Nhuộm tóc có hại không? Thuốc nhuộm có hại tóc, sức khỏe không?

(22/11/2022)

Nhuộm tóc có hại không? Không thể phủ nhận rằng, nhuộm tóc giúp cải thiện vẻ bề ngoài rất nhiều nếu bạn chọn đúng được màu nhuộm phù hợp, thế nhưng tác hại của việc “ép” tóc đổi màu đối với sức khỏe là vô cùng lớn nhưng không phải ai cũng nắm rõ. Vậy tác hại của nhuộm tóc cụ thể như thế nào? Có nên nhuộm tóc không? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.



thuoc nhuom toc co hai khong

Nhuộm tóc là gì?

Nhuộm tóc là thay đổi màu tóc vốn có sang các màu sắc khác bằng hóa chất tạo màu, được thực hiện bởi thợ làm tóc hoặc cũng có thể tự nhuộm tại nhà. Hai nhóm chất nhuộm tóc được phân loại theo cơ chế tạo màu sắc cho tóc là không oxy hóa và oxy hóa. Và tùy thuộc vào thời gian tồn tại, chất nhuộm tóc được phân thành 3 nhóm:

  • Tạm thời: Tạo sự thay đổi màu sắc nhanh, đơn giản và tạm thời do màu sắc có thể loại bỏ dễ dàng sau khi gội đầu. (1)
  • Bán vĩnh viễn: Màu tóc sau khi nhuộm sẽ giữ được lâu hơn nhờ các chất hóa học tạo màu có thể thấm đến vỏ sợi tóc, nhưng chúng sẽ lan dần ra bề mặt sợi tóc và biến mất sau vài lần gội (thường sau 6 - 10 lần).
  • Vĩnh viễn: Đây là những loại thuốc nhuộm tóc phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, bởi vì sự thay đổi màu sắc kéo dài cho đến khi tóc được thay thế bằng đoạn tóc mọc mới.

► Xem thêm: 10 kiểu tóc nữ đẹp 2022

nhuom toc co hai khong

Thuốc nhuộm tóc có tác dụng càng lâu càng hại sức khỏe

Nhuộm tóc có hại không và hại như thế nào?

Nếu bạn thắc mắc nhuộm tóc liên tục có ảnh hưởng gì không? Và lưỡng lự không biết có nên nhuộm tóc hay không? Câu trả lời dành cho bạn là: Nếu bạn yêu sức khỏe của mình thì không nên nhuộm tóc vì cái giá phải trả cho việc nhuộm tóc khá “đắt”. Cụ thể:

1. Nhuộm tóc có thể gây ung thư

Có thể bạn sẽ không tin nhưng Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), một phần của Viện Y tế Quốc gia (NIH) cho biết thuốc nhuộm tóc là một yếu tố nguy cơ chính đối với một số loại ung thư.

Theo một số nghiên cứu, người nhuộm tóc nhiều có thể có nguy cơ mắc ung thư hạch. Đây là một dạng ung thư tập trung tấn công vào hệ bạch huyết, một phần của hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể. Ngoài ra, chất hóa học para - phenylenediamine (PPD) có trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú và ung thư bàng quang.

2. Tổn hại hệ thống miễn dịch, gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp

Chất hóa học PPD có trong thuốc nhuộm tóc ngoài nguy cơ gây ung thư, còn có thể tổn hại hệ thống miễn dịch, hệ quả gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp. Theo nghiên cứu thống kê vào năm 2001 của Đại học Linköping, Thụy Điển, những phụ nữ nhuộm tóc từ 20 năm trở lên hoàn toàn có nguy cơ cao gấp đôi những phụ nữ không nhuộm. (2)

3. Ảnh hưởng mắt và da đầu

Mùi thuốc nhuộm tóc có hại không? Thuốc nhuộm có thể chứa thành phần gây kích ứng da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt , đối với những ai có da đầu yếu, da đầu nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét, phồng rộp da đầu như bị kiến đốt khi dùng thuốc nhuộm liên tục nhiều lần. 

Số lượng bệnh nhân dị ứng thuốc nhuộm tóc cao gấp nhiều lần so với các loại hóa mỹ phẩm khác. Bằng chứng là bệnh viện Da liễu thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị viêm da tiếp xúc do dị ứng với thuốc nhuộm tóc. Những lần đầu nhuộm tóc, dị ứng có thể sẽ xảy ra sau 1-2 ngày, và thường đến nhanh hơn ở những lần sau, chỉ sau vài giờ nhuộm.

Ban đầu, người nhuộm tóc sẽ thấy xuất hiện cảm giác nổi mụn nước, chảy nước, ngứa dữ dội, đóng vảy, thậm chí có thể rụng tóc ở da đầu. Nhiều người còn bị lan ra cả vùng mặt, để lại sẹo thâm đen. Một số ít bị biến chứng nhiễm trùng da. Những trường hợp này nên từ bỏ hẳn những lăn tăn liên quan đến việc có nên nhuộm tóc hay không vì dị ứng rất dễ tái lại.

tac hai cua thuoc nhuom toc

Thuốc nhuộm tóc không chỉ hại tóc mà còn có thể gây dị ứng da đầu 

4. Ảnh hưởng đến nội tiết

Một số thuốc nhuộm tóc có chứa Alkylphenol ethoxylate (APE). Chất này có trong thuốc trừ sâu, khi nhuộm tóc, có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra, chất isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu. (3)

5. Ảnh hưởng tới thai nhi

Phụ nữ nhuộm tóc khi đang trong thời kỳ mang thai hoặc chuẩn bị có thai, thì thai nhi rất dễ mắc bệnh ung thư lớn hơn 10 lần so với người không nhuộm tóc. Đây là câu trả lời khá rõ ràng cho câu hỏi "nhuộm tóc có độc hại cho sức khỏe không".

6. Làm tóc xơ rối và dễ gãy

Thuốc nhuộm tóc vĩnh viễn thường chứa amoniac (hoặc các hóa chất tương tự) và peroxide. Amoniac có thể phá vỡ sợi tóc, trong khi đó peroxide có thể vô hiệu hóa (hoặc tẩy trắng) sắc tố tự nhiên trong tóc, loại bỏ màu sắc của tóc. Do đó, khi chúng ta nhuộm tóc quá nhiều với những hóa chất này sẽ khiến tóc hư tổn, mất đi độ bóng mượt, dễ gãy rụng.

Cách hạn chế tác hại của thuốc nhuộm tóc đối với da đầu và sức khỏe

Mặc dù biết hóa chất có trong thuốc nhuộm tóc không tốt cho mái tóc, da đầu và có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết, dị ứng, thậm chí ung thư thế nhưng sức hút của 1 mái tóc nhuộm màu thời trang là rất khó chối từ, nhất là với những bạn trẻ vốn yêu thích và theo đuổi cái đẹp. Do đó, việc từ bỏ hoàn toàn đam mê nhuộm tóc là rất khó. Vậy phải làm thế nào để giảm tác hại của nhuộm tóc cho mái tóc?

Sau đây là một số lưu ý để giảm tác hại của nhuộm tóc:

  • Trước khi nhuộm tóc cần phải thử phản ứng của thuốc trên da, theo dõi 1-2 ngày, nếu thấy mẩn ngứa thì không nên dùng. Với những người có tiền sử dị ứng, tốt nhất là nên từ bỏ suy nghĩ có nên nhuộm tóc hay không? Vì câu trả lời sẽ luôn luôn là không nên.
  • Đọc kỹ các thành phần thuốc nhuộm, làm đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc nhuộm tóc.
  • Nên nhuộm phần tóc cách xa chân tóc ít nhất là 1cm để tránh việc thuốc nhuộm có thể ngấm vào da đầu và di chuyển tới mạch máu lưu thông trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Sau khi sử dụng thuốc nhuộm tóc khoảng 30 phút, bạn nên gội sạch da đầu bằng nước sạch và không nên sử dụng thêm bất kỳ loại hóa chất nào khác lên tóc của mình.

cach han che tac hai cua thuoc nhuom doi voi da dau

Đừng quên gội đầu bằng nước sạch sau khi nhuộm để giảm bớt tác hại của thuốc nhuộm với da đầu và sức khỏe

  • Nếu bạn nhuộm tóc thì nên để 2-3 ngày hãy uốn hoặc duỗi. Ngược lại, nếu bạn duỗi hay uốn trước, thì nên đợi 15 ngày rồi mới nhuộm màu để lên màu nhuộm. Tuy nhiên, bạn nên tăng cường dưỡng tóc trước và sau khi sử dụng hóa chất bởi bạn làm hai dịch vụ gần nhau.
  • Không được nhuộm tóc khi vùng da ở đầu, mặt, cổ đang bị tổn thương hay sưng đau.
  • Phụ nữ trong thời gian hành kinh hay trong thai kỳ không nên dùng thuốc nhuộm tóc.
  • Khi thuốc nhuộm tóc dây vào mắt, cần đến bác sĩ nhãn khoa.
  • Khi pha thuốc, cần sử dụng bộ dụng cụ riêng bằng nhựa chuyên dụng, không được dùng các dụng cụ làm bằng kim loại.
  • Thuốc nhuộm tóc từ thảo dược là thường nhanh bị phai màu sớm hơn so với thuốc nhuộm chứa hóa chất tổng hợp nhưng đổi lại an toàn hơn với cả da đầu và sức khỏe bạn.
  • Khoảng thời gian thích hợp cho mỗi lần sử dụng thuốc nhuộm tóc là trên 6 tháng/lần.

CHÚ Ý!!! Các chuyên gia Qik đã chuẩn bị chuyên mục về tóc đẹp cho quý bạn đọc dễ theo dõi nhé - https://qik.com.vn/toc-dep-c20.html.

Cách phục hồi và kích thích mọc tóc sau nhuộm

Theo các chuyên gia, sau quá trình nhuộm, uốn, duỗi… mái tóc thường có xu hướng yếu đi, khô xơ, chẻ ngọn, gãy rụng nhiều hơn. Vì tóc đã bị sừng hóa (tức đã chết) nên dù có chăm sóc tóc nhuộm bên ngoài bằng cách hấp dầu, ủ tóc… không còn hiệu quả.

Tên Tiến sĩ Lê Thúy Tươi cũng cho biết thêm, các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, dopamine đều được tạo thành từ protein. Thiếu serotonin sẽ gây tình trạng căng thẳng, mất ngủ. Dopamin liên quan đến sự thú vị và khuyến khích các cá nhân tìm nguồn để duy trì niềm vui. Vì thế, thiếu hụt protein gây nên tình trạng căng thẳng thần kinh, khí sắc ủ rũ – một trong những yếu tố gây co nhỏ tế bào mầm tóc dẫn đến tóc rụng nhanh, mọc yếu hoặc không thể mọc.

 

Lúc này, để phục hồi mái tóc hư tổn do hóa chất, giúp tóc khỏe mạnh, bóng mượt từ gốc, cần có giải pháp chăm sóc tóc từ bên trong như bổ sung những tinh chất quý và phức hợp các axit amin chuyên biệt cho tóc, có hàm lượng và tỷ lệ tương đương thành phần của tóc mới mong hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cần phải biết, các yếu tố tác động lên tế bào mầm tóc – “hạt giống” quyết định quá trình rụng mọc tóc giữa nam và nữ có sự khác biệt. Do đó, trong bất cứ giải pháp nào dành cho tóc cần phải đảm bảo tính chuyên biệt riêng cho phái mạnh và riêng cho phái yếu.

qik hair moc toc chac khoe

Mới đây, nhờ ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và tìm ra 2 công thức chuyên biệt riêng cho nam và nữ, giúp bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, từ đó giúp phục hồi tóc hư tổn, giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc nhanh, chắc khỏe ngay từ bên trong:

  • Công thức CLI-α (có trong Qik Hair cho nam) kết hợp giữa Cynatine® và Eurycoma Longifolia, American Ginseng, Saw Palmetto,… giúp cân bằng thần kinh nội tiết nam, giảm các tác động gây hại cho tế bào mầm tóc từ stress, thuốc lá, rượu bia…, phục hồi tóc hư yếu, phòng ngừa hói đầu, tăng mọc tóc.
  • Công thức CLI-β (có trong Qik Hair dành cho nữ) kết hợp giữa Cynatine® và Horsetail, Pumpkin Seed, Black Cohosh,… giúp cân bằng thần kinh nội tiết nữ, thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho quá trình mọc tóc, từ đó phục hồi tóc hư tổn, giảm tóc rụng, giúp tóc mới mọc lên nhanh chóng, chắc khỏe, dày mượt.

Hy vọng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nhuộm tóc có hại không, đồng thời biết cách hạn chế tác hại của thuốc nhuộm đối với sức khỏe và phục hồi mái tóc sau nhuộm hiệu quả.


THÔNG TIN LIÊN QUAN

30+ kiểu tóc nữ đẹp 2023: Bắt gọn trend cho mọi tình huống
Mỗi kiểu tóc sẽ tạo cho mỗi cá nhân một phong cách, cá tính riêng biệt, song không phải ai cũng dễ dàng tìm cho mình một kiểu tóc phù hợp, không lỗi thời. Để biết mốt tóc nào đang hợp trend, các chị em có thể tham khảo 30+ kiểu tóc nữ đẹp 2023 ở bài viết dưới đây...
Chi tiết
Top 10 kiểu tóc nữ 2022 đẹp không thể bỏ lỡ
Dù bạn yêu thích trang điểm hay làm móng theo trào lưu, nhưng những thay đổi này chưa đủ để làm mới vẻ ngoài. Để bắt đầu một năm mới mẻ hơn, bạn có thể tham khảo top những kiểu tóc nữ đẹp 2022 cho một năm Nhâm Dần “hết lận đận” nhé.  Bài viết này còn...
Chi tiết

CÁC NHÃN HÀNG ECOGREEN

Cùng được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty Cổ Phần Dược phẩm Eco với các sản phẩm uy tín trên thị trường

Tên