7 cách tẩy tế bào chết da đầu tại nhà giúp giảm nhờn rít tóc
Cũng như các vùng da khác trên cơ thể, hằng ngày da đầu phải tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi từ môi trường khiến da đầu bị bí tắc, dày sừng, tóc bết dầu. Do đó, da đầu cũng cần được tẩy tế bào chết. Vậy tẩy tế bào chết chết da đầu là gì? Gồm những cách nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về lợi ích của việc tẩy tế bào chết da cho đầu và gợi ý một vài công thức tẩy tế bào chết da đầu tại nhà đơn giản mà hiệu quả.
1. Tẩy tế bào chết da đầu là gì?
Tẩy tế bào chết da đầu là việc sử dụng các chất tẩy da chết vật lý hoặc hóa học để loại bỏ bớt dầu, gàu và tế bào da chết còn bám trên da đầu và tóc.
2. Những lợi ích của việc tẩy tế bào chết da đầu
Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc như: dầu gội, kem xả tóc, serum hay tinh dầu dưỡng tóc… thì tẩy tế bào chết da đầu được xem là một trong bước quan trọng trong chu trình chăm sóc tóc tại nhà bởi những lợi ích sau:
-
Kiểm soát lớp dầu thừa, ngăn ngừa sự tích tụ của bã nhờn: Da đầu có nhiều dầu sẽ gây bết rít, làm xuất hiện gàu hoặc nấm da đầu. Tẩy tế bào chết giúp cho da đầu điều tiết được lượng dầu nhờn, giảm bít tắc các chân tóc.
-
Giúp cải tình trạng gàu: Bụi bẩn, mồ hôi, tế bào chết da đầu… có thể khiến chân tóc bí bách, kích thích các mảng gàu phát triển. Chính vì vậy, khi thực hiện tẩy da chết cho đầu kết hợp cùng các thao tác massage nhẹ nhàng có thể giúp lấy đi lớp gàu bong tróc, từ đó loại bỏ được lớp vảy gàu đã tích tụ lâu ngày.
-
Kích thích lưu thông máu: Các động tác massage trên da đầu không chỉ giúp loại bỏ gàu và tế bào chết mà còn giúp tăng cường lưu thông máu đến các nang tóc, đồng thời loại bỏ được những yếu tố gây cản trở đến sự phát triển của tóc.
-
Tăng cường hiệu quả cho các sản phẩm chăm sóc tóc: Khi da đầu có nhiều bụi bẩn tích tụ, các sản phẩm chăm sóc tóc mà bạn sử dụng không thể phát huy hết tác dụng của chúng, vì vậy việc tẩy da chết cho đầu có thể giúp các dưỡng chất thẩm thấu hơn.
3. Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết da đầu từng bước ngay tại nhà
Để việc tẩy tế bào chết da đầu đạt hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau:
-
Bước 1: Làm sạch tóc
Làm ướt tóc, sau đó dùng dầu gội để gội sạch bụi bẩn bám trên tóc.
-
Bước 2: Tẩy tế bào chết
Chia tóc thành các phần nhỏ, lấy một lượng kem/gel tẩy tế bào chết hoặc hỗn hợp tẩy tế bào chết từ thiên nhiên, thoa đều lên tóc và massage nhẹ nhàng khoảng 3 – 5 phút rồi xả tóc lại với nước sạch.
-
Bước 3: Dưỡng ẩm tóc
Sau khi tẩy tế bào chết cho da đầu, bạn nên bôi kem/serum có tác dụng dưỡng ẩm để cân bằng ẩm cho tóc.
Nên thoa dầu dưỡng lúc tóc còn hơi ướt để các dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn
4. Các dạng tẩy tế bào chết da đầu – ưu và nhược điểm
Hiện nay, tẩy tế bào chết da đầu có 2 dạng chính: Vật lý và hóa học. Tuy khác nhau về nguyên lý hoạt động nhưng cả 2 phương pháp này đều mang đến những lợi ích nhất định.
Các dạng tẩy tế bào chết đầu |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Vật lý |
Đem lại hiệu quả làm sạch ngay trên bề mặt da đầu, mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái ngay khi chà sát hỗn hợp tẩy tế bào chết trên da đầu. |
Lực chà xát thủ công có thể khiến da đầu bị trầy xước, viêm nhiễm. |
Hóa học |
Giúp lớp da chết bong ra một cách tự nhiên mà không cần chà xát. |
Các axit trong sản phẩm dễ gây kích ứng da đầu, tăng độ nhạy cảm trước ánh nắng mặt trời, khiến tóc dễ gãy rụng. |
5. 7 công thức tẩy tế bào chết cho da đầu thiên nhiên
“Bỏ túi” ngay các công thức tẩy tế bào chết da đầu bằng các nguyên liệu thiên nhiên, có thể thực hiện tại nhà.
5.1. Tẩy tế bào chết da đầu bằng baking soda
Cách tẩy tế bào chết da đầu bằng baking soda không chỉ giúp thông thoáng lỗ chân lông, kháng viêm mà còn hỗ trợ cân bằng độ pH cho da đầu.
Nguyên liệu |
Cách làm |
|
|

Nên thực hiện cách tẩy tế bào chết cho da đầu bằng baking soda 1 tuần/lần để da đầu không bị khô
5.2. Tẩy da chết cho da đầu bằng đường nâu và yến mạch
Đường nâu là nguyên liệu chứa nhiều axit glycolic, axit alpha hydroxy, khi kết hợp với yến mạch giúp tăng khả năng làm sạch lớp tế bào sừng dư thừa và làm dịu da đầu.
Nguyên liệu |
Cách làm |
|
|

Ngoài ra, bạn có thể dùng đường nâu và mật ong để tạo thành hỗn hợp tẩy tế bào chết
5.3. Tẩy da chết đầu bằng aspirin
Aspirin là thuốc giảm đau, thuộc nhóm kháng viêm. Loại thuốc này cũng được nhiều chị em sử dụng để làm đẹp cho da và tóc bởi trong thành phần của aspirin chứa axit salicylic – hoạt chất có khả năng loại bỏ tế bào chết, giúp kiểm soát dầu thừa và bã nhờn.
Nguyên liệu |
Cách làm |
|
|
Aspirin có dạng viên nén tròn nhỏ, màu trắng
5.4. Tẩy tế bào chết da đầu bằng chanh tươi
Do chứa hàm lượng axit citric cao nên chanh cũng là nguyên liệu tẩy tế bào chết cho da đầu, giúp hạn chế tiết dầu nhờn và gàu trên da đầu.
Nguyên liệu |
Cách làm |
|
|

Không nên dùng nước chanh để qua đêm vì chanh để lâu dễ bị oxy hóa và nhiễm khuẩn, có thể khiến da đầu kích ứng.
5.5. Sử dụng bã cà phê
Bã cà phê là nguyên liệu quen thuộc, lành tính, thường được ứng dụng trong các sản phẩm tẩy tế bào chết. Các hạt bã cà phê chà trên da giúp lấy sạch bã nhờn và bụi bẩn, đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu dưới da đầu.
Nguyên liệu |
Cách làm |
|
|
Có thể áp dụng cách tẩy tế bào chết cho da đầu bằng bã cà phê 1 – 2 lần/tuần.
5.6. Dùng giấm táo tẩy tế bào chết
Trong giấm táo có chứa các axit axetic, bioflavonoid và hợp chất ngăn ngừa oxy hóa. Vì vậy, giấm táo không chỉ có tác dụng làm sạch tế bào chết, mà còn giúp ngừa gàu xuất hiện.
Nguyên liệu |
Cách làm |
|
|

Lạm dụng tẩy tế bào chết bằng giấm táo quá nhiều khiến da đầu bị khô và tiết ra nhiều dầu hơn
5.7. Kết hợp dầu dừa và mật ong
Mật ong và dầu dừa có tính kháng viêm, kiềm dầu và dưỡng ẩm. Kết hợp 2 nguyên liệu này để tẩy da chết hiệu quả, nhưng vẫn giữ da đầu đủ ẩm và mái tóc mềm mượt.
Nguyên liệu |
Cách làm |
|
|

Bạn nên tìm mua nguyên liệu dầu dừa và mật ong nguyên chất
6. Những cách chăm sóc tóc sau khi tẩy tế bào chết
Sau khi hoàn thành quá trình tẩy tế bào chết, để chăm sóc da dầu một cách tốt nhất, bạn nên:
-
Giữ cho vùng da tẩy tế bào chết luôn sạch sẽ: Sau tẩy tế bào chết, các tế bào mới có sức đề kháng kém nên khi tiếp xúc với vi khuẩn gây sưng viêm. Vì thế, bạn cần giữ cho vùng da này luôn sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập và gây hại.
-
Dùng kem dưỡng tóc: Mất cân bằng độ ẩm khiến tóc trở nên khô cứng, dễ gãy rụng. Bôi kem dưỡng tóc sẽ giúp tóc bồng bềnh, mềm mượt hơn.
-
Để tóc khô tự nhiên: Sau khi gội đầu, bạn nên dùng khăn mềm lau khô tóc cho thấm bớt nước, sau đó bôi kem dưỡng ẩm và để tóc khô tự nhiên. Hạn chế sử máy sấy vì nhiệt độ cao phát ra từ máy sấy có thể làm tóc khô xơ và dễ gãy rụng.
-
Chống nắng cho tóc: Ánh náng mặt trời được xem là “kẻ thù” của mọi làn da, không ngoại trừ da đầu. Đặc biệt sau khi thực hiện quá tình tẩy tế bào chết, da đầu càng trở nên mong manh, nhạy cảm hơn. Do đó, khi ra ngoài bạn nên có biện pháp che chắn, bảo vệ vùng da đầu như đội mũ, trùm khăn hoặc xịt kem chống nắng để hạn chế tia UV chiếu trực tiếp lên mái tóc.
► Hãy chăm sóc mái tóc của mình chu đáo hơn với các mẹo chăm sóc tóc tại nhà < xem ngay tại đây.
Bạn nên lựa chọn các loại khăn bông mềm, lau nhẹ nhàng lên tóc
7. Những lưu ý khi tẩy tế bào chết cho da đầu
Ngoài việc áp dụng các công thức tẩy tế bào chết cho da đầu đúng cách. Khi thực hiện phương pháp tẩy tế bào chết da đầu từ các nguyên liệu thiên nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
7.1. Không nên quá lạm dụng
Lạm dụng tẩy tế bào chết cho da đầu sẽ khiến nền da đầu bị tổn thương, da đầu mỏng hơn, kích thích các tuyến dầu hoạt động mạnh hơn và mất độ cân bằng pH trên da đầu. Vì vậy, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết da đầu 1 – 2/lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày và thời gian lưu tối ưu trên da đầu là 3 – 5 phút.
7.2. Không nên dùng hạt tẩy có kích thước thô, lớn
Các hạt tẩy có kích thước lớn có thể gây ra cảm giác đau nhức, khiến da đầu bị tổn thương (trầy xước, chảy máu) khi chà xát trực tiếp trên da đầu. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các hạt có kích thước vừa và nhỏ hoặc nghiền nhỏ những hạt có kích thước lớn trước khi sử dụng.
7.3. Nên hiểu rõ về tóc của mình để có công thức tẩy tế bào chết phù hợp
Bạn nên hiểu rõ mái tóc và tình trạng da đầu của mình để lựa chọn công thức tẩy tế bào chết cho phù hợp. Ví dụ nếu bạn có mái tóc khô xơ thì nên ưu tiên sử dụng các công thức có nguyên liệu có đặc tính cấp ẩm như: dầu dừa, dầu oliu,… Ngược lại, da đầu dầu thì nên tránh các công thức chứa dầu, nên ưu tiên công thức có chứa gốc acid nhẹ như chanh, giấm táo…
► Để nắm rõ hơn về mái tóc của mình, hãy xem bài viết: Các loại tóc thường gặp và cách chăm sóc chi tiết.
Nuôi dưỡng nền da đầu khỏe mạnh, nhân đôi tác dụng mọc tóc với Qik Hair
Có thể thấy, tẩy tế bào chết là phương pháp tác động bên ngoài, nếu sử dụng thường xuyên có thể khiến tóc trở nên khô cứng, nhờn rít, dễ gãy rụng hơn. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, để sở hữu mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt, chỉ tác động bên ngoài là chưa đủ,cần phải kết hợp với các biện pháp tác động từ sâu bên trong.
Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất Cynatine® có tác dụng đặc biệt với mái tóc. Cynatine® là một dạng Keratin thủy phân dễ hấp thu, giúp củng cố thành phần chính cho tóc (70% tóc là keratin), từ đó thúc đẩy tế bào mầm tóc tăng trưởng giúp tóc mọc nhanh, chắc khỏe, bóng mượt hơn.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, Qik Hair là sản phẩm duy nhất chứa Cynatine® kết hợp với nhiều dưỡng chất quý từ thiên nhiên khác như: Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia, Black Cohosh, Horsetail… tạo ra bộ đôi công thức chuyên biệt cho nam và nữ, giúp bạn nuôi dưỡng tóc an toàn, hiệu quả:
- Qik Hair for Men (dành cho nam) với công thức CLI-α (kết hợp giữa Cynatine® và Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia…) giúp điều hòa thần kinh nội tiết nam, bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, phòng ngừa các tác nhân có hại gây rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh chắc khỏe, bóng mượt và duy trì ổn định độ ẩm da đầu.
- Qik Hair For Women (dành cho nữ) với công thức CLI-β (kết hợp giữa Cynatine® và Black Cohosh, Horsetail…) giúp cân bằng thần kinh nội tiết nữ, thúc đẩy tế bào mầm tóc, đồng thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tế bào mầm tóc phát triển từ đó giảm tóc rụng, đẩy nhanh quá trình mọc tóc, mang lại cho chị em mái tóc chắc khỏe, mượt mà, óng ả.
Qik Hair chứa Cynatine® và nhiều dưỡng chất quý mang đến hiệu chăm sóc tóc chỉ sau 1 – 3 tháng sử dụng.
Trên đây là bài chia sẻ về 7 cách tẩy tế bào chết da đầu mà bạn có thể tham khảo, lựa chọn thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó, bạn đừng quên bổ sung 2 viên uống Qik Hair mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho mái tóc từ bên trong nhé!