icon_order_left_03

Hói đầu khi còn trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hói đầu không chỉ xảy ra ở những người trung niên, lớn tuổi mà tình trạng này đang có xu hướng “tấn công” người trẻ tuổi. Nguyên nhân nào đã khiến tình trạng hói đầu khi còn trẻ? Dấu hiệu, phương pháp điều trị ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc về hói tóc ở người trẻ tuổi cho bạn.

hoi toc khi con tre

Bệnh hói đầu là hiện tượng tóc rụng nhiều hơn mức bình thường, làm lộ rõ vùng da đầu khiến “chủ nhân” tự ti và mặc cảm về diện mạo của bản thân. Trước đây, hiện tượng hói đầu thường xuất hiện ở đàn ông lứa tuổi trung niên, người lớn tuổi, nhưng hiện nay tình trạng hói đầu còn xảy ra ở người trẻ khiến nhiều người không khỏi lo lắng.

Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy, có đến 70% đàn ông bắt đầu rụng tóc vào một thời điểm nào đó trong đời. Hói đầu ở tuổi 20 có thể dần xuất hiện và thường bắt đầu với mái tóc mỏng dần hoặc có vấn đề về chân tóc.

Một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị hói đầu ở độ tuổi 20 được cho là có liên quan đến yếu tố di truyền. Tình trạng di truyền này còn được gọi là Androgen, ảnh hưởng đến cả nam và nữ ở các độ tuổi khác nhau. Đây là một tình trạng phổ biến và khá bình thường.

hoi dau khi con tre

Ngày nay, tình trạng hói đầu ở người trẻ xảy ra khá phổ biến 

Rụng tóc, hói đầu ở người trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hói tóc ở tuổi 20. (1)

1. Do yếu tố di truyền

Những người sinh ra trong gia đình có người thân bị chứng rụng tóc, hói đầu thì bản thân họ có nguy cơ rụng tóc, hói đầu cao, nam giới ảnh hưởng đến 98,6% và nữ giới là 64,4%. Bạn có thể xem bài viết cách trị hói đầu do gen di truyền để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

2. Thường xuyên căng thẳng, stress

Đây là một nguyên nhân khá phổ biến gây ra chứng hói đầu ở tuổi 20. Cuộc sống hiện đại, giới trẻ phải chịu nhiều áp lực từ guồng quay học hành, sự cạnh tranh khốc liệt của công việc khiến họ phải không ngừng phấn đấu, thần kinh trở nên căng thẳng là điều dễ hiểu.

Thực tế cho thấy, rất nhiều nghiên cứu sinh bị hói đầu tạm thời trong quá trình học tập. Khi căng thẳng quá mức và kéo dài, cơ thể sẽ sinh ra chất P để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên chất này lại làm tổn thương đến tóc khiến tóc yếu ớt và dễ gãy rụng.

3. Chế độ dinh dưỡng thiếu dưỡng chất

Thói quen sử dụng thức ăn nhanh, thực hiện chế độ kiêng khem giảm cân nhanh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe toàn thân và mái tóc cũng cùng chung “số phận”. Đặc biệt, khi cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, B, sắt, kẽm, magie có thể dẫn đến rụng tóc và làm vòng đời của sợi tóc bị rút ngắn lại. Vì vậy, hãy đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng và nên bổ sung đủ vitamin để giúp tóc phát triển chắc khỏe, mượt mà.

hoi dau khi con tre do thieu chat dinh duong

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mái tóc

4. Rối loạn thần kinh nội tiết

Rối loạn thần kinh nội tiết ở nam và nữ là hoàn toàn khác nhau. Đối với nam giới, điều này thường ảnh hưởng do nồng độ nội tiết tố nam tăng hoặc giảm ở những người rối loạn sinh lý. Đối với nữ giới, rối loạn thần kinh nội tiết thường xảy ra khi đến giai đoạn sau sinh, cho con bú, thay đổi thuốc ngừa thai hoặc có thể bước qua giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh.

Thần kinh nội tiết lại chính là yếu tố quyết định sức khỏe của mái tóc. Một khi thần kinh nội tiết bị rối loạn sẽ làm suy yếu tế bào mầm tóc (tế bào tóc nằm sâu trong nang tóc là “hạt giống” hình thành nên sợi tóc) khiến tóc mảnh yếu và dễ rụng.

5. Mắc các bệnh lý và sử dụng phương pháp điều trị

Nếu cơ thể mắc các bệnh lý như viêm nhiễm da đầu, bệnh tuyến giáp, tim mạch, tiểu đường, buồng trứng đa nang, dùng thuốc điều trị bệnh, hóa trị hoặc xạ trị đều có thể khiến tế bào mầm tóc bị suy yếu, dễ gãy rụng và khó mọc. Đây cũng chính là nguyên nhân gây hói đầu ở tuổi 20.

6. Thói quen không lành mạnh

Thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc, bứt tóc, lạm dụng chất kích thích (như rượu bia, thuốc lá…) cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc.Theo khuyến cáo, mọi người không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày. 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330ml (5%); 1 cốc bia hơi 330ml; 1 ly rượu vang 100ml (13,5%); hoặc 1 chén  rượu mạnh 30ml (40%).

Bởi chất men từ bia rượu làm cơ thể giảm sự hấp thu kẽm, đồng hoặc protein nên gây thiếu chất và tổn thương tế bào mầm tóc, từ đó dẫn đến hiện tượng giòn tóc, dễ rụng. Nếu sử dụng loại thức uống này vượt quá mức cho phép, tóc của bạn sẽ có nguy cơ bị “giải tỏa” và hình thành “sân bay” sớm.

Bên cạnh rượu bia, hút thuốc lá (chủ động và bị động) cũng là yếu tố khiến tóc rơi rụng không ngơi. Bác sĩ Ralph Trueb và đồng nghiệp tại Đại học Zurich, Thụy Sĩ cho rằng: Chất nicotine có trong thuốc lá làm giảm lượng máu đến da đầu và làm tổn thương DNA  của sợi tóc.

Việc nam giới hút thuốc lá thường xuyên sẽ gây tổn thương nghiêm trọng tế bào mầm tóc, tăng nguy cơ hói đầu lên gấp 2 lần những người bình thường. Không chỉ gây hói đầu khi còn trẻ tuổi, khoa học còn chứng minh, những người hút thuốc lá còn làm tăng viêm và hình thành sẹo tại da đầu, khiến tóc không thể mọc lại được.

hoi dau khi con tre do thoi quen khong lanh manh

Chất men có từ bia rượu làm cơ thể giảm sự hấp thu kẽm, đồng hoặc protein nên gây thiếu chất và tổn thương tế bào mầm tóc

7. Sử dụng quá nhiều hóa chất lên da đầu

Đây được xem là yếu tố mang tính thời đại, khi xu hướng sử dụng hóa mỹ phẩm (dầu gội, dầu xả, keo xịt tóc…) ngày một nhiều, việc thay đổi kiểu tóc, màu tóc xoành xoạch là một trong những lý do khiến tóc yếu, rụng và khó mọc trở lại.

Sự tác động của hóa học và vật lý sẽ làm thay đổi cấu trúc của sợi tóc, khiến lớp biểu bì keratin bị tổn thương, tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người cần sử dụng sản phẩm chất lượng phù hợp và chỉ nên làm tóc 6 tháng/lần.

Ngoài ra, hói đầu ở người trẻ còn do mắc bệnh lupus ban đỏ, da đầu bị chàm, vảy nến gây nên hiện tượng rụng tóc từng mảng.

Rụng tóc là một quá trình liên tục và việc rụng từ 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày là điều hoàn toàn bình thường, đây được xem là rụng tóc sinh lý. Tuy nhiên, khi rụng tóc nhiều, có những dấu hiệu dưới đây thì bạn đang đứng trước nguy cơ hói đầu sớm:

  • Nhiều vùng tóc mỏng dần: Tình trạng rụng tóc thường lan tỏa dần dần, xuất hiện trên đỉnh đầu và xung quanh thái dương. Tuy nhiên, quá trình này xảy ra dần dần, do đó, trong trường hợp nhận thấy sớm, cân xác định nguyên nhân để có cách điều trị chứng rụng tóc hiệu quả.
  • Những đốm hói loang lổ: Dạng rụng tóc này thường chỉ ảnh hưởng đến da đầu. Bạn sẽ nhận thấy những vùng hói đột ngột ở những khu vực cụ thể như đỉnh đầu, nguyên nhân thường là do phản ứng tự miễn dịch.
  • Rụng tóc đột ngột: Xuất hiện tình trạng mỏng tóc tổng thể do rụng tóc nhanh chứ không xuất hiện các mảng hói.
  • Rụng tóc toàn thể: Một số phương pháp điều trị y tế, chẳng hạn như hóa trị liệu cho bệnh ung thư, có thể khiến bạn mất hoàn toàn tóc trên da đầu, nhưng đây là dạng rụng tóc tạm thời và tóc sẽ mọc trở lại sau một thời gian.

hoi dau o tuoi 20

Nếu thấy hiện tượng rụng tóc có những dấu hiệu bất thường thì cần thăm khám sớm

Theo thang điểm Hamilton – Norwood, thang đánh giá được các bác sĩ sử dụng để đo mức độ nghiêm trọng của chứng hói đầu, hói đầu kiểu nam có 7 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1. Trong giai đoạn đầu không có sự thay đổi đáng kể của tóc.
  • Giai đoạn 2. Nhận thấy lượng tóc bị mất đi ở xung quanh thái dương.
  • Giai đoạn 3. Một vết lõm sâu có thể nhìn thấy xung quanh thái dương, giống như hình chữ M, U hoặc V.
  • Giai đoạn 4: Rụng tóc nghiêm trọng xuất hiện trên đỉnh đầu.
  • Giai đoạn 5. Rụng tóc nhiều hơn ở giai đoạn trước ở hai bên thái dương, nhưng chúng vẫn được ngăn cách bởi một dải tóc.
  • Giai đoạn 6. Các dải tóc, nối các vùng hói, bắt đầu thu hẹp và tạo ra một đường chân tóc gọi là “móng ngựa”. Chỉ còn lại tóc rất mỏng trên đỉnh đầu.
  • Giai đoạn 7. Phần trên của đỉnh đầu bị hói hoàn toàn và chỉ nhận thấy một dải tóc nhỏ quanh bên đầu.

Hói đầu ở nam thường rụng từ 2 bên thái dương rồi đi tới đỉnh đầu, trán hình chữ U, M, mất đường tóc trán. Còn ở nữ giới thường rụng đều gây thưa tóc, ở đường ngôi (hình cây thông), rụng ở đỉnh đầu.

Để chẩn đoán bệnh đầu hói tóc ở người trẻ, việc thăm khám là rất cần thiết. Bên cạnh kiểm tra da đầu, khai thác bệnh sử thì bệnh nhân có thể được chỉ định kiểm tra, làm các xét nghiệm sau đây:

  • Thử nghiệm kéo tóc: Để xác định mức độ và tình trạng rụng tóc, bác sĩ sẽ dùng tay kéo 1 nắm tóc để xem mức độ rụng tóc.
  • Sinh thiết da đầu: Trong trường hợp nghi ngờ trong chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết da để kiểm tra phần da đầu có nhiễm khuẩn hay không, có thể phân biệt da đầu bị sẹo hoặc không bị sẹo. Các mẫu bệnh phẩm lấy từ vùng rìa da đầu bị rụng tóc.
  • Xét nghiệm máu: Nếu thấy nghi ngờ rụng tóc có liên quan đến hormone và bệnh lý nghiêm trọng về tuyến giáp, tiểu đường, đa nang buồng trứng… người bệnh sẽ được tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra nội tiết tố androgen, hormone tuyến giáp, sắt và một số chất khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc.

hoi dau khi con tre va cach chan doan tinh trang

Xét nghiệm máu để kiểm tra nội tiết tố androgen, hormone tuyến giáp, sắt và một số chất khác có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc

Tùy vào nguyên nhân gây ra rụng tóc mà có phương pháp điều trị hói đầu ở độ tuổi còn trẻ cho phù hợp. Bên cạnh điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống vận động thì điều trị hói đầu có thể sử dụng đến một số phương pháp sau:

1. Sử dụng thuốc

Thuốc 2,4-diamino-6-piperidinopyrimidine 3-oxide 5% là thuốc điều trị rụng tóc tại chỗ được Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê chuẩn. Thuốc hoạt động theo cơ chế kéo dài thời gian giai đoạn tăng trưởng của tóc, dùng 1 ngày/lần. Tóc sẽ mọc ở lại trong vòng 6-12 tháng. Thuốc có tác dụng giúp tóc mọc trở lại với 81% số phụ nữ sử dụng. Tuy nhiên, tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng loại thuốc này là ngứa, đỏ, khô và mọc lông ở những bộ phận khác trên cơ thể.
Nhóm thuốc ức chế 5-alpha reductase: Là thuốc dạng viên, bán theo đơn, sử dụng hàng ngày để điều trị các trường hợp hói đầu kiểu nam giới androgen. Lúc đầu, loại thuốc này dùng để điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt, tuy nhiên trong quá trình điều trị, các bác sĩ đã ghi nhận tác dụng phụ của thuốc là kích thích mọc tóc. Từ đó, nhóm thuốc ức chế 5-alpha reductase 1mg được phát triển thành thuốc uống để điều trị rụng tóc androgen ở nam giới được FDA phê duyệt. Tuy nhiên, chúng tồn tại các tác dụng không mong muốn như: giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng tinh trùng, thay đổi cảm xúc, đau tinh hoàn… ngay cả khi đã ngưng sử dụng thuốc.
Thuốc tránh thai: Trong một số trường hợp rụng tóc do rối loạn nội tiết tố ở nữ giới thì việc sử dụng thuốc tránh thai có thể hữu ích, giúp cân bằng nội tiết tố và kích thích tóc mọc. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ thì không nên uống.

2. Sử dụng laser liều thấp

Đây là liệu pháp công nghệ hoàn hảo giúp tóc mọc an toàn và khá hiệu quả bằng cách sử dụng bước sóng ánh sáng ở mức độ thấp. Tuy nhiên, để thực hiện thành công đòi hỏi trình độ tay nghề của bác sĩ cao và máy móc tối tân. Vì vậy, khi thực hiện cách điều trị chứng hói đầu này, người bệnh cần chọn cơ sở y tế uy tín, được thực hiện bởi các chuyên gia giỏi để tránh những tổn thương nặng nề cho vùng da đầu.

3. Cấy tóc

Phương pháp này thường áp dụng cho người rụng tóc nhiều hoặc hói lâu năm. Cấy tóc là thủ thuật giúp phân bổ lại vị trí lông tóc trên cơ thể, bằng việc di chuyển nang tóc khỏe mạnh đến những vùng tóc bị hói. Hiện nay, cấy tóc có 2 loại chính là cấy tóc sinh học và cấy tóc tự thân.

  • Cấy tóc sinh học: Là phương pháp dùng tóc tổng hợp để cấy lên da đầu có thể giải quyết ngay tình trạng thưa tóc hói đầu. Tuy nhiên, cấy tóc sinh học thường xảy ra các phản ứng viêm, tăng sừng tại chân tóc, thậm chí nhiễm trùng, rụng luôn phần tóc hiện tại. Hơn nữa, tóc không thể mọc dài như bình thường, việc kéo dài thời gian sử dụng cũng khó khăn.
  • Cấy tóc tự thân: Phương pháp được đánh giá là ưu việt hơn, tóc được phân bổ lại vị trí tóc trên da đầu, bác sĩ sẽ di chuyển nang tóc khỏe mạnh từ vị trí này sang vị trí khác. Vùng tóc được cấy tiếp tục tồn tại và phát triển giống như sợi tóc bình thường. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là phải can thiệp dao kéo, gây đau đớn và đặc biệt chi phí khá đắt đỏ. Ngoài ra, sự can thiệp của kỹ thuật để lại sẹo trên đầu, tóc có thể mọc không tự nhiên nếu hướng và góc đặt tóc không phù hợp, nếu cấy nang lông quá sâu có thể gây ra tình trạng u nang lông, hoặc nếu cấy tóc quá dày có thể xảy ra tình trạng rụng tóc tự nhiên.

phuong phap chua tri hoi dau khi con tre

Cấy tóc tự nhân điều trị hói đầu ở người trẻ với giá cả đắt đỏ

4. Một số phương pháp Đông y

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y và các phương pháp công nghệ hiện đại, sử dụng các bài thuốc Đông y giúp chữa rụng tóc ở người trẻ cũng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên,  sử dụng các bài thuốc này kỳ công, cần nhiều thời gian để sắc nấu, và đặc biệt cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh được tính hiệu quả các bài thuốc Đông y này:

  • Bài thuốc hà thủ ô: Theo dân gian, hà thủ ô giúp bổ máu nhờ thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, có thể hỗ trợ tóc phát triển khỏe mạnh, đen mượt, giảm rụng tóc, hói đầu.

Cách làm: Cho 1kg hà thủ ô cắt khúc, 100g đậu đen cùng 2 lít vào nồi nấu khoảng 20 phút thì lấy hà thủ ô đem ra phơi khô, rồi sau đó cho hà thủ ô đã khô tẩm với nước nấu lúc nãy rồi tiếp tục phơi khô. Thực hiện 9 lần như vậy rồi đem hà thủ ô sao vàng, và tán thành bột. Mỗi lần dùng 15-20g bột hà thủ ô pha với nước uống, ngày uống 2 lần. Sử dụng đều đặn một thời gian, bạn sẽ cảm nhận tóc mọc dày hơn.

  •  Bài thuốc quy thược địa hoàng hoàn: Bài thuốc này có tác dụng bổ can thận âm, giảm rụng tóc, phòng ngừa hói đầu rất tốt cho người trẻ.

Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu sâu đây đem sắc: thục địa 30g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, đơn bì 12g, bạch linh 12g, kim thạch hộc 12g, kỷ tử 8g, sa uyển tử 8g, tục đoạn 8g, hà thủ ô 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên tiêu 2g, nhục thung dung 8g, táo nhân 8g và 3 trái táo, 3 lát gừng tươi. Nước 1 dùng 800ml sắc còn 200 ml, nước 1 dùng 600ml sắc còn 200ml. Hòa 2 nước lại với nhau và uống 2 lần trong ngày.

  • Bài thuốc cao màn kinh tử: Sử dụng các bài thuốc này thường xuyên có tác dụng giúp tóc đen, nhanh dài.

Cách làm: Chuẩn bị 6 vị thuốc sau: cao màn kinh tử 250g, hoa dương trịch trục 120g, liệu tử thảo 300g, linh lăng hương 60g, sinh phụ tử 30 quả. Các vị thuốc này chặt nhỏ bó trong vải màn, và ngâm 1 tuần với tinh dầu vừng. Dùng nước này bôi thoa tóc giúp trị rụng tóc và giúp tóc mọc trở lại. (2)

Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) kết luận: Thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển là xu hướng mới trong việc điều trị rụng tóc, là nhân tố quan trọng quyết định sự trở lại của mái tóc dày dặn, chắc khỏe.

Khi quá trình mọc bắt đầu, tế bào mầm tóc sẽ hoạt động sôi động, di chuyển xuống nhú bì dưới sự điều khiển của thần kinh nội tiết của cơ thể, và hấp thu các dưỡng chất dinh dưỡng hình thành các bộ phận khác nhau của sợi tóc, hình thành nên sợi tóc hoàn chỉnh.

su dung tinh chat vien uong moc toc qik hair

Qik Hair chứa công thức chuyên biệt CLI-β (dành cho nữ) và công thức CLI-α (dành cho nam) giúp thúc đẩy tế bào mầm tóc, cải thiện tình trạng rụng tóc, hói đầu hiệu quả

Tên Từ phát hiện nguyên nhân cốt lõi của tình trạng rụng tóc là do tế bào mầm tóc suy yếu nên việc tác động trúng đích vào tế bào mầm tóc được xem là xu hướng mới trong điều trị rụng tóc, hói đầu hiện nay. Và do thần kinh nội tiết gây suy yếu tế bào mầm tóc theo cơ chế khác nhau giữa nam và nữ nên về nguyên tắc, giải pháp cải thiện rụng tóc, kích thích mọc tóc dành cho nam giới và nữ giới phải khác nhau mới mang lại hiệu quả tối ưu.

Tiến sĩ Lê Thúy Tươi chia sẻ.

Nắm được nguyên nhân gốc rễ của quá trình rụng tóc và mọc tóc, bằng các nghiên cứu phân tử các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Cynatine® độc quyền và các tinh chất quý đã tạo ra sản phẩm Qik Hair chứa công thức chuyên biệt dành riêng cho nam và nữ: công thức CLI-β (dành cho nữ) và công thức CLI-α (dành cho nam), thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, ổn định thần kinh nội tiết, hạn chế các yếu tố gây hại cho tóc theo cơ chế riêng của nam và nữ.

Chăm sóc từ tế bào mầm tóc được xem bước đột phá trong việc điều trị tận gốc tình trạng rụng tóc, giúp tóc mọc lại chắc khỏe dài lâu là thành tựu to lớn trong việc chăm sóc sắc đẹp, mang lại mái tóc thanh xuân cho người trẻ bị hói đầu.

Một số bí kíp chăm sóc tóc và da đầu dành riêng cho người trẻ bị hói đầu

Để bảo vệ mái tóc chắc khỏe thì giới trẻ cần lưu ý một số bí kíp chăm sóc tóc và da đầu sau đây:

  • Không nên gội đầu hàng ngày, chỉ nên gội 2-3 lần/tuần.
  • Nên chọn dầu gội đầu phù hợp với da đầu, tốt nhất nên chọn dầu gội dịu nhẹ, tinh dầu được chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Hạn chế sử dụng máy sấy tóc, sử dụng nhiệt độ máy sấy quá cao sẽ làm tóc khô xơ, dễ gãy rụng hơn. Nên để tóc khô tự nhiên hoặc sử dụng máy quạt để sấy tóc.
  • Nên đội mũ hoặc sử dụng kem chống nắng cho tóc khi đi ra ngoài.
  • Chủ động bảo vệ da đầu trước gió bụi, không khí ô nhiễm khiến tóc dễ gãy rụng hơn.
  • Hạn chế làm tóc, chỉ nên làm tóc 6 tháng/lần.
  • Nên sử dụng lược răng thưa để chải tóc, không chải tóc khi mới gội đầu xong.
  • Ăn uống đủ chất, loại bỏ thói quen hút thuốc, hạn chế rượu bia… là những yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của tóc.

Rụng tóc, hói đầu ở người trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tinh thần của người bệnh, vì vậy, bên cạnh điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt, cách chăm sóc tóc đúng cách thì nên chủ động nuôi dưỡng tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rụng, hói đầu, bảo vệ mái tóc thanh xuân mang lại sự tự tin, vững bước cho giới trẻ.

Bạn đã tìm thấy câu trả lời cho vấn đề hói đầu khi còn trẻ sau khi đọc xong bài viết chưa? Còn đợi gì mà không nhánh chóng sử dụng các viên uống Qik để giúp tóc mọc dày nào.

06:39 07/09/2023
Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết liên quan

Vuốt tóc nhiều có bị hói không? Có gây hại cho tóc không?

Nhiều người lo lắng “vuốt tóc nhiều có bị hói không” bởi thói quen chạm, xoa, thậm chí kéo tóc lặp lại liên tục trong ngày. Bài chia sẻ dưới đây của chuyên gia Qik Hair sẽ giúp mọi người có được đáp án chính xác, đồng thời biết được thêm những tác hại của hành động này đối với mái tóc cũng như sức khỏe tổng thể, từ đó chủ động phòng tránh và khắc phục. 
Chi tiết

Bệnh hói đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh hói đầu (đầu hói/ hói tóc) khiến nhiều người cảm thấy tự ti về diện mạo của mình, nhất là những “quý ông” trẻ tuổi. Vì vậy, nhu cầu cải thiện và phòng ngừa hiện tượng “đất trống đồi trọc” trên mái đầu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Qik sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của chứng hói tóc vùng đỉnh đầu thông qua bài viết dưới đây!
Chi tiết

Hói đầu có chữa được không? 6 sai lầm gây hói vĩnh viễn

Hói đầu ngoài ảnh hưởng đến ngoại hình còn khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp và công việc. Do đó, thắc mắc hói đầu có chữa được không và điều trị như thế nào hiệu quả luôn được hầu hết các bạn bị hói quan tâm. Để có câu trả lời cho những thắc mắc này, mời bạn tham khảo những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Chi tiết

Nam hói đầu là bị yếu sinh lý? Sự thật sẽ được tiết lộ ngay

Một mái tóc đẹp, dày mượt không chỉ làm tăng thêm nét quyến rũ, lôi cuốn cho phái đẹp hay sự mạnh mẽ, hấp dẫn của cánh mày râu mà còn là “chất men” dẫn lối chàng và nàng vào “mê cung” tình yêu rạo rực, nồng nàn, bất tận.Tuy nhiên, gần đây khoa học đã chứng minh: Rụng tóc, hói đầu và yếu sinh lý có liên hệ mật thiết. Vậy nam hói đầu bị yếu sinh lý là...
Chi tiết

Hói đầu di truyền: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh sớm

Nhắc đến bệnh hói đầu di truyền, hình ảnh thường xuất hiện trong tiềm thức chúng ta là những mảng da đầu trống trơn, nhẵn bóng không có tóc và đây cũng chính là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Vậy hói tóc di truyền là gì? Nguyên nhân do đâu và đầu hói do di truyền có chữa được không? Hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời nhé!
Chi tiết

Trán hói (2 bên, chữ M): Nguyên nhân và 7 cách điều trị hói trán

Tóc rụng nhiều bất thường khiến mái tóc trở nên lưa thưa, đặc biệt là phần trán hói (2 bên, chữ M), lộ cả da đầu khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng, tự ti và lo lắng. Làm sao tóc con mọc nhiều ở trán, che đi phần khiếm khuyết “khó nhìn” này giúp chị em tự tin hơn? Hãy cùng Qik Hair tìm hiểu cách trị hói trán như thế nào cho hiệu quả nhất nhé!
Chi tiết