Mối liên hệ giữa tình trạng tóc và sức khỏe
Mái tóc không chỉ là “công cụ” thể hiện vẻ đẹp bên ngoài mà còn là tấm gương phản ánh tình trạng sức bên trong của cơ thể. Một mái tóc chắc khỏe, dày dặn, óng mượt hé lộ sức khỏe tràn đầy năng lượng, khi mái tóc có hiện tượng khô, xơ, dễ gãy và rụng nhiều… là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề. Mối liên hệ giữa tình trạng tóc và sức khỏe là điều không nên bỏ qua.
Phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý
Bình thường, rụng tóc sinh lý rất dễ để nhận biết. Ví dụ như sử dụng sai dầu gội, ăn uống thiếu khoa học, ăn kiêng quá nhiều, sau sinh, thay đổi môi trường sống, ô nhiễm môi trường… đều khiến tóc rụng nhiều hơn. Một thời gian sau, có thể khắc phục bằng các biện pháp từ bên ngoài.
Tuy nhiên, nếu tinh thần thường xuyên căng thẳng hoặc lo buồn, cơ thể suy nhược, trên 40 tuổi ở nữ, dùng thuốc tây... kèm với rụng tóc thường xuyên cần lưu ý một vài biểu hiện như sau:
-
Tóc rụng nhiều không có dấu hiệu mọc lại: có thể đang mắc bệnh tuyến giáp khiến cho nội tiết tố tiết ra không đủ, người đang áp dụng các đợt hóa trị, xạ trị…
-
Tóc nhanh rụng hoặc mọc lên những sợi tóc rất mảnh, yếu, xoăn tít: có thể do rối loạn hệ miễn dịch,rút ngắn quãng đời của sợi tóc.
-
Tóc rụng thành từng mảng: có thể do vi khuẩn, nấm gây ra.
-
Xáo trộn thần kinh nội tiết ở nam và nữ. Ở nữ, xáo trộn thần kinh nội tiết xảy ra khi sử dụng thuốc ngừa thai hay bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Ở nam, xáo trộn thần kinh nội tiết xảy ra khi có sự tăng hoặc giảm nồng độ nội tiết tố nam (Testosterone), thường gặp ở người rối loạn sinh lý.
Ngoài những yếu tố bên trên, bệnh rụng tóc nhiều còn do môi trường sống bị ô nhiễm, áp lực công việc, stress quá lâu, thiếu dinh dưỡng… Tất cả các yếu tố trên làm tế bào mầm tóc suy yếu. Nghiên cứu bằng sinh học phân tử, tế bào mầm tóc nằm sâu bên trong da đầu chính là nguồn gốc quyết định đến sự hình thành, sức sống và vẻ đẹp của tóc.
Hiện tượng tóc khô xơ, gãy rụng nhiều có thể cơ thể bạn đang gặp vấn đề
Bệnh rụng tóc nhiều không còn, chấm dứt nỗi lo tóc mảnh, yếu
Mái tóc là thời trang quan trọng với cả nữ lẫn nam giới. Đừng để mất điểm với người đối diện chỉ vì tóc thưa, thiếu sức sống. Ngoài việc tránh lạm dụng hóa chất thì mái tóc cần được cung cấp những dưỡng chất thiết yếu: chất đạm, chất béo, khoáng tố vi lượng… để tổng hợp thành chất keo gắn kết sợi tóc với da đầu.
Nhiều người thấy tóc càng rụng càng gãi đầu, nhổ tóc ngứa, đổi dầu gội liên tục… kết quả là không có sợi tóc mới nào mọc lên, rụng tóc vẫn không thuyên giảm. Thực chất, nếu chỉ ngăn rụng tóc bằng cách thay đổi dầu gội hay chăm sóc từ bên ngoài là chưa đủ mà cần chăm sóc tế bào mầm tóc từ bên trong.
Hơn nữa, giải pháp điều trị bệnh rụng tóc nhiều ở nam, nữ là khác nhau. Cụ thể, nữ giới bị tác động bởi những tác nhân như rối loạn thần kinh nội tiết nữ (xảy ra sau khi sinh, trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh...); dinh dưỡng mất cân bằng; tâm lý căng thẳng; bệnh toàn thân hay tại da đầu và các liệu pháp trị bệnh ung thư (hóa trị, xạ trị). Với nam giới, tóc dễ rụng khi rối loạn thần kinh nội tiết nam testosterone; căng thẳng; di truyền từ gia đình; bệnh và trị bệnh (hóa trị, xạ trị); lối sống thiếu khoa học khi hút thuốc, uống rượu, bia.
Gàu xuất hiện nhiều trên da đầu có thể do da đầu bị nấm
Từ nguyên nhân này, các nhà khoa học đã phát minh cơ chế tác động vào tế bào mầm tóc nhằm giảm thiểu tình trạng rụng, hói đầu, kích thích mọc và nuôi dưỡng từ sâu bên trong. Biện pháp được Tiến sĩ Lê Thúy Tươi nhận định ưu việt hơn các cách điều trị trước đây là kích hoạt tế bào mầm tóc chuyên biệt như công thức CLI Alpha (cho nam) và CLI Beta (cho nữ).
Thảo Nhi