Tóc bạc sớm là thiếu chất gì? Cách bổ sung khoa học giúp ngăn tóc bạc sớm
Tóc bạc là một trong những dấu hiệu lão hóa có thể dẫn đến “cuộc khủng hoảng” tuổi trung niên ở nhiều người. Tuy nhiên, tình trạng tóc bạc sớm ngày nay còn đáng lo ngại hơn. Vậy tóc bạc sớm thiếu chất gì, nên bổ sung những thực phẩm nào để tóc sớm đen trở lại? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích về cách làm chậm quá trình bạc tóc từ bài viết này nhé!
Tóc bạc sớm là thiếu chất gì?
Ngày nay, khoa học đã phát hiện đời sống của sợi tóc trải qua ba giai đoạn: Anagen (mọc), Catagen (ngưng mọc) và Telogen (Chờ rụng & rụng) [1].
Trong giai đoạn mọc, tế bào sắc tố sẽ liên tục đưa melanin vào keratin của tóc, giúp tóc có màu sắc. Tuy nhiên, tóc chuyển sang màu trắng ở người trẻ tuổi là dấu hiệu bất thường (với người có ba mẹ tóc đen) và được giải thích là do mất melanin trong sợi tóc. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình “tập hợp” melanin cho tóc được biết đến là do cơ thể bị thiếu chất.
Nhiều người băn khoăn, tóc bạc sớm thiếu chất gì? Dưới đây là những chất mà khi bị thiếu, tóc sẽ nhanh bạc:
1. Thiếu enzyme catalase
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu và phát hiện việc tóc từ đen chuyển thành bạc là do sự tích tụ tự nhiên của hydrogen peroxide trong các nang tóc, tạo ra phản ứng oxy hóa và gây ra bạc tóc.
Ở những người trẻ, cơ thể tồn tại một loại enzyme gọi là catalase [2] sẽ tác động và làm phân hủy hydrogen peroxide thành nước và oxy, từ đó ngăn chặn hình thành tóc bạc. Nhưng khi enzyme catalase bị thiếu hoặc ở mức độ thấp hơn, cơ thể sẽ kết hợp với các enzyme khác là MSR A và B để giúp sửa chữa các tổn thương do hydrogen peroxide gây ra, khiến tóc chuyển sang màu xám, dần dần khiến tóc bạc màu.
2. Thiếu Sắt
Sắt là thành phần chủ yếu tham gia vào quá trình tái tạo hồng cầu, và là một thành phần thiết yếu trong một loại enzyme gọi là ribonucleotide reductase giúp phát triển các tế bào ở nang tóc, đặc biệt là tế bào mầm tóc. Thiếu sắt dễ dẫn đến thiếu máu, làm ảnh hưởng đến quá trình đưa oxy cũng như các chất dinh dưỡng đến các tế bào mầm tóc [3]. Khi đó, các dưỡng chất theo dòng máu đến các nang tóc không đủ, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm sợi tóc yếu, dễ bạc tóc sớm.
Chế độ ăn thiếu sắt vừa làm suy nhược cơ thể vừa khiến tóc nhanh bạc
3. Thiếu Protein
Theo các nhà giải phẫu học, protein là thành phần chính cấu tạo nên tóc, đặc biệt là keratin. Được biết, keratin là một loại protein cứng, chiếm hơn 70% thành phần của tóc. Thiếu protein, không chỉ sức khỏe suy giảm mà tóc cũng sẽ có biểu hiện bất thường, trở nên giòn, dễ gãy và bạc trắng.
4. Thiếu Canxi
Canxi không chỉ là khoáng chất quan trọng cấu tạo nên xương, mà có thể còn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và màu sắc của tóc. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh loãng xương thường có biểu hiện kèm theo là bạc tóc. Giải thích về điều này, các nhà khoa học cho rằng yếu tố kiểm soát loãng xương và tóc bạc nằm trên cùng một gene.
Tóc bạc có thể xuất hiện ở nhiều người trẻ do thiếu hụt canxi.
Tóc bạc là thiếu vitamin gì?
Mặc dù tóc bạc sớm thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, nhưng thực tế người có chế độ ăn uống nghèo nàn, ăn thiếu chất cũng đẩy nhanh cấp độ lão hóa của cơ thể và tóc. Một số loại vitamin và khoáng chất cần được đảm bảo đủ lượng cần thiết để các nang tóc của bạn sản xuất các sắc tố (melanin) để giữ được màu tóc tự nhiên.
Cân nhắc xem bạn có đang cung cấp đủ các chất dinh dưỡng này trong chế độ ăn uống của mình hay không.
1. Thiếu vitamin B5
Vitamin B5 là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể sản xuất năng lượng từ nguồn thực phẩm mà bạn ăn. Vitamin B5 cũng giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, đặc biệt được cho là giúp đảo ngược màu tóc (trắng thành xám hoặc đen). Đồng thời, khi thiếu vitamin B5, cơ thể dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, khó chống lại stress, vì vậy có thể khiến tóc lão hóa sớm.
Nên bổ sung thức ăn chống bạc tóc chứa vitamin B5 vào thực đơn hàng ngày
2. Thiếu vitamin B6
Vitamin B6 rất quan trọng cho cả quá trình trao đổi chất protein và khả năng miễn dịch của bạn. Các chuyên gia nhận định, vitamin B6 trong cơ thể sẽ góp phần chống lại tác hại của quá trình oxy hóa và ngăn ngừa bạc tóc. Nếu không bổ sung đủ vitamin B6, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như khô tóc, mệt mỏi và nguy cơ tóc bạc sớm là không thể tránh khỏi.
3. Thiếu vitamin B7
Vitamin B7 hay còn gọi là Biotin đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của da, móng và sợi tóc. Thiếu vitamin nhóm B nói chung và vitamin B7 có thể dẫn đến thiếu máu, gây ra các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh, nguy cơ viêm da đầu, rụng tóc và tóc bạc sớm.
4. Thiếu vitamin B9
Vitamin B9 (folate hoặc axit folic) có công dụng là giúp cơ thể chuyển hóa các axit amin và có mặt trong quá trình sản xuất methionine – acid amin quan trọng quyết định màu tóc. Vitamin B9 cũng quan trọng đối với các chức năng trao đổi chất và DNA là rất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Khi không bổ sung đủ vitamin B9 trong chế độ ăn uống, bạn có thể gặp phải tình trạng tóc, da và móng thay đổi sắc tố.
Thiếu hụt vitamin B9 dẫn đến nhạt màu tóc, dần dần tóc đen chuyển thành bạc trắng.
5. Thiếu vitamin B12
Theo thuật ngữ khoa học, thiếu vitamin B12 còn được gọi là thiếu máu ác tính. Thiếu máu có liên quan trực tiếp đến việc đưa dưỡng chất đến nuôi tóc, thiếu máu đồng nghĩa với sợi tóc còi cọc, chóng già và dễ bạc. Vitamin B12 được biết đến với vai trò ổn định hệ thống thần kinh của bạn khỏe mạnh và hỗ trợ trong việc sản xuất các DNA và RNA, cũng như kết hợp với vitamin B9, để sản xuất các hồng cầu. Càng lớn tuổi, cơ thể càng giảm hấp thu vitamin B12 từ thức ăn, vì vậy người lớn tuổi thường xuất hiện tóc bạc nhiều hơn người trẻ.
6. Thiếu vitamin D
Vitamin D cần thiết cho sức khỏe của xương và tóc. Bởi khi có vitamin D, cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn, nhờ vậy ngăn ngừa được nguy cơ loãng xương và bạc tóc. Nghiên cứu được công bố trên Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ đã phát hiện, những người có tóc bạc sớm cũng có xu hướng thiếu vitamin D. Phát hiện này cũng cho thấy vitamin D ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin trong các nang tóc.
7. Thiếu Kẽm
Kẽm là một khoáng chất có mặt trong cơ thể với nhiệm vụ bảo vệ tế bào và DNA của bạn khỏi những “kẻ ngoại lai”, đó là lý do tại sao mọi người thường coi nó như một phương thuốc chữa cảm lạnh. Nó cũng giúp cơ thể bạn tạo ra protein. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tóc: tóc giòn, dễ gãy và chóng bạc.
Tóc thiếu hoặc không nhận được các dưỡng chất thiết yếu vừa liệt kê bên trên, không chỉ chuyển bạc sớm mà còn đón nhận nguy cơ tóc xơ yếu, nhanh rụng dẫn đến thưa tóc, thậm chí là hói đầu. Nếu không đủ thời gian để thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện cơ thể đang bị thiếu chất gì gây rụng tóc và bạc tóc sớm, thì bạn nên thực hiện biện pháp phòng ngừa tóc rụng nhiều và bạc sớm một cách khoa học, bao gồm duy trì chế độ ăn uống và lối sống khoa học.
Bạc tóc sớm nên ăn gì?
Để tóc được chắc khỏe bên trong, bóng mượt bên ngoài và hạn chế sự lão hóa sớm, thì thắc mắc “ăn gì để tóc bạc thành đen” được khá nhiều người quan tâm. Các chuyên gia về tóc có vài lời khuyên nhỏ về những loại thực phẩm nên ăn để giúp cho sự phát triển của tóc.
1. Thực phẩm giàu kẽm
Thực phẩm giàu kẽm nên được cung cấp thường xuyên cho cơ thể, dù chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng kẽm có vai trò quan trọng với sức khỏe mái tóc. Mỗi ngày, cơ thể con người không đòi hỏi hàm lượng kẽm quá nhiều, chỉ 8mg ở nữ và khoảng 11mg ở nam giới, bạn có thể dễ dàng bổ sung từ các thực phẩm dưới đây.
- Hàu: là loại động vật giàu kẽm nhất trong tự nhiên. Trong 100g hàu tươi có chứa hàm lượng kẽm gấp 10 lần so với thịt heo và gấp hơn 50 lần cá tươi.
- Thịt cừu
- Hạt bí ngô
- Đậu lăng
- Hạt điều
- Cải bó xôi
- Thịt gà…
Thực phẩm chứa kẽm có nhiều trong tự nhiên, vì vậy nên bổ sung hàng ngày để tránh bị thiếu hụt.
2. Thực phẩm giàu sắt
Các thực phẩm giàu chất sắt như thịt gia cầm, động vật có vỏ (sò, trai, nghêu…), đậu nành, lúa mì, thịt bê, lươn, tim bò, thịt bò, lạc, lòng đỏ trứng. Các loại quả sấy khô như chà là, nho khô, các loại rau đậm màu và các loại hạt ngũ cốc cũng chứa nhiều sắt.
Theo Viện Y học Mỹ, nam giới ở độ tuổi trưởng thành cần 9 mg sắt, trong khi đó phụ nữ là đối tượng cần lượng sắt gấp đôi – khoảng 18mg mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên bổ sung dư sắt vì có thể gây ngộ độc và dẫn đến tử vong.
3. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B
Các vitamin nhóm B như vitamin B5, B6, B7, B9, B12… có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất và hỗ trợ ngăn chặn tình trạng bạc tóc sớm. Thực phẩm giàu vitamin nhóm B ở dạng tự nhiên được khuyên dùng, bao gồm thịt cá, sữa và các chế phẩm từ sữa, cải bó xôi, cải xoăn, đậu và các loại hạt và các loại hải sản có vỏ.
Khuyến cáo dinh dưỡng dành cho người trưởng thành:
- Nhu cầu vitamin B6 của một người bình thường là: 2mg/ngày với nam giới và 1,6mg/ngày cho nữ.
- Mỗi ngày cơ thể cần lượng vitamin B9 (axit folic) là 400 microgram, hàm lượng này có thể thay đổi ở phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.
- Vitamin B7 cần thiết cho sự phát triển của mái tóc, để hỗ trợ ngăn tóc gãy rụng mỗi ngày cơ thể cần bổ sung từ 30 – 100mcg (microgam) cho người lớn.
- Liều lượng vitamin B12 cần thiết giúp làm chậm lão hóa tóc của người từ 14 tuổi trở lên là 2,4 microgam.
4. Thêm thực phẩm chứa protein vào chế độ ăn uống
Mặc dù cơ thể không thể tự sinh ra lượng keratin cần thiết để hình thành tóc nhưng duy trì chế độ dinh dưỡng giàu protein sẽ giúp bạn ngăn ngừa tóc bạc màu và sợi tóc chắc khỏe hơn. Ăn nhiều thực phẩm này sẽ giúp bạn cung cấp protein cho cơ thể, :
- 100g Trứng: 13g protein
- 90g Cá ngừ: 20g protein
- 25g Đậu phộng: 7g protein
- 100g Đậu phụ: 9g protein
- ¼ ly Hạnh nhân 7,5g protein
- ½ ly Yến mạch 7g protein
- 80g Tôm: 20g protein
- 85g Đậu nành lên men Tempeh: 16g protein
- 90g Mì căn Seitan: 20g protein
Thực tế, nếu bạn không nhận đủ các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống hàng ngày, thì việc dùng sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho tóc là giải pháp được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Các sản phẩm có thành phần là thiên nhiên an toàn và chứa nguồn dưỡng chất chuyên biệt cho tóc, có khả năng phục hồi và giúp các nang tóc sản xuất sắc tố như bình thường, đặc biệt là trong trường hợp tóc bạc sớm.
Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu, các chuyên gia hàng đầu về tóc đã phát hiện, bổ sung dưỡng chất chuyên biệt để nuôi dưỡng tóc từ bên trong mới chính là giải pháp bảo vệ và ngăn chặn quá trình bạc tóc sớm từ gốc – tế bào mầm tóc. Từ đây, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Qik Hair nhằm đáp ứng nhu cầu vừa nuôi dưỡng sợi tóc mọc chắc khỏe, vừa bảo vệ tóc khỏi các tác nhân khiến tóc hư hại, gãy rụng và bạc nhanh. Sản phẩm có 2 công thức đột phá chuyên biệt dành cho riêng nam là CLI-α (có trong Qik Hair For Men) và riêng nữ là CLI-β (có trong Qik Hair For Women). Với bộ đôi sản phẩm từ Qik Hair sẽ cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết giúp tế bào mầm tóc phát triển chỉ với 2 viên mỗi ngày. Khi tế bào mầm tóc nhận được đầy đủ dinh dưỡng sẽ thúc đẩy quá trình mọc tóc lên nhanh, bóng khỏe và làm chậm quá trình bạc tóc.
|
Những thực phẩm mà người bạc tóc sớm nên tránh ăn nhiều
Theo các chuyên gia, tóc bạc sớm không chỉ do ăn uống thiếu chất, mà ăn quá nhiều hoặc cung cấp thực phẩm không tốt cũng khiến hiện tượng bạc tóc đến nhanh. Tùy thuộc vào tác nhân gây ra tóc bạc sớm ở mỗi người mà chỉ ra được những loại thực phẩm cần hạn chế với người đó. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu tình trạng sức khỏe của chính mình, từ đó xác định được nguồn thực phẩm bạn không nên ăn khi để tránh tóc bạc sớm.
-
Thức ăn chứa nhiều đường
Thức ăn có vị ngọt thường rất “quyến rũ”, có thể khiến mọi người có cảm giác vui vẻ khi ăn, nhưng nó cũng khiến cơ thể tăng tốc độ lão hóa. Đồng thời, việc tiêu thụ đường quá nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng collagen tiêu biến (collagen type 1&3) khiến tóc dễ gãy, khô xơ, tóc nhanh bạc hơn.
-
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
Không nên ăn nhiều thức ăn chế biến bằng dầu mỡ vì sẽ làm cho tóc bị khô, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tóc. Theo đó, quá trình phát triển của mái tóc bị gián đoạn, tóc không được cung cấp dinh dưỡng cần thiết nên nhanh chóng èo uột, dễ rụng, dễ bạc.
-
Thức ăn chế biến sẵn
Các sản phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp thường chứa hàm lượng muối cao hơn bình thường, do đó khi ăn quá nhiều sẽ gia tăng tốc độ lão hóa của các cơ quan trên cơ thể, bao gồm tình trạng bạc tóc. Do đó, để giảm tác hại từ thực phẩm chế biến sẵn, bạn nên kết hợp với bổ sung rau xanh vào chế độ ăn uống.
-
Sử dụng chất kích thích
Thuốc lá, cà phê đặc… là những thực phẩm giúp tinh thần bạn được tỉnh táo hơn, tạm thời giảm cảm giác mỏi mệt. Nhưng, nếu mất ngủ quá lâu và liên tục dung nạp các thành phần gây hại cho cơ thể, tình trạng tóc bạc sớm là điều khó tránh khỏi.Điển hình là Nicotine – một chất có trong thuốc lá, chẳng những không có lợi cho sức khỏe mà còn phá hủy collagen của tóc, ngăn cản các mạch máu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến tế bào mầm tóc, tăng nguy cơ tóc bạc sớm.
Sử dụng chất kích thích làm tăng sinh nhiều gốc tự do, chúng liên tục tấn công vào các tế bào, trong đó có tế bào mầm tóc, làm tăng nhanh quá trình già hóa của tóc.
Ngoài vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu một số vitamin hay khoáng chất thiết yếu cho tóc, rối loạn thần kinh nội tiết và di truyền đóng một vai trò lớn trong quá trình chuyển màu tóc. Nếu cha mẹ có yếu tố bạc tóc sớm thì bạn cũng có thể không thể tránh khỏi có mái tóc bạc từ khi còn trẻ.
Ngoài ra, bạc tóc sớm cũng có liên quan mật thiết đến yếu tố tinh thần. Không ngạc nhiên nếu bạn thường xuyên đối mặt với nhiều áp lực, stress, căng thẳng thì tóc sẽ bạc từ rất sớm. Một cơ thể khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng cân bằng với một tinh thần thoải mái sẽ giúp cho bạn làm chậm quá trình bạc tóc hiệu quả.