icon_order_left_03

Bệnh vảy nến da đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và có lây không?

Bệnh vảy nến da đầu là bệnh ngoài da, thường không tác động đến sức khỏe toàn thân, nhưng lại gây ra những khó chịu, bứt rứt, ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh. Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng là cách giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả.

benh vay nen da dau

Vảy nến da đầu là gì?

Vảy nến da đầu tiếng Anh là Scalp psoriasis, chỉ một tình trạng ngoài da phổ biến. Bệnh gây nên tình trạng các vùng da bị viêm, hình thành các mảng dày đỏ, có vảy màu đỏ, trắng gây tổn thương đầu. Những tổn thương này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, tuy nhiên bệnh vảy nến da đầu chiếm tỷ lệ 50%, sau đó, lan ra trước trán, chạy dọc sau tai và xuống gáy. Bệnh vảy nến được xem là một bệnh mãn tính, và là bệnh tự miễn. Muốn biết nhiều hơn thông tin về vảy nến da đầu hoặc những bệnh da đầu thường gặp thì bạn có thể tham khảo thêm nhé. (1)(2)

Nguyên nhân gây ra vảy nến da đầu

Mặc dù các triệu chứng của bệnh vảy nến được biểu hiện ngoài da, nhưng tình trạng này liên quan đến hệ thống miễn dịch, được gọi là bệnh tự miễn dịch. Bệnh xảy đến khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức hoặc phản ứng chống lại các cơ quan của cơ thể, ảnh hưởng đến cơ thể từ trong ra ngoài. Ở người bị mắc bệnh vảy nến, hệ thống miễn dịch của cơ thể làm tế bào da phát triển quá mức, chồng chất lên nhau tạo thành các vết dày và có vảy. (3)

Bệnh vảy nến có một số loại khác nhau, nhưng phổ biến là bệnh vảy nến thể mảng. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể: đầu gối, khuỷu tay, da đầu. Những mảng này làm sưng, ngứa, đau, thậm chí nứt da và chảy máu. Các loại khác có thể gây ra các nốt đỏ nhỏ, vết sưng đầy mủ hoặc các mảng vảy đỏ trên khắp người.

Ngoài yếu tố liên quan đến hệ miễn dịch, thì bệnh vảy nến da đầu cũng có thể xuất hiện bởi những yếu tố thuận lợi sau đây:

  • Yếu tố di truyền: Nếu sinh ra trong gia đình có người thân mắc bệnh vảy nến thì bạn có nguy cơ cao cũng mắc phải bệnh này. Chủ yếu là những người thân cận huyết (từ cha mẹ sang con cái).

  • Rối loạn chuyển hóa da: Trường hợp mức độ oxy hóa ở da tăng cao thì quá trình tổng hợp ADN sẽ được kích thích khiến tăng sinh tế bào sừng bất thường.

  • Do rối loạn chuyển hóa đạm: Một trong những nguyên nhân chính gây vảy nến da đầu chính là do rối loạn chuyển hóa đạm. Đây cũng là lý do khiến các triệu chứng viêm nhiễm tiến triển nhanh chóng hơn.

  • Do nhiễm trùng: Những người bị nhiễm trùng hoặc mắc chứng suy giảm hệ miễn dịch như bị nhiễm HIV sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến da đầu.

  • Do tác động ngoài da: Những tác động ngoài da như thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm khí cũng là yếu tố giúp bệnh vảy nến phát triển.

  • Stress kéo dài: Thần kinh căng thẳng thường xuyên và kéo dài cũng là một trong số những lý do dẫn tới rối loạn hệ miễn dịch, tăng nguy cơ gây bệnh.

Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố, dị ứng hoặc kích ứng da do tiếp xúc với thuốc, ánh sáng cùng là những yếu tố gây ra bệnh vảy nến ở đầu.

 

vay nen da dau

Bệnh vảy nến thường ảnh hưởng bởi yếu tố gen di truyền

Dấu hiệu bị vảy nến da đầu

Để nhận biết sớm bệnh vảy nến da đầu, bạn không nên bỏ qua những triệu chứng sau đây:

  • Da đầu xuất hiện các mảng da đỏ và trắng: Triệu chứng vảy nến da đầu phổ biến nhất là các mảng bám dày, sưng đỏ và có ranh giới được xác định rõ. Trên bề mặt của các mảng này là nhiều vảy màu trắng bạc. Chúng rất dễ bị bong tróc và gây chảy máu. Vì vậy, người bị vảy nến ở đầu cần nhẹ nhàng khi chải tóc, gội đầu, cả khi đội và cởi mũ.
  • Da đầu khô và bong tróc: Khi bị bệnh vảy nến, các tế bào da có xu hướng phát triển nhanh và chồng lên nhau, sau đó có hiện tượng bong tróc. Nhìn qua, chúng khá giống với gàu, tuy nhiên, nếu quan sát kỹ sẽ thấy chúng có màu bạc sáng và khô, còn gàu thường nhờn và sáp hơn.
  • Ngứa ngáy: Ngứa ngáy ở mức dữ dội và không ngừng là triệu chứng “điển hình” của bệnh vảy nến. Thậm chí, một số người còn có triệu chứng bỏng rát. Tuy nhiên, người bệnh phải kiềm chế không được gãi, vì gãi nhiều dễ gây nhiễm trùng và rụng tóc.
  • Đau rát: Hiện tượng đau xuất hiện khi các mảng da đầu bị khô nứt nẻ, chảy máu do gãi quá nhiều hoặc khi cố tình loại bỏ các mảng bám, những cơn đau dữ dội có thể bùng phát.
  • Rụng tóc: Đây là một hệ quả thường thấy khi bị bệnh vảy nến da đầu. Vảy nến dày lên cùng với việc gãi làm trầy xước quá mức sẽ ảnh hưởng đến chân tóc, gây rụng tóc. Những mảng tóc có thể mất hẳn ở những chỗ da đầu bị tổn thương, tuy nhiên tóc sẽ mọc trở lại nếu bệnh được kiểm soát và da đầu lành lặn trở lại.

Bệnh vảy nến da đầu có lây không?

Đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, liệu bệnh vảy nến da đầu có lây không? Câu trả lời là không. Không giống như một số tình trạng da khác như ghẻ, chốc lở, thì bệnh vảy nến không do vi khuẩn truyền nhiễm hoặc một loại nhiễm trùng khác gây ra, mà các chuyên gia cho rằng bệnh vảy nến da đầu là do sự bất thường trong hoạt động của hệ miễn dịch khiến các tế bào da phát triển quá nhanh và tích tụ thành các mảng bám. Bệnh có thể mắc phải do yếu tố di truyền trong gia đình. (4)

benh vay nen da dau co lay khong dau hieu nhan biet

Bệnh vảy nến không có khả năng lây lan từ người này sang người khác 

Vảy nến da đầu có nguy hiểm không? 

Trường hợp bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ thì hầu như không có biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên khi bệnh phát triển ở mức độ nặng, thì bệnh có các triệu chứng rõ ràng hơn như: các mảng bám dày lên hoặc bị vỡ ra, hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, đau rát có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và có thể dẫn đến nhiễm trùng da và rụng tóc nếu gãi nhiều. Nếu bệnh không có biện pháp kiểm soát và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe toàn thân.

Các biến chứng của bệnh vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu được xem là bệnh lành tính, tuy nhiên bệnh kéo dài và không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng khôn lường sau đây:

  • Biến chứng lên thận: Bệnh vảy nến có ảnh hưởng lên thận, gây ra tình trạng suy thận nếu không được điều trị. Việc tự ý sử dụng thuốc điều trị không tuân theo chỉ định của bác sĩ cũng là yếu tố làm tổn thương thận rất lớn. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng tổn thương kéo dài sẽ làm những tổn thương lên thận nặng nề và khó phục hồi.
  • Biến chứng lên hệ tim mạch và huyết áp: Bệnh vảy nến có nguy cơ ảnh hưởng lên hệ thống tim mạch và huyết áp của người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, đối tượng bị vảy nến có số lần đau tim cao gấp 3 so với người bình thường. Ngoài ra, việc dùng điều trị vảy nến thường có tác dụng phụ là làm tăng cholesterol máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ…
  • Biến chứng rối loạn chuyển hoá: Khi bệnh vảy nến trở thành mãn tính thì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với các hội chứng chuyển hoá bao gồm: béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường type 2, gan nhiễm mỡ không do rượu bia. Một nghiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh vẩy nến thông thường có lượng hormone leptin cao hơn. Mức độ hormone leptin tăng cao có thể khiến họ dễ bị béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim khác.
  • Biến chứng lên xương khớp: Viêm khớp là một biến chứng thường gặp của bệnh vảy nến (chiếm 10-30% bệnh nhân mắc bệnh vảy nến). Khi bệnh vảy nến phát triển nặng có thể dẫn đến viêm, đau cột sống, xương chậu, viêm cột sống dính khớp làm ảnh hưởng đến dây chằng, khớp và gân của cột sống. Các biến chứng của viêm khớp do vảy nến là các khớp bị đau và cứng, sưng đỏ, giảm khả năng vận động, cơ thể trở nên mệt mỏi.
  • Biến chứng tâm lý: Những người bị bệnh vảy nến lâu ngày không chỉ gây ra những bứt rứt khó chịu, đau đớn về mặt thể xác mà còn ảnh hưởng đến tâm lý vì những tổn thương mà mình phải đối mặt hàng ngày. Tâm lý lo lắng, mặc cảm về bản thân, mất tự tin khi giao tiếp có thể dẫn đến tâm lý tiêu cực và dễ rơi vào trầm cảm.
  • Vảy nến và rụng tóc: Khi các sang thương trên da của vảy nến xuất hiện ở da dầu thì tình trạng viêm da và gãi mạnh do ngứa có thể làm rụng tóc.

Cách trị vảy nến da đầu tại nhà

Trong trường hợp bệnh nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. (5) Tuy nhiên, nếu điều trị tại nhà một thời gian ngắn vài tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được tư vấn điều trị tích cực và hiệu quả hơn. Sau đây là một số cách điều trị vảy nến tại nhà:

Sử dụng nha đam

Nha đam hay còn gọi lô hội được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe, sắc đẹp. Nha đam được sử dụng để chữa bệnh vảy nến nhờ những công dụng như: có khả năng kháng viêm, kháng nấm, kháng khuẩn rất tốt, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể; Giúp chữa lành vết thương; Cung cấp độ ẩm cho da, vì thế giúp làm mềm da, cải thiện tình trạng ngứa rát, khô nứt trên da. Có thể dùng nha đam tươi thoa trực tiếp lên da đầu hoặc dùng nước nha đam để uống.

cach tri vay nen da dau

Nha đam giúp chữa lành vết thương, ung cấp độ ẩm cho da đầu

Cách làm: 

  • Dùng bẹ nha đam rửa sạch, gọt vỏ xanh, lấy phần lõi trắng
  • Xay nhuyễn lõi nha đam, lấy nước
  • Dùng bông gòn thấm nước nha đam rồi thoa lên chỗ da bị vảy nến
  • Massage nhẹ nhàng da đầu 2-3 phút cho nha đam thấm vào da
  • Đợi gel da đầu khô thì rửa lại bằng nước ấm, rồi lau khô và thoa kem dưỡng ẩm
  • Mỗi tuần thực hiện 2-3 lần để đạt hiệu quả.

Ngoài ra, có thể dùng nha đam để chế biến thành nước uống giúp dưỡng ẩm cho da và đào thải độc tố trong cơ thể cũng rất tốt.

Sử dụng giấm táo

Giấm táo có tính acid nhẹ, làm sạch da, giúp tiêu diệt nấm và vi khuẩn trên da đầu, cải thiện hiệu quả tình trạng ngứa ngáy.

Cách làm:

  • Pha giấm táo và nước theo tỷ lệ 1:1.
  • Lấy khăn hoặc bông gòn thấm nước thoa lên những vùng da bị vảy nến
  • Để vài phút và sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm để tránh kích ứng.
  • Lưu ý, không áp dụng cách này nếu da bị nứt, chảy máu.
  • Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần.

Sử dụng baking soda

Baking soda có tác dụng làm sạch da đầu, loại bỏ bã nhờn dư thừa trên da đầu. Đồng thời, chúng còn được xem là chất khử trùng tự nhiên, xử lý vi trùng, nấm cho da đầu, làm dịu da đầu. Vì vậy, sử dụng baking soda giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên da đầu do vảy nến là cách làm hữu hiệu.

Cách làm:

  • Lấy 2 muỗng baking soda pha với nước ấm
  • Dùng bông gòn thấm nước trên và thoa lên da đầu bị vảy nến, để khoảng 15 phút thì gội đầu lại sạch.
  • Thực hiện 3 lần/tuần.

Sử dụng dầu dừa

Dầu dứa có khả năng giữ ẩm, kháng khuẩn và tăng cường cho sức khoẻ cho da đầu. Các acid béo trong dầu dừa giúp bảo vệ và tái tạo các mô da bị tổn thương. Ngoài ra, hàm lượng acid lauric có mặt dồi dào trong dầu dừa còn giúp kháng khuẩn, tiêu diệt vi nấm và các loại virus gây nhiễm trùng da đầu. Vì vậy, sử dụng dầu dừa để điều trị bệnh vảy nến được nhiều người lựa chọn.

Cách làm:

  • Làm sạch da đầu và lau khô
  • Dầu dừa làm nóng hoặc lạnh để thoa lên da đầu
  • Massage nhẹ nhàng để dầu thẩm thấu vào da
  • Lấy mũ trùm đầu hoặc khăn quấn đầu để khoảng 10 phút thì gội đầu lại với nước ấm

Sử dụng muối biển

Muối biển chứa nhiều khoáng chất giúp kháng khuẩn, cải thiện sức khỏe của làn da. Dùng muối biển hoà tan với nước và dùng để ngâm vùng da đầu. Ngâm khoảng 15 phút trong bồn, sau đó lau khô và dùng kem dưỡng ẩm cho những vùng da bị tổn thương.

Cách làm:

  • Dùng 2-3 thìa muối biển khuấy đều vào 2 lít nước
  • Dùng nước muối để ngâm rửa vùng da đầu bị tổn thương
  • Gội sạch lại với nước lạnh để tránh nhờn rít

Sử dụng củ nghệ

Củ nghệ chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe như: vitamin C, E, K, natri, canxi, đồng sắt, magie, kẽm… Đặc biệt, nghệ có khả năng chống viêm và oxy hóa, giúp vết thương nhanh lành. Vì vậy, người bị bệnh vảy nến không nên bỏ qua loại củ quý giá này. Người bệnh có thể dùng củ nghệ tươi nấu nước uống, dùng bột nghệ phơi khô pha nước uống, hoặc có thể dùng củ nghệ để chế biến thức ăn cũng đều tốt.

tri vay nen da dau bang nghe tuoi

Củ nghệ có khả năng chống viêm và oxy hóa, giúp vết thương nhanh lành

Cách làm:

  • Dùng 2 thìa cà phê nghệ và 3 thìa mật ong
  • Trộn đều 2 nguyên liệu lại
  • Dùng hỗn hợp này thoa lên da đầu bị vảy nến đã được làm sạch
  • Để khoảng 15 phút rồi gội đầu lại với nước sạch
  • Thực hiện 2-3 lần/tuần.

Những cách nêu trên chỉ mang tính khám khảo, tùy vào tình trạng và mức độ mà bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cách nào bạn có thể dùng cũng như như những lưu ý về liều lượng, tần suất… Do đó, không nên tự ý áp dụng các cách trên khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Lưu ý khi chữa trị vảy nến da đầu tại nhà

Một số điều cần lưu ý khi chữa trị bệnh vảy nến tại nhà:

  • Tìm cách giảm ngứa cho da đầu: Bệnh vảy nến thường ngứa nên người bệnh hay gãi làm da đầu chảy máu, có thể gây nhiễm trùng và làm bệnh nặng thêm. Vì vậy, cần điều trị bệnh càng sớm để loại bỏ vảy nến thì tình trạng ngứa mới thuyên giảm. Nếu thấy ngứa nhiều thì cần đề cập tình trạng của mình với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách làm giảm cơn ngứa.
  • Loại bỏ vảy một cách cẩn thận: Khi loại bỏ vảy nến ra khỏi da đầu cần làm cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương da đầu và làm rụng tóc. Nên sử dụng kem làm mềm vảy, hoặc dầu dừa, một số chất có chứa acid salicylic giúp loại bỏ vảy dễ dàng mà không làm rụng tóc.
  • Gội đầu nhẹ nhàng: Khi gội đầu, cần massage da đầu nhẹ nhàng, không nên chà xát mạnh tay, vì sẽ làm bệnh nặng thêm.
  • Không nên quá căng thẳng: Trong thời gian điều trị tại nhà, người bệnh không nên căng thẳng và lo lắng. Tâm lý căng thẳng có thể làm bệnh nặng và rụng tóc nhiều hơn. Vì vậy, hãy giữ tâm lý thoải mái, hướng đến những điều tích cực để việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.

Chăm sóc và phòng ngừa vảy nến da đầu tái phát

Song song với việc điều trị thì việc chăm sóc, phòng ngừa là rất quan trọng. Người bệnh cần chú ý một số điều sau:

Nên dùng dầu gội đặc trị: Người bị vảy nến nên chọn dầu gội đầu đặc trị chứa các thành phần như: nhựa than, dầu dừa… giúp cung cấp độ ẩm, giảm ngứa cho da đầu. Cùng thành phần giúp làm mềm, chống viêm, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng vảy nến diễn biến nặng. Người bệnh cần tránh các dầu gội có thành phần như sunfat và vài loại thuốc (như thuốc lithium hoặc sốt rét) có thể gây kích ứng nếu bạn bị vảy nến ở đầu.

tri vay nen da dau tai nha

Khi gội đầu không nên chà xát hay gãi quá mạnh lên da đầu

Gội đầu nhẹ nhàng: Khi gội đầu nên dùng một lượng dầu gội đầu vừa phải, nhẹ nhàng thoa lên da đầu ướt, và sau đó để nó khoảng 10 phút thì gội sạch lại. Lưu ý không chà, gãi quá mạnh. Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về tần suất loại dầu gội đặc trị mà mình đang sử dụng.

Giữ vệ sinh sạch sẽ: Cần giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ giúp phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập tạo điều kiện cho bệnh vảy nến phát triển.

Cần ăn uống đủ chất: Cần chế độ dinh dưỡng đa dạng, với đầy đủ nhóm dưỡng chất thiết yếu, cần tăng cường rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất và giữ cho da có được độ ẩm cần thiết, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng. Hạn chế rượu bia và từ bỏ thuốc lá.

Cần nghỉ ngơi hợp lý: Nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học, hạn chế căng thẳng, thường xuyên vận động để tăng cường sự dẻo dai, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh những môi trường khô, độ ẩm thấp. Không nên lạm dụng máy sấy tóc, hạn chế sử dụng các hoá chất tác động lên tóc và da đầu. Tránh tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại. Nếu do đặc thù công việc thì cần phải mặc đầy đủ đồ bảo hộ, đeo găng tay nhằm tránh nhiễm độc sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Trên đây là những điều cần biết và cách chăm sóc và điều trị bệnh vảy nến da đầu tại nhà. Khi thấy việc điều trị không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần thăm khám để được điều trị theo phác đồ của bác sĩ. (6)

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Qik Hair với 2 công thức hoàn toàn mới, chuyên biệt, bao gồm: công thức CLI Beta (có trong Qik Hair cho nữ) và công thức CLI Alpha (có trong Qik Hair cho nam). Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với sự kết hợp với rất nhiều dưỡng chất quý giá giúp tác động sâu vào tế bào mầm tóc của mỗi giới. Nhờ đó giúp gia tăng dinh dưỡng, cân bằng độ ẩm cho da đầu, thúc đẩy biệt hóa tế bào mầm tóc, giúp ổn định thần kinh nội tiết, giúp tóc chống lại các yếu tố nguy hại từ bên trong lẫn bên ngoài, kích thích tóc mới mọc nhanh, chắc khỏe và dày mượt.

Bệnh vảy nến da đầu thường kéo theo rụng tóc và nếu điều trị tốt thì tóc sẽ mọc lại. Tuy nhiên, sau khi bị bệnh, tóc thường mọc lên chậm, sợi tóc yếu và dễ gãy rụng. Vì vậy, cần có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc khỏe mạnh thì mới mong tóc bồng bềnh, chắc khỏe, bóng mượt.

07:06 07/09/2023
Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết liên quan

Bỏ túi 17 cách trị vảy nến da đầu an toàn, dễ thực hiện tại nhà

Nếu bạn đang tìm cách trị vảy nến da đầu, cùng Qik “bỏ túi” ngay 17 phương pháp trị vảy nến da đầu tại nhà, giúp giảm ngứa, sạch thoáng da đầu ngay sau đây nhé!
Chi tiết

Cách trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không tại nhà

Trị vảy nến da đầu bằng lá trầu không là một trong những “mẹo” dân gian cho đến ngày nay vẫn còn được khá nhiều người tìm hiểu và áp dụng. Nhưng thực tế, phương pháp dân gian này có thực sự tốt và trị vảy nến bằng lá trầu không như thế nào hiệu quả? Những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Chi tiết

10 Cách trị gàu bằng giấm táo hiệu quả đơn giản tại nhà

Cách trị gàu bằng giấm táo là một trong những mẹo chăm sóc tóc được nhiều người quan tâm, chia sẻ trong thời gian gần đây. Nhưng tại sao giấm táo lại có thể trị gàu, cách dùng giấm táo trị gàu như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Tất cả sẽ được chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây!
Chi tiết

Top 13 cách trị gàu bằng dầu oliu hiệu quả đơn giản tại nhà

Nhiều người rỉ tai cách trị gàu bằng dầu oliu có thể giúp thoát khỏi sự “đeo bám” của những mảng gàu ngứa ngáy, mất thẩm mỹ. Bạn cũng muốn thử áp dụng nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu, hãy cùng Qik tìm hiểu những chia sẻ về cách sử dụng dầu oliu trị gàu hiệu quả qua bài viết dưới đây để rõ hơn nhé!
Chi tiết

8 cách trị gàu cho nam giới hiệu quả tại nhà và nguyên nhân ở đâu?

Làm thế nào trị gàu hiệu quả cho nam ? Các anh có thể tham khảo cách trị gàu cho nam dưới đây, loại bỏ gàu khỏi da đầu, giúp tóc sạch mượt trở lại. Một mái tóc gàu bết, các vảy gàu rơi rụng lả tả có thể trở thành “rào cản” khiến phái mạnh thiếu tự tin, ngại ngùng khi giao tiếp. Bài viết này, Qik xin chia sẻ bí quyết giúp giảm gàu dành cho phái mạnh...
Chi tiết