icon_order_left_03

Bệnh hói đầu: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh hói đầu (đầu hói/ hói tóc) khiến nhiều người cảm thấy tự ti về diện mạo của mình, nhất là những “quý ông” trẻ tuổi. Vì vậy, nhu cầu cải thiện và phòng ngừa hiện tượng “đất trống đồi trọc” trên mái đầu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Qik sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của chứng hói tóc vùng đỉnh đầu thông qua bài viết dưới đây!

benh hoi dau noi am anh voi canh may rau

Hói đầu khiến nhiều người cảm thấy thiếu tự tin, nhất là các bạn trẻ (độ tuổi 25, 30)

Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều và không cân đối khiến nhiều mảng da đầu bị trống, trơn lì và không thấy lỗ chân lông. Bệnh hói tóc có thể xảy ra ở nam lẫn nữ, tuy nhiên nam giới chiếm tỷ lệ đa số. Trước đây, hói đầu thường gặp ở độ tuổi sau 40 nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều trường hợp bị hói đầu sớm ở tuổi 30, thậm chí 20 hoặc 25 tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu bị hói. (1)

Thân tóc (nằm trên da đầu) là phần chết, còn nang tóc (nằm trong da đầu) mới là phần sống – nơi nắm giữ “vận mệnh” của mỗi sợi tóc bởi vì trong nang tóc chứa các tế bào mầm tóc. Tế bào mầm tóc chính là nhân tố giúp duy trì vòng đời cũng như sự tái sinh tiếp nối của sợi tóc thông qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn mọc (anagen): Tế bào mầm tóc tiến hành biệt hóa ở nhú bì để tạo thành sợi tóc hoàn chỉnh, đẩy ra ngoài da đầu.
  • Giai đoạn ngưng mọc (Catagen): Sợi tóc ngừng phát triển, chân tóc dần teo nhỏ lại và tách khỏi nhú bì.
  • Giai đoạn nghỉ (Telogen): Sợi tóc bị đẩy hoàn toàn ra khỏi da đầu (rụng tóc), chuẩn bị cho một sợi tóc mới mọc lên.

Tuân theo đúng chu kỳ phát triển này, tóc sẽ rụng tự nhiên khoảng 40 đến 100 sợi tóc mỗi ngày. Nhưng khi tế bào mầm tóc trong nang tóc bị hư tổn, quá trình này sẽ bị gián đoạn (giai đoạn mọc diễn ra nhanh hơn và giai đoạn nghỉ xảy ra sớm hơn) khiến số lượng tóc rụng tăng vượt mức, trong khi tóc mới mọc lên chậm hơn. Nguy hiểm hơn là trường hợp tế bào mầm tóc bị “triệt tiêu” hết, tóc sẽ vĩnh viễn không mọc lên nữa. Lúc này, nhiều điểm hói, mảng hói xuất hiện và có thể lan rộng theo thời gian.

► Mời bạn xem thêm Rụng tóc nhiều: Nguyên nhân, dấu hiệu, phân loại và chẩn đoán để hiểu thêm về mái tóc của mình nhé!

Nói thêm về tình trạng hói đầu ở nam giới, các nhà khoa học cho biết có hiện tượng thu nhỏ nang tóc hay còn gọi là teo nang tóc. Nang tóc của nam giới đặc biệt nhạy cảm với hoạt động của dihydrotestosterone (DHT), là một loại hormone được sinh ra bù đắp cho sự thiếu hụt của testosterone, với sự xúc tác của một loại enzyme có trong tuyến dầu của nang.
DHT liên kết với các thụ thể 5AR trong nang tóc và thu nhỏ dần đường kính của nang tóc, khiến nang tóc nhỏ dần. Theo thời gian, các sợi tóc trong nang tóc phát triển nhưng sợi mỏng, èo uột hơn và nhanh rụng hơn bình thường. Cuối cùng, nang tóc không còn tạo ra tóc nữa, khiến khu vực này bị hói.

Bị hói đầu sớm tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sẽ khiến nhiều người cảm thấy tự ti về vẻ ngoài của mình. Hói ở nam dễ nhận biết hơn ở nữ với các kiểu đầu hói phổ biến sau:

  • Kiểu chữ M: Tóc rụng ở hai bên trán (trán hói), từ thái dương đi sâu vào trong tạo thành hình chữ M.
  • Kiểu chữ U (hình móng ngựa): Tóc rụng nguyên phần trán và tiến vào đỉnh đầu tạo thành hình chữ U.
  • Kiểu chữ O: Tóc rụng giữa đỉnh đầu tạo thành hình tròn với kích thước lớn, bé khác nhau.

cac kieu hoi dau pho bien

3 kiểu hói đầu nam phổ biến rất dễ nhận diện là hói chữ M, hói chữ O và hói chữ U

Khái niệm hói đầu ít dùng cho nữ. Đối với “phái đẹp”, hói đầu chính là tình trạng rụng tóc theo từng mảng hoặc rụng tóc tập trung ở đường ngôi.

Hói đầu có thể xảy ra ở nam và nữ, nhưng hầu hết xảy ra ở nam giới. Hói đầu ở hai giới có nhiều sự khác nhau về nguyên nhân, kiểu hói.

1. Hói đầu ở nam

Phần lớn nguyên nhân hói đầu ở nam giới là do di truyền, chiếm 95%. Hói đầu do di truyền có thể xuất hiện từ rất sớm. Còn lại là do rối loạn thần kinh nội tiết, stress hay áp lực công việc/ gia đình, các bệnh lý da đầu, ảnh hưởng từ thói quen sống hút thuốc lá, rượu bia, thuốc lá… 

Một số nam giới khi bị hói sẽ bắt đầu mất tóc ở trước trán, rụng tóc 2 bên thái dương hoặc trên đỉnh đầu tạo thành 2 kiểu thường gặp là hói đầu kiểu U và kiểu M. 

Trước đây, hói đầu thường gặp ở nam giới sau tuổi 40, nhưng hiện nay, hói đầu đang có xu hướng trẻ hóa. Nhiều nam giới đã có dấu hiệu hói đầu ở độ tuổi 20-30.

2. Hói đầu ở nữ

Mặc dù ít phổ biến hơn, nhưng chứng hói đầu ở nữ vẫn là mối lo ngại của nhiều chị em. Các nguyên nhân có thể khiến nữ giới bị hói đầu là rối loạn thần kinh nội tiết, các vấn đề tâm lý (căng thẳng, lo âu, trầm cảm…), thiếu hụt dinh dưỡng, hóa chất từ việc làm đẹp tóc, ảnh hưởng sau quá trình hóa trị, xạ trị… 

Khác với hói đầu ở nam, hói đầu ở nữ thường khiến tóc mỏng dần trên toàn bộ đầu. Các chân tóc được duy trì. Hói đầu ở phụ nữ hiếm khi dẫn đến rụng tóc toàn bộ nhưng làm mất đường ngôi giữa hoặc rụng ở đỉnh đầu. Nữ giới bị hói thường gặp ở độ tuổi trễ hơn, thông thường ở độ tuổi 40-50 trở lên.

hói đầu kiểu nam và hói đầu kiểu nữ

Da đầu mỗi ngày bị mất đi một số lượng tóc nhất định (khoảng 40 – 100 sợi). Nhưng nếu tóc của bạn rụng nhiều hơn và nhanh hơn quy luật sinh lý tất yếu này, nguy cơ bị hói sớm rất cao. (2)

Bệnh hói đầu bắt nguồn từ chính sự suy yếu của tế bào mầm tóc, dẫn đến gây tóc rụng nhiều và liên tục. Và nguyên nhân khiến tế bào mầm tóc suy yếu bao gồm:

1. Rối loạn thần kinh nội tiết

Sự mất cân bằng (tăng hoặc giảm) nồng độ nội tiết tố là nguyên nhân chính khiến đầu bị hói ở cả nam và nữ. Trong đó, chứng hói tóc ở nam giới liên quan mật thiết đến hậu nội tiết tố nam.

2. Mang thai cũng là nguyên nhân gây hói

Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là hệ nội tiết bị xáo trộn. Sự mất cân bằng này có thể gây ra rụng tóc nhiều, sẽ tác động đến việc số lượng và sự phát triển của tóc, làm cho số lượng tóc rụng mỗi ngày nhiều hơn bình thường.

3. Căng thẳng (stress)

Căng thẳng, lo âu quá mức làm thay đổi chu kỳ phát triển của sợi tóc, đẩy tóc vào giai đoạn nghỉ (giai đoạn chờ rụng và rụng) nhanh hơn bình thường. Bạn sẽ thấy nhiều sợi tóc bị rụng cùng lúc khi chải đầu hoặc gội đầu, làm tăng nguy cơ hói đầu (chủ yếu là kiểu mất tóc từng mảng).

4. Di truyền

Hói đầu di truyền phổ biến ở nam, thường được gọi là rụng tóc do nội tiết tố nam. Vì vậy, nếu có người thân bị hói, bạn cũng có nguy cơ cao bị hói.

Giới chuyên gia vẫn chưa xác định được cụ thể cơ chế hói tóc di truyền, nhưng hầu hết các trường hợp đều có liên quan đến sự gia tăng nồng độ hậu nội tiết tố nam, khiến các nang tóc bị teo lại, làm suy yếu tế bào mầm tóc. Hậu quả là chu trình phát triển của sợi tóc bị gián đoạn (giai đoạn mọc ngắn hơn bình thường), từ đó tăng rụng và giảm mọc tóc.

Tùy thuộc vào tiền sử gia đình, biểu hiện của chứng hói đầu di truyền có thể bắt đầu từ sớm, thậm chí khi bạn đang ở tuổi thiếu niên. Do đó, không chỉ người 40 hay 50 tuổi, chúng ta còn nhìn thấy một số trường hợp bị hói đầu ở tuổi 20 hoặc 25.

5. Hóa chất làm tóc

Lạm dụng tạo kiểu tóc quá nhiều (uốn, duỗi hoặc nhuộm), hoặc dùng dầu gội, dầu xả và kem dưỡng tóc… không phù hợp cũng có thể làm gia tăng lượng tóc bị rụng.

lạm dụng hóa chất làm tóc

Lạm dụng hóa chất tạo kiểu khiến da đầu và nang tóc nhanh tổn thương, tóc dễ rụng hơn bình thường

6. Lạm dụng nhiệt làm tóc

Sử dụng máy duỗi, uốn tóc trên nền nhiệt cao (trung bình 180 độ C) trong thời gian vài giờ sẽ thiêu nóng và làm đứt gãy các chuỗi keratin trong sợi tóc, khiến tóc nhanh khô, giòn, dễ gãy rụng.
Chưa hết, việc sấy tóc ở nhiệt độ cao quá thường xuyên, liên tục sử dụng các dụng cụ tạo kiểu tóc đã được làm nóng đều có thể dẫn đến rụng tóc nhiều.

7. Bệnh lý

Những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, miễn dịch (lupus, tiểu đường…) và nấm, viêm nhiễm da đầu cũng làm trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc, tăng nguy cơ hói đầu. Ngoài ra, với cánh đàn ông, bạn cần phải xem tiếp bài viết nam hói đầu bị yếu sinh lý.

8. Do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc chữa bệnh

Bên cạnh các nguyên nhân trên, tóc của bạn sẽ bị suy yếu và rụng nhiều, khiến “cơn ác mộng” hói đầu dễ xuất hiện hơn nếu:
  • Chịu tác dụng phụ của thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc, điển hình là thuốc điều trị ung thư, viêm khớp, gút, huyết áp, thuốc làm loãng máu, thuốc tránh thai, thuốc điều trị trầm cảm và tim mạch… có thể dẫn đến mỏng tóc và gây rụng tóc.
  • Hóa trị, xạ trị: Những người phải tiến hành hóa trị, xạ trị, tóc có thể không mọc lại như trước hoặc tóc mọc lên nhưng rất yếu và mảnh, dễ rụng khi bị tác động.

9. Hói đầu do vấn đề tuyến giáp

Suy giáp và cường giáp nặng và kéo dài có thể gây rụng tóc, vì chúng gây mất cân bằng nội tiết tố. Sự mất tóc lan tỏa khắp đầu và dần dần khiến mái tóc thưa  hơn bình thường. Rụng tóc do bệnh tuyến giáp thường biểu hiện rõ ràng sau khi bệnh tuyến giáp khởi phát vài tháng.
Chưa dừng lại ở đó, rụng tóc vẫn có thể xảy ra sau quá trình điều trị tuyến giáp và sử dụng thuốc tuyến giáp. Do đó, không nên  đổ lỗi cho việc sử dụng thuốc dẫn đến việc ngừng điều trị, mà cần song song điều trị bệnh tuyến giáp và chăm sóc tóc đúng cách.

10. Chấn thương thể chất (telogen effluvium)

Rụng tóc do chấn thương là kết quả của việc nhổ tóc mạnh, lực kéo hoặc chấn thương vật lý gây ra. Các nguyên nhân cụ thể như rụng tóc sau phẫu thuật (do thiếu máu cục bộ do áp lực trong quá trình phẫu thuật dài), bỏng nhiệt hoặc điện, xoa bóp mạnh khi gội đầu, một cú đánh nặng vào da đầu, động tác hiphop xoay tròn trên đỉnh đầu, sử dụng tai nghe dây rộng… Các chấn thương này có thể gây ra mất tóc do sẹo và thậm chí là hói đầu.

11. Hói đầu do nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng ở da đầu như nấm da, vi khuẩn, giang mai… có thể dẫn đến rụng tóc. Dạng rụng tóc này thường làm loang lổ da đầu, thậm chí có thể khiến rụng tóc mảng. Nhiễm trùng da đầu nếu không chữa trị kịp thời có thể làm mất nang tóc, dẫn đến hói đầu rất nhanh

12. Bệnh tự miễn

Rụng tóc từng mảng thường liên quan đến một bệnh tự miễn dịch, vì vậy người ta cho rằng một số dạng rụng tóc có thể do một trong những tình trạng bệnh lý này gây ra hoặc ít nhất là liên quan đến nó. Bệnh tiểu đường và bệnh lupus là hai bệnh tự miễn dịch có thể dẫn đến rụng tóc. Loại rụng tóc này không phải lúc nào cũng có thể hồi phục được – đôi khi có thể là vĩnh viễn.

13. Chế độ ăn uống kém khoa học

Chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến thiếu chất. Đặc biệt là thiếu protein và các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho sự sống của mái tóc như vitamin D, vitamin E, vitamin A, sắt, kẽm, selen… sẽ làm suy giảm sức khỏe của tóc, gây rụng tóc nhiều.

14. Một số yếu tố khác

Bên cạnh các nguyên nhân chính kể trên, tóc của bạn sẽ bị suy yếu và rụng nhiều, khiến “cơn ác mộng” hói đầu dễ xuất hiện hơn nếu gặp các yếu tố như:

  • Lão hóa: Một sợi tóc có tuổi thọ bình thường từ 2 đến 6 năm. Sợi tóc này rụng đi sẽ được thay thế bằng một sợi tóc mới. Và gần như tất cả mọi người đều bị rụng tóc do quá trình lão hóa. Không những vậy, khi cơ thể ngày già đi, tốc độ mọc tóc cũng chậm lại, sợi tóc trở nên nhỏ hơn và có ít sắc tố hơn. Vì vậy, mái tóc dày và đen mượt của một người trưởng thành cuối cùng sẽ trở thành tóc mỏng, yếu và bạc trắng khi về già.
  • Giảm cân cấp tốc: Rụng tóc trong quá trình giảm cân thường do thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng như các tác động khác mà cơ thể bạn có thể gây ra khi giảm cân đột ngột và nhanh chóng. Giảm cân đột ngột và ăn kiêng hạn chế có liên quan đến một tình trạng được gọi là telogen effluvium (TE) cấp tính, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc trên da đầu.
  • Dư thừa vitamin A: Quá nhiều vitamin A và các loại thuốc chứa vitamin A được gọi là retinoids cũng có thể gây rụng tóc.
  • Rượu bia, thuốc lá và các loại nước uống chứa chất kích thích như trà, cà phê… cũng là tác nhân khiến nồng độ nội tiết tố thay đổi, làm biến động chu trình phát triển của tóc, rủi ro mất tóc là khó tránh được.

nguyen nhan gay hoi dau

Bỏ thuốc lá không chỉ giảm rụng tóc mà còn ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm

Ngoài ra, khi bị tóc rụng nhiều, bệnh nhân còn mắc phải “hội chứng ám ảnh” – lo lắng rằng tóc sẽ rụng thêm, rụng nhiều và dần trở thành hói. Chính nỗi lo lắng, ám ảnh quá mức này là 1 “chất xúc tác” khiến các tế bào mầm tóc hư tổn, quá trình rụng tóc được đẩy lên nhanh hơn, hói đầu cũng đến sớm hơn – nỗi lo lắng vô tình trở thành sự thật.

Người đầu hói rất dễ nhận diện, nhưng đó là lúc vùng hói đã được hình thành rõ ràng, còn thời điểm manh nha bị hói sẽ rất khó phát hiện. Vậy nên, một số triệu chứng hói tóc sau sẽ nhắc nhớ bạn về nguy cơ hói, nhất định không được bỏ qua nhé!

  • Tóc rụng nhiều và liên tục trong thời gian dài.
  • Không thấy tóc mọc lại hoặc mọc lại rất ít và sợi tóc mảnh, yếu.
  • Nhiều mảng da đầu bị lộ ra.

Ngoài những đặc điểm chung, hói đầu ở nam và ở nữ cũng có những biểu hiện khác biệt, cụ thể như sau:

  • Nam giới

Nam giới bị hói đầu sẽ mất đi đường ngôi trán, phần hói thường tập trung ở đỉnh đầu (hói đỉnh đầu) và hai bên thái dương, da đầu nhẵn bóng.

  • Nữ giới

Nữ giới bị hói thường chỉ xảy ra ở những người trải qua phương pháp hóa trị hoặc xạ trị. Hói ở nữ là tình trạng rụng tóc nhiều ở đường rẽ ngôi, hai bên trán và đỉnh đầu. Tóc của họ thường mỏng, mảnh và rất thưa.

Rụng tóc và hói đầu không phải là dấu hiệu của vấn đề y tế trầm trọng. Tuy nhiên, khi hiện tượng này mất kiểm soát, nhất là không thấy tóc mới mọc trở lại có thể sẽ liên quan đến một số loại bệnh lý. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để biết chính xác nguồn cơn tóc rụng bất thường, từ đó kịp thời khắc phục, vừa giữ được mái tóc chắc khỏe vừa đảm bảo sức khỏe toàn thân.

⇒ Tìm hiểu thêm về Hói đỉnh đầu: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị hiệu quả.

Dù không phải bệnh lý, nhưng hói đầu khiến bao nhiêu người phải “dè chừng”, nhất là những đối tượng thuộc 4 nhóm nguy cơ cao dưới đây:

Chứng hói đầu ở nam giới có thể bắt đầu từ rất sớm (bắt đầu ở tuổi thanh thiếu niên), nhưng thường xuất hiện ở nam giới trưởng thành và nặng dần theo độ tuổi. Người nam bị hói vì tính chất công việc nên căng thẳng kéo dài, môi trường làm việc khắc nghiệt, hút thuốc lá…

Bên cạnh đó, nam giới từ 30 tuổi trở đi, dù không rượu bia hay dùng các chất kích thích vẫn có thể bị hói đầu. Bởi bước sang giai đoạn này, nội tiết tố nam đã bắt đầu suy giảm, cũng là yếu tố gây hại cho tế bào mầm tóc. Ngoài ra, bạn cũng nên xem thêm bài viết hói đầu ở người trẻ để biết đường phòng ngừa cho hợp lý nhé!

Như đã đề cập, gen di truyền là một trong những yếu tố chính khiến đấng mày râu bị hói đầu sớm. Theo các nghiên cứu khoa học, nếu nam giới có cha bị hói đầu, nguy cơ bị hói là 50%, còn nếu có cả cha lẫn ông ngoại bị hói, tỷ lệ này tăng lên đến 100%. (4)

Vì vậy, nếu lỡ sinh ra trong gia đình có “gen hói”, quý ông nên trang bị các giải pháp khoa học để làm chậm thời điểm hói đầu.

Vào thời kỳ mang thai, nội tiết tố của phụ nữ có nhiều thay đổi, cơ thể không kịp thích nghi khiến cho tóc rụng nhiều. Thêm nữa, ở giai đoạn sau khi sinh, phụ nữ có tâm lý nhạy cảm, lo lắng và căng thẳng chuyện chăm sóc con cái nên tình trạng rụng tóc càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không có bất kỳ biện pháp can thiệp kịp thời, thì tình trạng rụng tóc có thể có thể kéo dài 6 tháng hoặc nghiêm trọng hơn sẽ gây hói đầu.

phu nu sau sinh bi hoi dau

Phụ nữ phải đối diện với nguy cơ bị rụng tóc nhiều hơn sau khi sinh em bé 

Mãn kinh là giai đoạn gặp nhiều “sóng gió” nhất của cuộc đời của bất kỳ người phụ nữ. Bởi, chị em phụ nữ không chỉ gặp nhiều khó khăn trong chuyện chăn gối, tâm lý mất ổn định ngay cả “suối tóc” bồng bềnh thời thanh xuân cũng “rời đi”.

Nguyên nhân là do sự mất cân bằng thần kinh nội tiết, làm suy giảm đi chức năng của tế bào mầm tóc. Lúc đó, giai đoạn tăng trưởng của các tế bào mầm tóc ngắn lại, lượng tóc mới không kịp mọc lên để thay thế tóc cũ và thường mảnh mai hơn. Để biết rõ hơn, bạn nên đọc thêm bài viết hói đầu ở nữ giới nữa nhé!

Hiện nay, chúng ta không chỉ có một mà là hàng chục cách điều trị hói đầu cho cả nam và nữ. Nhưng, hiệu quả cao hay thấp còn tùy thuộc vào nguyên nhân bị hói, tình trạng hói (bao lâu, nhiều hay ít) và tác dụng thực sự của mỗi cách trị hói đầu mà bạn lựa chọn.

1. Điều trị hói đầu bằng phương pháp tự nhiên

Nếu bạn đang cố gắng kích thích mọc tóc mới, để “phủ xanh đồi trọc” thì hãy thử một số biện pháp tự nhiên (không dùng thuốc) như:

  • Massage

Thường xuyên massage da đầu chắc chắn sẽ giúp thư giãn đầu óc, kích thích máu lưu thông, và tạo điều kiện để môi trường tóc mọc khỏe mạnh. Bạn chỉ cần dùng phần da mềm của 10 đầu ngón tay massage nhẹ nhàng khắp mái đầu sẽ thúc đẩy nang tóc phát triển, hỗ trợ tóc nhanh mọc và sợi tóc dày khỏe.

  • Sử dụng tinh dầu để ủ tóc

Một số loại tinh dầu phổ biến hiện nay có công dụng kích thích nang tóc phat triển như dầu oliu, dầu dừa, tinh dầu bưởi… giúp cải thiện sức khỏe và độ bóng của tóc.

  • Sống tích cực và tránh xa chất kích thích

Một lối sống lành mạnh (ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nói không với thực phẩm chứa chất kích thích, tập luyện điều độ và nghỉ ngơi hợp lý) là bạn đã trải nền cho cơ thể khỏe mạnh chống chọi với chứng rụng tóc, hói đầu đầy khó chịu.

Nếu muốn cải thiện tình trạng tóc hiện tại bằng phương pháp tự nhiên thì nên lập kế hoạch dài hạn và kiên định. Bạn cần biết rằng, áp dụng giải pháp này phải mất một vài tháng mới nhận thấy sự thay đổi và sự thay đổi có thể không được như bạn kỳ vọng.

2. Điều trị hói đầu bằng phương pháp y khoa

Nôn nóng có được mái tóc dày dặn, bóng khỏe và quan trọng là phủ kín da dầu, nhiều người đã tìm đến sự can thiệp y khoa:

  • Dùng thuốc

Các loại thuốc uống bao gồm thuốc giảm viêm và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch là cần thiết trong quá trình điều trị hói đầu. Lưu ý: Khi phát hiện thuốc chữa bệnh khiến tóc rụng dữ dội hơn, bạn cần ngừng ngay lập tức, ít nhất sau ba tháng mới dùng lại.

  • Cấy tóc

Cấy là thủ thuật y khoa nhằm làm cho chỗ tóc trước đây không có tóc được che lấp bằng cách trồng những sợi tóc khỏe mạnh lấy từ vị trí khác (chủ yếu là vùng sau gáy) trực tiếp lên vùng da đầu bị mất tóc.

  • Laser

Sử dụng năng lượng thấp của ánh sáng Laser để kích thích các nang tóc, giúp cải thiện mật độ tóc trên da đầu. (5)

cach dieu tri hoi dau bang laser

Năng lượng ánh sáng Laser tác động vào nang tóc, hỗ trợ mọc tóc

Điều mấu chốt trong chữa rụng tóc, ngừa hói đầu đó là phải duy trì được chu kỳ phát triển bình thường của sợi tóc (chu kỳ phát triển của sợi tóc gồm 3 giai đoạn: mọc tóc, ngưng mọc tóc và rụng) thông qua việc nuôi dưỡng tế bào mầm tóc khỏe mạnh. Bởi nếu tế bào mầm tóc suy yếu, dù bạn nỗ lực điều trị theo phương pháp tự nhiên hay y khoa đều khó thoát cảnh “vườn không nhà trống” (tóc không da đầu trống).

Thông qua nhiều nghiên cứu khoa học, các chuyên gia phát hiện: Rối loạn thần kinh nội tiết, di truyền, stress, cơ thể thiếu chất… là những tác nhân chính làm suy yếu tế bào mầm tóc, khiến tóc rụng bất thường và khả năng “tái sinh” thấp, dẫn đến hói đầu.

Do đó, ngoài việc xây dựng quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng tóc bài bản, bạn cần một sản phẩm có thể cân bằng thần kinh nội tiết và bổ sung dưỡng chất chuyên biệt giúp phục hồi và bảo vệ tế bào mầm tóc, ngăn ngừa rụng tóc và hói đầu hiệu quả.

Tên

Ở nam và nữ có nhiều điểm khác biệt về quá trình mọc tóc, kiểu rụng tóc và những yếu tố nguy cơ gây suy yếu tế bào mầm tóc. Chính vì vậy, giải pháp giảm rụng tóc, tăng mọc tóc cho nam phải khác cho nữ, tuyệt đối không nên dùng chung hoặc dùng lẫn lộn.

Tiến sĩ Lê Thúy Tươi cho hay

Theo khuyến cáo từ chuyên gia da liễu, cân bằng thần kinh nội tiết chính là vấn đề quan trọng trong quy trình chữa trị hói đầu. Thế nhưng, bạn cần chú ý ngăn chặn stress kéo dài, bổ sung dinh dưỡng và hạn chế sử dụng rượu bia thuốc lá… để giúp giảm rụng tóc, cải thiện hói đầu sớm hiệu quả hơn.

Hói đầu do di truyền không thể ngăn ngừa hoàn toàn hay điều trị dứt điểm được. Thế nhưng, bạn có thể hạn chế rụng tóc và tăng mọc tóc, giảm thiểu nguy cơ hói đầu bằng việc thực hiện nghiêm túc những lưu ý sau:

Theo thời gian, những kiểu tóc buộc chặt, chẳng hạn như tóc đuôi ngựa hoặc thắt bím tóc … làm tổn thương nang tóc. Nếu không cần thiết, bạn hãy thả lỏng tóc nhiều nhất có thể.

Các dụng cụ tạo kiểu như máy ép tóc, máy uốn tóc và máy sấy là tác nhân làm hỏng chân tóc, cũng như làm khô tóc của bạn. Hãy “kiềm chế” nhu cầu tạo kiểu tóc để mái tóc bớt tổn thương bạn nhé!

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, massage da đầu thường xuyên giúp điều hòa mạch máu trên da đầu, thúc đẩy sự phát triển của tóc. Nhưng, bạn đừng quá lạm dụng vì sự cọ xát liên tục có thể làm tóc bị gãy và da đầu trầy xước.

Chế độ ăn uống thiếu chất hay thừa chất dinh dưỡng đều có thể làm suy yếu tế bào mầm tóc, khiến mái tóc kém sức sống và tăng rủi ro rụng tóc. Bạn nên chú trọng xây dựng thực đơn lành mạnh, cung cấp đầy đủ và cân đối các dưỡng chất, nhất là nhóm thực phẩm giàu protein, vitamin B6, sắt, axit folic…  để mái tóc suôn mượt và khỏe khoắn. (3)

Ánh nắng mặt trời làm tóc khô, xơ và dễ gãy rụng. Nếu bạn có kế hoạch ra ngoài hoặc làm việc nhiều giờ dưới ánh nắng, hãy đội mũ và thoa gel bảo vệ tóc cẩn thận.

Nếu nhận thấy loại thuốc đang uống hiện tại gây rụng tóc nhiều hơn bình thường, bạn hãy nói với bác sĩ về việc đổi thuốc điều trị khác.

Chăm sóc và dưỡng tóc kỹ càng theo quy trình bài bản gồm các bước tẩy tế bào chết, gội đầu, xả tóc, ủ mặt nạ và thoa kem dưỡng sẽ giúp phục hồi tóc và tăng độ bóng mượt, khỏe đẹp. Bạn có thể tìm hiểu quy trình chăm sóc tóc bài bản TẠI ĐÂY!

cach phong ngua benh hoi dau

Tăng cường dưỡng chất tự nhiên chăm sóc tóc bóng mượt, chắc khỏe

Làm tốt những điều này sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ rụng tóc và hói đầu. Và đừng quên, tế bào mầm tóc khỏe mạnh mới là yếu tố quyết định sức khỏe và vẻ đẹp của mái tóc, thế nên bạn hãy bổ sung dưỡng chất chuyên biệt nuôi dưỡng “mầm sống” của tóc bằng sản phẩm phù hợp, điển hình như Qik Hair.

Xoay quanh chủ đề rụng tóc và hói đầu, ngoài câu hỏi về nguyên nhân, cách chữa và phòng ngừa, những vấn đề dưới đây cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người:

Di truyền là nguyên nhân chính khiến nam giới trẻ bị hói đầu, thế nên câu trả lời cho thắc mắc này chắc chắn là “có”. Nếu trong gia đình của bạn (bên nội hoặc bên ngoại) có người bị hói thì nguy cơ hói đầu cao (chủ yếu xảy ra ở nam giới trẻ).

Có người nghĩ rằng thà cạo đầu còn hơn là để tóc chỗ có chỗ không, nhưng có người lại kiên quyết giữ lại mái tóc dù không được đủ đầy. Lựa chọn có nên cạo trọc hay không khi bị hói tùy thuộc vào gu thẩm mỹ và sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, da đầu trống trơn có thể gây ra một số vấn đề:

  • Da đầu khô

Cạo tóc thường xuyên có thể dẫn đến khô và ngứa da đầu. Bạn sẽ phải cẩn thận khi vệ sinh da đầu, phải thoa kem bổ sung độ ẩm cho da và không gãi bằng móng tay.

  • Kích ứng da đầu

Việc cạo hết tóc cũng có thể gây viêm da và đỏ da do kích ứng, đặc biệt là vùng da nhạy cảm như gáy, hai bên mang tai.

  • Khiến tóc xơ cứng khi mọc lại 

Sau nhiều lần cạo trọc, tóc của bạn mọc lên trong tình trạng xơ, cứng chứ không dày hơn như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định có nên cạo trọc hay không nhé! Tốt hơn hết, hãy tập trung vào việc chăm sóc và dưỡng tóc cẩn thận để kích thích mọc tóc, cải thiện tình trạng mái tóc.

Hói đầu có tính di truyền, nhưng không phải bệnh lây nhiễm. Nếu bạn băn khoăn hói đầu có lây không thì đồng nghĩa bạn đang mang một sự hiểu nhầm lớn và sau khi đọc bài viết này, bạn hãy yên tâm giao tiếp với người bị hói đầu nhé!
Đầu bị hói có mọc lại tóc được không phụ thuộc vào tình trạng nang tóc và đặc biệt là tế bào mầm tóc – hạt giống của sợi tóc. Nếu tế bào mầm tóc không còn phát triển thì sợi tóc vĩnh viễn không còn cơ hội “tái sinh”. Đó là lý do chuyên gia khuyên chúng ta nên tìm cách điều trị sớm nhất khi tóc có dấu hiệu yếu và rụng bất thường để “cứu” tế bào mầm tóc cũng như nang tóc kịp thời, giảm nguy cơ hói đầu và nếu bị hói cũng ở mức nhẹ.
Rụng tóc nhiều và hói đầu sớm ở nam giới và nữ giới xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm cả những bệnh lý như suy giáp, cường giáp, buồng trứng đa nang… Riêng nam giới, theo nghiên cứu khoa học, khi theo dõi tần suất quan hệ vợ chồng và tình trạng tóc ở nhóm đàn ông 60 – 70 tuổi cho thấy, những người lúc trẻ có ham muốn tình dục cao thì khi về già có nguy cơ hói đầu rất cao.
Vì sao lại có sự thay đổi như vậy? Vấn đề này liên quan đến những thay đổi bên trong cơ thể sau tuổi 30 (điển hình là stress, rối loạn nội tiết…) làm suy yếu tế bào mầm tóc, sợi tóc mới khó phát triển gây rụng tóc và hói đầu sớm. Tuy nhiên, tóc rụng nhiều và nhanh hơn khi bước vào giai đoạn mãn dục nam.

CHÚ Ý!!! Các chuyên gia Qik Hair đã chuẩn bị 1 chuyên mục về hói đầu, cung cấp rất nhiều thông tin, kiến thức hay, đúng khoa học cho bạn dễ theo dõi – https://qik.com.vn/hoi-dau-c18.html.

Đối với những trường hợp bị rụng tóc và hói đầu do bệnh lý, bạn cần điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ, kết hợp chế độ chăm sóc, bảo vệ tóc từ bên ngoài và bổ sung tinh chất chuyên biệt nuôi dưỡng tế bào mầm tóc từ sâu bên trong, lưu giữ mái tóc khỏe đẹp. Và trước khi dùng bất kỳ sản phẩm dưỡng tóc nào, bạn nhớ tìm hiểu kỹ càng thông tin để tránh mua phải hàng kém chất lượng, khiến tóc “biểu tình” trên diện rộng.

07:32 23/02/2024
Chia sẻ: Share Facebook Share Twitter Share Pinterest

Bài viết liên quan

Hói đầu có chữa được không? 6 sai lầm gây hói vĩnh viễn

Hói đầu ngoài ảnh hưởng đến ngoại hình còn khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp và công việc. Do đó, thắc mắc hói đầu có chữa được không và điều trị như thế nào hiệu quả luôn được hầu hết các bạn bị hói quan tâm. Để có câu trả lời cho những thắc mắc này, mời bạn tham khảo những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Chi tiết

Hói đầu di truyền có chữa được không? Tác nhân chính cần được ngăn chặn

Hói đầu di truyền là do ảnh hưởng của gen hoặc nội tiết tố nên còn được gọi là chứng rụng tóc do nội tiết tố. Khi bị tình trạng này, câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất thường là: Hói đầu di truyền có chữa được không? Phương pháp nào có thể cải thiện được hói đầu, giúp tóc mọc lại như “thuở đôi mươi”?
Chi tiết

Hội chứng nghiện giật tóc (Trichotillomania): Nguyên nhân và điều trị

Nếu thường xuyên có biểu hiện bứt tóc mà không thể kiểm soát thì rất có thể bạn đã mắc phải hội chứng nghiện giật tóc. Tình trạng này kéo này có thể làm tổn thương da đầu, gây hói và ảnh hưởng đến ngoại hình, do đó cần xác định nguyên nhân và có hướng điều trị sớm.
Chi tiết

Vuốt tóc nhiều có bị hói không? Có gây hại cho tóc không?

Nhiều người lo lắng “vuốt tóc nhiều có bị hói không” bởi thói quen chạm, xoa, thậm chí kéo tóc lặp lại liên tục trong ngày. Bài chia sẻ dưới đây của chuyên gia Qik Hair sẽ giúp mọi người có được đáp án chính xác, đồng thời biết được thêm những tác hại của hành động này đối với mái tóc cũng như sức khỏe tổng thể, từ đó chủ động phòng tránh và khắc phục. 
Chi tiết

Hói đầu khi còn trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hói đầu không chỉ xảy ra ở những người trung niên, lớn tuổi mà tình trạng này đang có xu hướng "tấn công" người trẻ tuổi. Nguyên nhân nào đã khiến tình trạng hói đầu khi còn trẻ? Dấu hiệu, phương pháp điều trị ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc về hói tóc ở người trẻ tuổi cho bạn.
Chi tiết

21 cách trị hói đầu bằng phương pháp thiên nhiên hiệu quả tại nhà

Rụng tóc, hói đầu đang trở thành căn bệnh thời đại. Điều này không chỉ là nỗi ám ảnh của đàn ông mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phụ nữ. Sử dụng thảo dược trị hói được nhiều người ưa chuộng, nhưng loại nào mới có tác dụng? Ngoài sử dụng thảo dược thì có cách trị hói đầu nào hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.
Chi tiết