợp da đầu quá mẫn cảm, chân tóc yếu hoặc nang tóc đã bị tổn thương, tế bào mầm tóc suy yếu trước đó.
Nấm da đầu nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời có thể gây rụng tóc và hói đầu từng mảng
Cách điều trị bệnh nấm da đầu tại nhà hiệu quả
Thông thường, rụng tóc do nấm da đầu sẽ không kéo dài vĩnh viễn. Có hơn 50% người bệnh sẽ có dấu hiệu phục hồi, tóc mọc lại nếu bệnh nấm da đầu được cải thiện (thời gian phục hồi còn phụ thuộc vào sức khỏe của từng người). Trong đó, có khoảng 10-20% người mắc bệnh nấm da đầu nặng sẽ bị rụng tóc thành từng mảng và sẽ phát triển thành chứng hói đầu. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc điều trị trước khi triệu chứng bệnh phát triển phức tạp.
Một số biện pháp trị nấm da đầu tại nhà được nhiều người áp dụng bạn có thể tham khảo như:
1. Trị nấm da đầu bằng muối
Trong muối chứa Natri và Clo – 2 nguyên tố đóng vai trò chính trong quá trình cân bằng thể dịch cho cơ thể, Sodium giúp cân bằng chất điện giải trên da dầu. Đặc biệt, muối có tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ gàu, ngăn chặn tổn hại, ngừa rụng tóc và kích thích nang tóc mới phát triển.
2. Trị nấm da đầu bằng bia
Thành phần quan trọng của bia là mạch nha và lúa mạch – 2 thành phần này rất giàu protein giúp nuôi dưỡng và phục hồi tóc hư tổn, ngoài ra trong bia còn chứa nhiều vitamin, Maltose, Biotin, Sucrose… sẽ giúp giảm nhanh tình trạng nấm, ngứa, khó chịu do bệnh nấm da đầu gây ra.
Gội đầu bằng bia có thể giúp giảm nhanh tình trạng nấm, ngứa và khó chịu
3. Bồ kết trị nấm da đầu
Thành phần chính của bồ kết là saponin - đây là một hỗn hợp có chứa chất màu vàng tạo bọt và có công dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là hỗ trợ trị nấm da đầu và kích thích mọc tóc. Ngoài ra, trong bồ kết còn chứa saponaretin là hỗn hợp ngăn ngừa gàu và giảm rụng tóc hiệu quả.
4. Trị nấm da đầu bằng lá ổi
Lá ổi có công dụng giảm đau, kháng viêm, diệt khuẩn cùng chất chống oxy hóa nên có khả năng hỗ trợ trị nấm da đầu, giúp bạn có một da đầu sạch và khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin C trong lá ổi có thể giúp tăng cường hoạt động của collagen giúp tóc phát triển nhanh, chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc. Lá ổi còn chứa nhiều vitamin B2 có khả năng bảo vệ, phục hồi các mô cùng tế bào trên da đầu giúp bạn có một da đầu khỏe mạnh, giảm gàu, ngứa do bệnh nấm gây ra.
Sử dụng lá ổi gội đầu là một trong những cách dân gian giúp trị nấm
5. Trị nấm da đầu bằng phèn chua
Phèn chua giàu tính sát khuẩn và nhờ đó, giúp làm sạch da đầu dễ dàng mà không hại da đầu. Ngoài ra, dùng phèn chua là cách giúp cân bằng độ pH trên da đầu, chống nhờn, bết dính từ đó giúp xóa sổ gàu. Hơn thế nữa, phèn chua còn giúp tăng thêm hiệu quả nuôi dưỡng da đầu và kích thích mọc tóc nhanh hơn nếu dùng đúng cách.
Bí quyết giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc sau khi trị nấm
Theo các chuyên gia, hầu hết các cách trị nấm da đầu dân gian thường có tác dụng giảm gàu, giảm ngứa và hỗ trợ điều trị nấm da đầu ở mức độ nhẹ, nếu bệnh nặng hơn bạn cần khám da liễu để bác sĩ điều trị với phác đồ phù hợp. Sau khi điều trị dứt điểm nấm da đầu, tình hình rụng tóc của bạn sẽ được cải thiện phần nào. Riêng lượng tóc mọc lại thường sẽ đến chậm hơn, do trong quá trình nhiễm nấm, các tế bào mầm tóc nằm sâu trong nang tóc đã bị tổn thương, suy yếu. Lúc này, tóc cần giải pháp chuyên biệt để thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, nhờ đó kích thích tóc mọc lại nhanh và chắc khỏe hơn.
Gần đây, bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm tìm thấy tinh chất Cynatine® (có trong sản phẩm Qik Hair) – chứa một loại protein gọi là Keratin (ở dạng Peptide) có công dụng đặc hiệu với tóc.
Hiện nay, tại Việt Nam, Cynatine® là tinh chất độc quyền chỉ có trong sản phẩm Qik Hair cho nam và Qik Hair cho nữ, giúp giảm rụng, kích thích mọc tóc hiệu quả từ gốc
Với hoạt tính sinh học cao, cùng với công nghệ tinh chiết cao cấp, Cynatine® sẽ cung cấp các axit amin với tỉ lệ tương tự Keratin cho tóc nhằm bảo vệ và tăng trưởng tế bào mầm tóc. Từ đó, giúp giảm rụng, kích thích mọc tóc, tóc mọc chắc khỏe từ sâu bên trong.
Ngoài ra, viên uống Qik Hair còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất khác như Biotin, Vitamin B5, Vitamin D3, Zinc, Iron, Potassium, L-Cystine, Omega-3… Đây là những vitamin và khoáng chất quan trọng, cần thiết cho quá trình nuôi dưỡng và tái tạo da đầu từ bên trong.
![]() |
![]() |
Bệnh nấm da đầu nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học và có chọn lọc góp phần không nhỏ giúp xóa sổ nhanh bệnh nấm da đầu và tránh tình trạng tái phát. Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh còn giúp người bệnh tăng sức đề kháng, đồng thời tạo ra kháng khuẩn bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố gây bệnh.
1. Bệnh nấm da đầu nên ăn gì?
-
Thực phẩm giàu protein
Các loại thực phẩm giàu protein như cá, trứng, thịt, nấm… giúp là bền vững các mô liên kết dưới da nhờ đó hạn chế được những tổn thương do bệnh nấm da đầu gây ra.
-
Rau củ quả các loại
Các loại rau củ quả tốt cho người bị nấm da đầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như: cà chua, rau má, bắp cải, bưởi, cam… đặc biệt là bông cải xanh rất giàu chất xơ, beta – carotene, phytochemical, chất chống oxy hóa, khoáng chất, axit folic… không chỉ giúp cải thiện tình trạng nấm da đầu mà còn có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư, tình trạng thiếu máu, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể…
Rau củ quả không chỉ tốt cho người bị nấm da đầu mà còn có thể phòng ngừa ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể hiệu quả
-
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, lúa mạch đen, ngô, kê, yến mạch, gạo lứt… giàu tinh bột không chỉ cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm hàm lượng cholesterol… mà còn cần thiết cho việc cải thiện tình trạng nấm da đầu.
Ngoài ra, để nhanh chóng cải thiện tình trạng nấm da đầu, bạn cần bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày, không chỉ giúp quá trình hồi phục của da đầu diễn ra nhanh hơn mà bổ sung đủ nước còn giúp đẹp da, giúp cơ thể hấp thu các dưỡng chất tốt, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch…
2. Bệnh nấm da đầu nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm có lợi cần được bổ sung vào thực đơn hàng ngày, người bệnh nấm da đầu cần nói không với một số thực phẩm dưới đây để tránh cho tình trạng bệnh nặng hơn và tái phát nhiều lần:
-
Thịt bò và thịt gà
Thịt bò và thịt gà tuy là 2 loại thực phẩm rất giàu protein và đạm nhưng đối với người bị nấm da đầu có thể làm kích thích, khởi phát các cơn ngứa, khiến tình trạng nấm da đầu trở nặng và khó điều trị hơn. Do đó, trong quá trình điều trị nấm da đầu người bệnh cần kiêng 2 loại thịt này.
-
Các loại hải sản vỏ cứng
Một số loại hải sản vỏ cứng như: cua, ghẹ, tôm… có chứa chất Histamin – đây là chất rất dễ gây dị ứng da đầu. Do đó, những người bị nấm da đầu nên tránh xa các loại hải sản này. Đặc biệt, không ăn những loại hải sản lạ và các hải sản từng làm cơ thể dị ứng để tránh tình trạng bệnh nấm da đầu trở nặng và khó điều trị hơn.
Các loại hải sản vỏ cứng có chứa chất Histamin – đây là chất rất dễ gây dị ứng da đầu, do đó người bị nấm da đầu nên tránh xa các loại thức ăn này
-
Thực phẩm giàu vitamin C
Có thể bạn chưa biết, tuy các loại vitamin C tốt cho sức khỏe nhưng lại không tốt cho người bị nấm da đầu, bởi vitamin C có thể là tác nhân khiến các loại vi nấm sinh sôi, nảy nở nhanh hơn, các cơn ngứa trở nên dữ dội… Do đó, bạn nên loại bỏ các thực phẩm giàu vitamin C ra khỏi thực đơn hàng ngày nếu da đầu nhiễm nấm.
-
Dưa muối
Người mắc bệnh nấm da đầu nên hạn chế ăn dưa muối vì chúng sẽ làm giảm khả năng đào thải chất độc của gan, thận, từ đó tích tụ độc tố trên cơ thể và làm giảm quá trình phục hồi của da đầu. Ngoài ra, ăn nhiều dưa muối còn gây nhiễm khuẩn, dị ứng với những người có cơ địa nhạy cảm.
-
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Các thực phẩm làm từ sữa như: phomat, kem, bơ… là nhóm thực phẩm mà người bị nấm da đầu nên ngưng tiêu thụ để tránh bị kích ứng và gây ngứa da. Người bệnh có thể chuyển sang uống các loại nước ép hoa quả, sữa đậu nành, sữa đậu xanh, sữa mè đen…
Các thực phẩm làm từ sữa như: phomat, kem, bơ… là nhóm thực phẩm mà người bị nấm da đầu ngưng tiêu thụ để tránh bị kích ứng và gây ngứa da
-
Món ăn từ nhộng tằm
Món ăn từ nhộng tằm, côn trùng rất dễ gây dị ứng, ngứa ngáy điên cuồng, đặc biệt với những người bị nấm da đầu. Do đó, hãy tránh xa các loại thức ăn từ nhộng tằm nếu không muốn tình trạng bệnh nặng và tái phát nhiều lần.
-
Đồ ăn chế biến sẵn
Đồ ăn đóng hộp, mì gói, trái cây sấy, thực phẩm khô… có chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia mà người bị nấm da đầu nên tránh vì có thể cản trở quá trình hình thành các kháng thể tốt trong quá trình phục hồi cho da của người bị nấm da đầu.
Cách phòng bệnh nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu có thể chữa khỏi nhưng rất dễ tái phát, đặc biệt khi chăm sóc không đúng cách. Do đó, những người đã từng bị nấm da đầu cần cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh nấm da đầu như:
- Hạn chế gội đầu vào ban đêm để tránh mang tóc còn ẩm ướt đi ngủ, tạo điều kiện cho nấm phát triển hoặc nếu gội đầu vào ban đêm bạn phải sấy tóc thật khô rồi mới đi ngủ.
- Hạn chế ôm ấp thường xuyên với thú cưng
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa, giặt sạch sẽ chăn ga gối đệm…
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ là một trong những cách để phòng ngừa bệnh nấm da đầu hiệu quả
- Giữ khô tóc, tránh ra nhiều mồ hôi và lau, sấy tóc kỹ mỗi lần gội đầu
- Hạn chế dùng chung đồ với người khác để tránh nguy cơ lây bệnh từ những người xung quanh.
- Không nên gội đầu quá nhiều (chỉ nên gội đầu 2-3 lần/ tuần) vì dễ khiến da đầu mất đi độ pH tự nhiên, từ đó có thể gây nấm da đầu.
- Không nên cào gãi mạnh làm xây xước da đầu tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm xâm nhập và gây bệnh.
- Không nên đội các loại mũ quá chật, đội mũ với thời gian quá lâu dễ làm tóc bị ẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, gây bệnh.
- Tránh xa các loại dầu gội và dầu xả có nhiều hóa chất, chất tạo bọt
Nấm da đầu tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng luôn khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và mất tự tin. Đặc biệt, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng, gây rụng tóc và xuất hiện các mảng hói đầu. Do đó, nếu đã áp dụng các biện pháp trị nấm da đầu tại nhà nhưng không đem lại hiệu quả, bệnh vẫn tái phát người bệnh nên đến các cơ sở da liễu uy tín để thăm khám và có phương pháp điều trị dứt điểm. Sau khi đã điều trị nấm, bạn có thể uống bổ sung Qik Hair để kích thích tóc mọc lại chắc khỏe, nuôi dưỡng mái tóc dày, dài, suôn mượt.