Có hay không cách mọc tóc chỗ sẹo trên da đầu?
Khi có vết sẹo trên da đầu, mái tóc của chúng ta không còn mọc dày đều như trước mà sẽ xuất hiện những đốm hói thiếu thẩm mỹ. Lúc này, nhiều người băn khoăn, trăn trở, không biết vùng da đầu bị sẹo có mọc tóc được không? Áp dụng những cách mọc tóc chỗ sẹo nào thì hiệu quả? Cùng xem bài viết dưới đây để tìm ra lời giải!
Vết sẹo trên da đầu làm giảm thẩm mỹ của mái tóc, khiến nhiều người cảm thấy thiếu tự tin
Sẹo là gì?
Sẹo là một phần của quá trình sửa chữa và hồi phục sinh học các vết thương trên da. Nói một cách dễ hiểu hơn, sẹo là vết tích để lại trên da sau khi vết thương đã lành. Nếu tổn thương xảy ra trên lớp biểu bì (lớp trên cùng của da) thì có thể để lại sẹo hoặc không để lại sẹo. Nhưng nếu tổn thương ở lớp sâu hơn của da (lớp hạ bì) thì hầu hết các trường hợp đều gây ra sẹo. Chúng ta có thể bị sẹo do tai nạn, phẫu thuật hoặc các vấn đề về da, điển hình là mụn trứng cá. Sẹo có khi chỉ là một đường nhỏ hoặc một đốm nhỏ trên da, nhưng có khi là một mô phát triển quá mức bất thường.
Ngoài sự thay đổi màu da, sẹo sẽ dẫn đến một số thay đổi về cấu trúc các lớp da (nếu thay đổi quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da). Hầu hết các vết sẹo có xu hướng mờ dần theo thời gian nhưng chúng không bao giờ biến mất hoàn toàn.
Các loại sẹo thường gặp trên da đầu
Sự xuất hiện của sẹo phụ thuộc vào bản chất của vết thương, vị trí vết thương, quá trình chữa lành vết thương và nhiều yếu tố liên quan đến di truyền và cơ địa của mỗi cá nhân. Dưới đây là 5 loại sẹo phổ biến trên da nói chung và da đầu nói riêng. Bạn hãy theo dõi để biết hình dạng vết sẹo trên da đầu mình thuộc loại nào và có cách mọc tóc chỗ sẹo đó hay không nhé!
1. Vết sẹo bình thường
Vết thương nhỏ như vết cắt thường sẽ lại một đường lằn mảnh, gồ lên sau khi lành. Chúng thường không đau, nhưng có thể ngứa trong một vài ngày hoặc vài tháng.
Vết sẹo này sẽ dần mờ và phẳng theo thời gian (có thể mất đến 2 năm). Mặc dù không biến mất hoàn toàn, nhưng loại sẹo này gần như không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cấu trúc da đầu và sự tồn tại của các sợi tóc.
2. Sẹo lồi
Sẹo lồi là tình trạng mô phát triển quá mức xảy ra khi sản xuất quá nhiều collagen tại vị trí vết thương. Vết sẹo vẫn tiếp tục phát triển ngay cả khi vết thương đã lành, thế nên chúng được xem là “vết sẹo không biết khi nào khỏi”.
Những vết sẹo lồi là sự gia tăng quá mức của các sợi collagen, làm cho chúng nổi rõ lên da đầu
Đặc điểm nhận dạng của sẹo lồi là chúng thường nhô cao trên da với phần bề mặt nhẵn, có màu hồng hoặc đỏ, còn ở chân sẹo sẽ cùng màu hoặc sẫm hơn vùng da xung quanh. Chúng thường gây ngứa hoặc đau lâu hơn sẹo thường. Bạn có thể cảm thấy da đầu bị căng, rất khó chịu bởi sẹo lồi phát triển không ngừng, thậm chí vượt xa khỏi vị trí vết thương.
Lưu ý: Những người có mụn trứng cá ở vùng gáy rất dễ phát triển thành sẹo lồi nếu không được điều trị đúng cách.
3. Sẹo phì đại
Giống như sẹo lồi, sẹo phì đại cũng là hậu quả của việc sản xuất dư thừa collagen tại vị trí bị thương. Thế nhưng khác với sẹo lồi, sẹo phì đại không vượt ra ngoài ranh giới của vết thương ban đầu.
Những vết sẹo phì đại thường phát triển trong vòng 6 tháng và được cải thiện dần dần trong một vài năm. Loại sẹo này tiến triển nhanh hơn ở những người trẻ và có làn da sẫm màu.
4. Sẹo rỗ hoặc sẹo lõm
Sẹo rỗ hình thành khi các mô hỗ trợ bên dưới da như mỡ và cơ bị khuyết. Chúng ta thường gặp phải loại sẹo này khi mắc các bệnh lý về da, chẳng hạn như mụn trứng cá hoặc thủy đậu. Ngoài ra, sẹo rỗ cũng có thể phát triển từ một chấn thương làm mất lớp mỡ bên dưới da hay vết thương sau phẫu thuật.
5. Sẹo co rút
Những vết thương do bỏng hoặc lao da thường để lại sẹo co rút. Khi bị loại sẹo này, da vùng xung quanh vết thương sẽ bị kéo căng và co rút lại với nhau, dẫn đến hiện tượng căng tức. Nguy hiểm hơn, sẹo co rút có thể ăn sâu vào da, làm tổn thương nang tóc cũng như các dây thần kinh khiến tóc không thể mọc trở lại.
Phân biệt sẹo da đầu và rụng tóc có sẹo
Ở đây chúng ta đang tìm hiểu cách mọc tóc chỗ sẹo tức là những vùng da đầu bị sẹo do tổn thương từ bên ngoài, chẳng hạn tai nạn, bỏng, phẫu thuật… làm mất tóc thì làm thế nào để tóc tại các vị trí đó mọc lên lại. Điều này hoàn toàn khác với rụng tóc có sẹo (scarring (cicatricial) alopecia) là sẹo ở nang tóc.
Rụng tóc có sẹo là một tập hợp các rối loạn rụng tóc gây tổn thương nang tóc. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể kể đến là viêm nang lông, lupus ban đỏ, nấm da đầu…
Ở giai đoạn đầu rụng tóc có sẹo, tóc vẫn mọc lên bình thường. Nhưng, khi vấn đề trở nên trầm trọng, nang tóc có nguy cơ không thể phục hồi thì tóc của bạn sẽ vĩnh viễn không mọc lại được nữa.
Quay trở lại vấn đề da đầu bị sẹo sau khi vết thương đã lành, liệu tóc có mọc lên được hay không? Và phương pháp “hồi sinh” tóc ở chỗ sẹo có giống như cách mọc tóc chỗ hói?
► Xem thêm bài viết: Phân biệt rụng tóc có sẹo và rụng tóc không sẹo
Liệu có cách mọc tóc chỗ sẹo hay không?
Đối với sẹo ở da đầu, thay vì tìm cách xóa sẹo để đảm bảo tính thẩm mỹ thì điều khiến mọi người lo lắng đó là tóc có mọc lên được hay không? Theo các chuyên gia, tóc không thể mọc tự nhiên ở vùng mô sẹo vì bên trong hầu hết các vết sẹo không tìm thấy sự tồn tại của bất kỳ nang tóc nào. Nang tóc nằm bên dưới da có chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào mầm tóc – hạt giống nắm giữ “sinh mệnh” của sợi tóc. Khi sẹo hình thành trên vùng da bị tổn thương, nang tóc không thể phát triển trở lại bởi sự chèn ép của các sợi mô dày gọi là collagen (collagen được sinh ra để bảo vệ cấu trúc da bên dưới).
Nang tóc không có nên cũng không có loại thuốc mọc tóc chỗ sẹo phát huy hiệu quả. Giải pháp duy nhất có thể giúp tóc xuất hiện trên vết sẹo đó chính là cấy tóc. Tuy nhiên, cấy tóc trên sẹo phức tạp hơn rất nhiều so với cấy tóc thông thường vì da và mô của vết sẹo khác với da và mô của vùng da thông thường.
Cấy tóc là kỹ thuật duy nhất có thể tái sinh tóc trên vết sẹo, tuy nhiên không chắc chắn tóc cấy sẽ mọc lên hết
Bác sĩ phẫu thuật sẽ lựa chọn những sợi tóc vẫn còn nguyên gốc ở những vùng tóc khác trên da đầu của khách hàng để cấy trực tiếp vào chỗ sẹo. Các sợi tóc sau khi được cấy sẽ nhận lưu lượng máu từ các mạch máu gần đó (như đã nói tại vết sẹo không có mạch máu) để phát triển. Ở vùng sẹo ngoài việc không tồn tại nang tóc thì sự phủ đầy các sợi collagen cũng không để lại chỗ trống cho mạch máu, thậm chí là dây thần kinh phát triển và hoạt động. Do đó, nguy cơ những sợi tóc sau khi được cấy vào chỗ sẹo bị đào thải là rất cao, thế nên nếu tóc bị rơi ra khỏi vùng cấy sau một vài ngày, bạn đừng quá ngạc nhiên nhé!
Kết luận: Hiện nay không có cách mọc tóc chỗ sẹo nào đảm bảo thành công tuyệt đối và càng không có thuốc mọc tóc chỗ sẹo. Vậy nên, bạn hãy chủ động tìm kiếm những giải pháp hỗ trợ khác để cải thiện thẩm mỹ cho vùng da đầu bị mất tóc do sẹo, nhất là vết sẹo có kích thước quá lớn.
Làm gì để cải thiện thẩm mỹ cho vùng sẹo trên da đầu?
Đối với những vết sẹo bình thường, bạn chỉ cần thay đổi kiểu tóc một chút là có thể che giấu được sự hiện diện của chúng. Nhưng đối với những mảng sẹo lớn khiến bạn trông như bị hói đầu thì đội tóc giả là gợi ý hợp lý.
Dẫu biết rằng, khi có mảng sẹo lớn trên da đầu, cấy tóc luôn là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, chi phí cần chuẩn bị để thực hiện ca tiểu phẫu cấy ghép tóc này không hề thấp và đương nhiên không phải ai cũng đủ khả năng để giải quyết gánh nặng tài chính này.
Đó là chưa kể sau khi thực hiện cấy tóc, tóc có thể không mọc lên như mong đợi. Chính vì thế, việc trang bị sẵn sàng một bộ tóc giả để sử dụng lúc cần thiết không hề thừa thãi.
Với những bộ tóc giả được thiết kế tự nhiên, phù hợp với gương mặt và vóc dáng của mỗi người (cả nam giới và nữ giới), bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đứng trước mọi người. Bên cạnh mẹo “chữa cháy” tạm thời này, bạn nên đầu tư cho mái tóc một chiến lược lâu dài và bền vững hơn.
Chiến lược bền vững tăng thẩm mỹ cho da đầu có sẹo
Bạn hãy tưởng tượng, vết sẹo trên da đầu giống như một khoảng đất trống trong thửa ruộng vậy. Khi lúa ở xung quanh mọc lên xanh tốt, khoảng đất trống sẽ được che phủ đi, rất khó để nhận biết. Vết sẹo cũng như thế! Nếu tóc ở những vị trí còn lại trên da đầu chắc khỏe, bóng mượt sẽ phần nào khỏa lấp đi những vùng trắng “bất di bất dịch” này.
Và để mái tóc mọc nhanh, mọc khỏe và bóng mượt, ngoài việc chăm sóc kỹ càng, bạn cần bổ sung tinh chất chuyên biệt có khả năng điều hòa tế bào thần kinh nội tiết, từ đó nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của tế bào mầm tóc. Tế bào mầm tóc càng khỏe, thực hiện chức năng biệt hóa mạnh mẽ, sợi tóc mọc lên càng óng ả, mượt mà và lâu rụng.
Tinh chất chuyên biệt đủ khả năng tác động đến tế bào thần kinh nội tiết và kích thích tế bào mầm tóc biệt hóa mà bạn có thể tham khảo là Cynatine®. Đây là thành quả nghiên nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và hiện đã được ứng dụng thành công vào sản phẩm Qik Hair.
Kết hợp hài hòa Cynatine® và nhiều tinh chất quý khác, Qik Hair cho ra đời 2 dòng sản phẩm riêng biệt là Qik Hair cho nam và Qik Hair cho nữ (để phù hợp với tế bào thần kinh nội tiết của hai giới) sẽ giúp bạn bảo vệ và tăng cường hoạt động của tế bào mầm tóc, từ đó hỗ trợ tóc mọc nhanh hơn, chắc khỏe hơn. Qik Hair có dạng viên nang nên rất dễ sử dụng và tiện lợi mang theo bên mình để dùng mọi nơi.
Đương nhiên, mái tóc dày mượt đến đâu cũng chỉ đủ để che giấu những vết sẹo nhỏ mà thôi, còn vết sẹo quá lớn (như mảng hói) thì vẫn phải trông cậy vào phương pháp cấy tóc và “nghệ thuật tóc giả”. Nhưng ở hoàn cảnh nào đi nữa, đặc biệt là khi cách mọc tóc chỗ sẹo không chắc chắn mang lại hiệu quả như mong đợi, thì bổ sung dưỡng chất giúp mái tóc khỏe đẹp và mềm mượt sẽ tốt hơn rất nhiều phải không nào?
Cách phòng ngừa sẹo trên da đầu?
- Tránh bị thương ở đầu
- Sơ cứu vết thương ngay lập tức
Sơ cứu vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ hình thành sẹo
-
Giữ vết thương sạch sẽ
Loại bỏ hết bụi bẩn, và rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Sau đó, bạn nhẹ nhàng thấm khô nước bằng gạc và bôi thuốc mỡ có thuốc kháng sinh để vết thương không nhiễm trùng sẽ nhanh lành.
-
Che chắn vết thương
Băng dán vết thương trên da đầu bằng băng gạc sẽ giúp bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng. Bạn nhớ thay băng hàng ngày để giữ cho vết thương luôn sạch sẽ và kiểm tra quá trình lành thương.
-
Không chủ động bóc vảy
Khi vết thương đóng vảy, bạn không được dùng tay lấy vảy ra vì có thể làm kích ứng da và chảy máu. Hơn nữa, hành động gãi hoặc chạm vào vảy cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công lớp da non nớt phía dưới.
-
Làm theo hướng dẫn của bác sĩ
Trường hợp phải khâu khi vết thương không cầm máu hay dài quá, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ về các bước chăm sóc vết thương. Những vết thương này sẽ mất nhiều thời gian để chăm sóc hơn, bạn hãy kiên trì làm theo lời khuyên của bác sĩ nhé!
![]() |
![]() |
Sự hình thành của các vết sẹo là điều hiển nhiên và hoàn toàn không có cách mọc tóc chỗ sẹo tự nhiên. Bởi vậy, cố gắng bảo vệ da đầu tránh khỏi các tổn thương trong quá trình làm việc hay khi tham gia các hoạt động thể chất… là biện pháp tối ưu nhất giúp bạn không bị “mất tóc” vĩnh viễn.